Blog thiết kế in ấn

10 lời khuyên khi chụp ảnh phong cảnh

Để có được bức ảnh phong cảnh tốt thì cụm từ “Chase light” – Săn ánh sáng – là phương châm của các nhiếp ảnh chuyên chụp phong cảnh. Nó không chỉ là một kỹ thuật – mà còn là một triết lý, một phương châm để tồn tại.

Nó là những đam mê để ghi lại những khoảng khắc kỳ diệu hiếm có của tự nhiên. Nó là năng lượng cho nguồn đam mê chụp ảnh thiên nhiên và trở thành Raison d’être (Lý do để tồn tại) của chúng ta.

1. Sử dụng màu cho hiệu ứng nghệ thuật

Canon EOS 5D Mark II, Canon EF 17-40mm ƒ/4L USM, 7-stop Schneider graduated ND, ISO 200, ƒ/18, 30 sec.

Hiếm có thứ gì gợi ra một phản ứng cảm xúc nhiều như màu sắc. Chụp ảnh bầu trời hoàng hôn tím có thể gây ấn tượng với người xem, điều tôi nói phức tạp hơn một chút về việc sử dụng màu sắc như một công cụ sáng tạo.

Có một số cách để thực hiện điều này. Làm nổi bật những màu cơ bản có thể gây hiệu quả với cảm xúc. Ví dụ màu đỏ, màu vàng thu hút sự chú ý và tạo hứng thú, đồng thời cũng truyền tải sự ấm áp, còn màu xanh cho cảm giác nhẹ nhàng và thư giãn, nhưng cũng có thể đem lại cảm giác cô đơn, lạnh lẽo.

Màu sắc tương phải cũng có tác động mạnh mẽ. Các họa sĩ từ lâu đã biết được sự tương phản luôn đem lại cho màu sắc sự sống động nhất. Ví dụ, màu ấm (đỏ, cam và vàng) sẽ tuyệt vời hơn khi so sánh với màu lạnh (xanh, lục lam).

Ngoài ra màu sắc có thể được sử dụng để tạo ra những bố cục tốt. Mỗi vùng màu tương phản sẽ tạo nên những hình dạng trừu tượng thú vị trong mắt người, và việc lặp đi lặp lại màu sắc tạo ra một cảm giác trật tự và một cái nhìn xuyên suốt.

2. Chụp trực tiếp vào nguồn sáng (mặt trời)

Canon EOS 5D Mark II, Canon EF 24-105mm ƒ/4L IS USM, ISO 50, ƒ/16, 1⁄30 sec.

Nói chung đó là việc tránh chụp ánh sáng tới phía sau lưng bạn (trừ khi mầu trời u ám, hoàng hôn) vì nó sẽ khiến bức ảnh của bạn không có chiều sâu và kém ấn tượng.

Thay vào đó hãy tìm kiếm một góc mà ánh sáng tới từ một bên hoặc phía sau cảnh. Ánh sáng một bên (sidelighting) và ánh sáng phía sau (backlighting) có thể tạo ra ấn tượng và cung cấp chất liệu cho cảnh quan.

Thách thức về kỹ thuật là khi làm việc với sidelighting là tránh việc tạo ra flare (nhưng vòng sáng từ mặt trời). Để tránh điều này, bạn cần làm tối ống kính của mình bằng cách sử dụng lens shade – loại filter dùng để chụp ngược sáng – tương tự như một cặp kính mát (râm).

Đối với việc chụp ngược sáng, sử dụng ống kính góc rộng với khẩu độ nhỏ (f/16 hoặc f/22) có thể tạo ra một ngôi sao ánh sáng nhỏ. Trong trường hợp này bạn không thể kiểm soát được việc mặt trời có thể tạo một chùm sáng phía trước, vì vậy cần chặn bớt ánh sáng mặt trời bởi các yếu tố xuất hiện trọng ảnh như một cành cây, đám mây hay một ngọn núi xa xa (che gần như hết mặt trời, tạo thành một chùm sáng le lói như ngôi sao). Hiệu ứng của việc này sẽ làm bức ảnh có cảm giác dễ chịu dù người xem có thể thấy mặt trời ở đâu ngay tức thì.

3. Học cách yêu thời tiết xấu

Canon EOS 5D Mark II, Canon EF 24-105mm ƒ/4L IS USM, ISO 50, ƒ/22, 5 sec.

Điều này là một sở thích của một số người khi đi chụp phong cảnh. Những khoảng khắc lạ thường trong thiên nhiên không xảy ra khi mặt trời rực rỡ, bầu trời trong vắt – nó chỉ xảy ra khi thời tiết biến đổi khó chịu.

Thời tiết, thời tiết xấu là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng của ảnh thiên nhiên. Thời tiết có thể biến những thứ tầm thường thành những thứ huyền diệu. Thời tiết ảnh hưởng tới màu sắc, ánh sáng, tâm trạng.

Thời tiết xấu đem lại những hiện tượng khí tượng như cầu vồng, sương mù, tia mặt trời le lói và cả những đám mây đen khổng lồ khi sắp mưa bão.

Thông thường ánh sáng tốt nhất xảy ra trước một sự kiện thời tiết, chẳng hạn như một cơn bão đang hình thành hoặc sắp tan đi. Bạn có thể nhận ra bởi những đám mây ấn tượng, ánh sáng hấp dẫn.

Hãy bình tĩnh khi nhìn thấy những đám mây xuất hiện, bạn có thể sắp săn được một khoảng khắc tuyệt vời.

4. Thế giới của sự phản xạ

Canon EOS 5D Mark II, AF-S Nikkor 14-24mm ƒ/2.8G ED (used with an adapter), ISO 100, ƒ/11, 1⁄13 sec.

Sự phản xạ có thể tạo thêm những màu sắc và sự ấn tượng cho một tấm ảnh, và nó có thể truyền tải vào đó một điều gì đó thật sự đặc biệt và độc đáo.

Nước tất nhiên là thứ tốt nhất để tạo ra sự phản xạ. Nước có thể như một tấm gương tạo ra một hình ảnh phản xạ của thế giới xung quanh bạn. Những dòng nước di chuyển tạo nên sự tương phản độc đáo, cường độ của phản xạ dựa trên độ sâu của nước và sự chuyển động của nó.

Một vũng nước mưa, một hồ bơi rõ ràng phản xạ sẽ rõ hơi một hồ nước sâu hay một con suối. Các bề mặt chứa nước sẽ tạo ra sự phản xả nhỏ hơn, như một chiếc là, một cục đá…

Phản xạ có thể dùng như chủ đề chính trong ảnh của bạn, hoặc đơn giản tạo nên sự tinh tế trong tấm ảnh.

5. Kết hợp giữa trời và đất.

Bất kể việc bầu trời đang có gì, trong xanh hay đầy mây u ám thì việc xem xét bầu trời là một yếu tố liên quan tới tấm ảnh là rất quan trọng.

Hãy chú ý điều gì đang xảy ra bên trên, đừng để những đám mây có thể phá hỏng khung cảnh phía dưới của bạn, hoặc khiến chúng tạo nên một phần tuyệt vời của tấm ảnh.

6 Ranh giới giữa tối và sáng (edge of light)

Năng lượng được nhìn thấy ở phần cạnh ranh giới giữa tối và sáng, chẳng hạn một ngọn núi che khuất mặt trời, hay một đám mây, một tia chớp tạo ra bởi sự va chạm giữa các đám mây. Màu sắc được thấy lúc bình minh hay trong tia sáng yếu ớt cuối cùng của hoàng hôn sắp tắt.

Săn tìm những cạnh của ánh sáng sẽ giúp bạn có tấm ảnh tuyệt vời. Cho dù nó có thể thấy ở bất cứ lúc nào trong ngày, với nhiều nhà nhiếp ảnh thời điểm tuyệt vời nhất là lúc hoàn hôn, khoảng 30 phút trước khi mặt trời lặn hẳn. Lúc đó nó tạo nên màu sắc thật sự huyền diệu, nó là khoảng khắc “trong mơ” của một ngày.

Trong khoảng thời gian này, giữa lúc tranh tối tranh sáng, một phần của bầu trời chiếu sáng bởi mặt trời, và khối không khí phía trên tạo nên sự phản xạ khổng lồ hắt ra một luồng ánh sáng êm dịu, mềm mại lên chúng ta. Nó tinh tế và đôi khi nhiều màu sắc tới ngạc nhiên.

Chạng vạng là một cảnh quan tuyệt vời nhất mà chúng ta chứng kiến xảu ra khi bình minh hoặc hoàng hôn. Việc để chế độ phơi sáng (long exposure) là cần thiết để bù đắp lượng ánh sáng yếu, trong khi những đám mây, vài ngọn cây, tán lá sẽ di chuyển tạo ra một cảm giác mờ ảo.

7. Khoảng khắc vàng

Canon EOS 5D Mark II, Canon EF 17-40mm ƒ/4L USM, ISO 100, ƒ/16, 0.4 sec.

Nhiếp ảnh thiên nhiên là một bài tập về sự kiên nhẫn tìm kiếm những sự hội tụ của những khoảng khắc, hai hay nhiều yếu tố tự nhiên đến với nhau một cách thú vị.

Sự hội tụ như vậy thường là thoáng qua. Nhiếp ảnh gia hàng đầu Henri Cartier-Bresson đã mô tả nhiếp ảnh là ghi lại “thời điểm quyết định”, trong đó hội tụ những đặc điểm đỉnh cao của nó.

Lý tưởng nhất là khi thấy thời điểm chuẩn bị tiết lộ điều gì đó về đặc tính của cảnh thì chụp ngay lập tức. Thời điểm quyết định luôn cần sự kiên nhẫn, cống hiến, là cốt lỗi của các “thợ săn ánh sáng”

Nếu bạn không chắc chắn khi thời điểm quyết định xảy ra, thì hãy ngồi xem lại sau đó và tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề của bạn. Nhận biết những tính chất, quy luật, nhịp điệu của nó. Tạo nên sự kết nối với thế giới tự nhiên và tôi đảm bảo bạn sẽ có thể đoán được thời điểm quyết định sẽ xảy ra xung quanh.

Cứ tìm hiểu thiên nhiên, tất cả sẽ vào đúng vị trí của nó.

8. Thông minh hơn

Canon EOS 5D Mark II , Canon EF 24-105mm ƒ/4L IS USM, ISO 100, ƒ/11, 1/4sec.

Phương châm của tôi là “làm việc thông minh hơn, không khó hơn – work smater – no harder”. Một “thợ săn ánh sáng” thông minh cần hiểu về thời tiết và làm thế nào để nắm bắt khoảng khắc ánh sáng ở đúng nơi, đúng chỗ, đúng thời điểm.

Mặc dù mỗi địa điểm có một đặc điểm thời tết riêng. Dưới đây là một số hướng dẫn chung.

Đám mây che một phần bầu trời là cơ hội tốt nhất để chụp bình minh và hoàng hôn đầy màu sắc. Khi đám mây có những khoảng trống ở giữa, là những cơ hội tạo ra những đường sáng tuyệt đẹp.

Thời gian tốt nhất để bắt ánh sáng chính là lúc trời quang sau cơn bão, đặc biệt là hoàng hôn và bình minh. Dự báo thời tiết có thể là một phương tiện giúp bạn chủ động hơn với thời tiết. Không có gì tồi tệ hơn khi mà đứng tại một điều kiện thời tiết thú vị mà bạn không thể ghi lại nó.

9. Tạo dòng chảy thị giác (flow visual)

Trong bất cứ tác phẩm nào việc dẫn mắt người xem tới chủ đề chính luôn là yếu tố quan trọng trong bố cục.

Việc tạo flow visual là cách mà mắt sẽ nhìn một đối tượng này tới đối tượng khác một cách liên kết, đồng thời tạo ra một cảm giác phối cảnh ba chiều cho dù bản thân bức ảnh là hai chiều.

Một số thành phần có thể tạo ra flow visual như Đường cong tạo ra sự sạng trọng, hài hòa, Ziczac tạo ra năng lượng khi buộc mắt qua lại, vòng tròn hay vòng cung thu hút con mắt. Ngoài ra sử dụng yếu tố lặp đi lặp lại cũng là một cách sử dụng hiệu quả.

Mục tiêu của bạn là dẫn mắt người xem vào một hành trình thị giác. Thường xuyên tìm cách nắm rõ sự năng động của thiên nhiên và dẫn dắt mắt người xem tới yếu tố quan trọng nhất trong bức ảnh.

10. Dậy sớm, ở lại muộn – Đổi giấc ngủ lấy ánh sáng

Điều này cơ bản là một tiền đề. Nhiếp ảnh gia thiên nhiên thành công không nhiều vì hầu hết tất cả muốn có một giấc ngủ ngon. Trong khi cái gọi là “giờ ma thuật” chỉ xảy ra khi mặt trời mọc, hoàng hôn khi mà bầu khí quyển lọc ánh sáng mặt trời, tán xạ ra ánh sáng xanh, tạo ra những màu ấm áp như đỏ, cam, vàng.

Điều này là hiển nhiên, nhưng tôi không bao giờ hết ngạc nhiên khi nhiều nhiếp ảnh gia khát khao các khoảng khắc đẹp lại từ chối kéo mình ra khỏi giường vào buổi sáng.

 Hạn chế thiết bị của bạn

Có phải thiết bị là điều quan trọng cho công việc của bạn? Nhưng đôi khi đem quá nhiều có thể gây phiền phức. Lần tới bạn thử bài tập này: Đi chụp chỉ với một ống kính (không nên mang 10x zoom). Trong suốt một ngày với tiêu cự hạn chế, không bộ lọc, không thiết bị khác.

Điều này giúp bạn không bị phân tâm bởi các thiết bị, bạn sẽ tập trung suy nghĩ của mình vào những gì cần chụp, giống như chỉ một cây búa và 1 cái đinh, tất cả điều còn lại là tập trung và bấm máy.

 

Ian Plant is a widely published professional nature photographer and writer and an instructor. To see more of Plant’s images, read his daily photoblog or learn more about the topics discussed in this article, his photo workshops and his instructional e-books, visit www.ianplant.com.

iDesign.vn dịch từ outdoorphotographer

2
  Bài viết liên quan