Thiết kế in ấn giá rẻ, in offset giá rẻ nhất tp hcm

Share Button

Ý nghĩa màu sắc trong đồ họa hiện đại

Màu sắc là cảm giác mang đến cho hệ thần kinh của người từ sự kết hợp tín hiệu của ba loại tế bào cảm thụ màu ở mắt người. Cảm giác này cũng bị ảnh hưởng “dài hạn” từ trí nhớ lưu lại quá trình học hỏi từ khi lớn lên trong xã hội, và “ngắn hạn” bởi các hiệu ứng ánh sáng của phông nền.

1. Màu của truyền thống 

Sự rực rỡ của những bông hoa màu đỏ trong vườn, sự sinh động của quả cà chua hay quả dâu, sự óng ánh của màu rượu vang sẽ luôn là nhân tố kích thích tinh thần của bạn.

Màu đỏ tượng trưng cho sự tươi trẻ và thanh khiết. Khi sử dụng màu đỏ làm màu chính cho ngôi nhà bạn sẽ có cảm giác sang trọng và ấm áp. Những người yêu thích màu đỏ là những người đầy năng lực, đam mê và độc lập.

2. Màu của sự tươi trẻ 

Màu cam đem đến nguồn sinh lực dồi dào, những cảm xúc sâu sắc của sự ấm áp. Trang trí ngôi nhà của bạn bằng màu cam tạo ra bầu không khí tươi vui và xóa tan cảm giác lo lắng. Ý tưởng sự kết hợp giữa màu cam và màu vàng mang lại sự vui vẻ và cảm giác dễ chịu.

Những người thích màu cam là những người năng động, vui tính và hướng ngoại.

3. Màu của sự sang trọng 

Màu vàng tượng trưng cho quý phái và sang trọng. Nó mang đến cho bạn cảm giác được khám phá và tràn đầy hi vọng. Sự rực rỡ của những bông hoa hướng dương biểu hiện đầy khí lực và sự sống.

Trong khi đó, một biển vàng lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời cung cấp tinh thần lạc quan tuyệt vời. Thể hiện ý tưởng màu vàng cho ngôi nhà của bạn là thể hiện sự hạnh phúc tựa như những tia nắng ấm áp của mặt trời. Nó mang sức sống cho thiết kế của bạn. Màu vàng cũng nhấn mạnh sự tập trung. Những người ưa thích màu vàng là những người đam mê sự khám phá, nhạy cảm, thông minh và đầy nhiệt tình.

4. Màu của sự sống 

Màu xanh là màu nối kết với sự sống của trái đất, cung cấp cho bạn sức trẻ và năng lượng. Một ngôi nhà màu xanh cung cấp cảm giác dịu mát và thanh thản cho bạn. Khi bạn cảm thấy mệt mỏi, một không gian xanh của thiên nhiên sẽ làm hồi sinh các giác quan của bạn.

Những người yêu thích màu xanh là những người chân thành, rộng lượng và thân thiện.

5. Màu của hòa bình  

Màu xanh da trời và màu rực rỡ của những bông hoa trong mùa hè tạo thành khung cảnh hài hòa và tươi mới. Màu xanh khuấy động tinh thần khám phá.

Sự kết hợp một cách hợp lý các đồ trang trí màu xanh da trời sẽ tạo được một không gian thanh nhã và yên bình. Màu xanh tạo ra cảm giác rộng rãi cho không gian ngôi nhà bạn vì phản chiếu của ánh sáng.  Những người ưa thích màu xanh là những người nhạy cảm, có năng lực, sự quyết đoán và khả năng tập trung cao.

6. Màu của sự huyền bí 

Màu tím tượng trưng cho sự thanh lịch và huyền bí. Trong thiên nhiên, màu tím có thể được tìm thấy trong hoa oải hương, hoa vilolet và trong những buổi chiều tà.

Màu tím lôi cuốn sự sáng tạo, cảm giác lãng mạn và tăng thêm tính tinh tế cho thiết kế của bạn. Người thích màu tím là những người lãng mạn, sáng tạo và có năng khiếu bẩm sinh về âm nhạc, hội họa.

7. Màu của tự nhiên 

Màu nâu là màu duy nhất trong bảng màu mang tính tao nhã của thiên nhiên, mang lại cảm giác hòa bình và thoải mái. Những sắc độ khác nhau của màu nâu có thể tạo ra những thiết kế khác nhau trong ngôi nhà của bạn.

Người yêu thích màu nâu là những người kiên quyết, đáng tin và nghiêm nghị.

8. Màu của lãng mạn 

Ngọt ngào và thi vị, màu hồng mang lại những điều ngạc nhiên thú vị và tượng trưng cho sự tự tin và tích cực. Sắc độ khác nhau của màu hồng có thể làm nảy sinh những cách nhìn khác nhau cho ngôi nhà của bạn, mang đến cho bạn năng lượng cao hơn, lôi cuốn cảm giác lãng mạn và cảm giác dễ chịu.

Những người yêu thích màu hồng là những người lãng mạn, phóng khoáng, sâu sắc…

Để nâng cao kỹ năng thiết kế đồ họa.

Thiết kế đồ họa là một lĩnh vực nhanh chóng thay đổi, cả sáng tạo và kỹ thuật, trong khi khá dễ dàng để học được các kỹ thuật mới. Cho nên điều quan trọng là tập trung và nâng cao khả năng sáng tạo của chúng ta. Dưới đây là danh sách các mẹo, các bài tập và thực hành có thể giúp bạn tăng cường sự sáng tạo, học hỏi không ngừng, và giúp bạn trở thành một nhà thiết kế tất cả tốt hơn.

1. Trở thành một người sưu tập.

Mỗi khi bạn thấy một thiết kế nào ấn tượng, hãy lưu nó về máy. Bạn có thể lưu vào một folder dễ kiếm. Chúng sẽ là những tư liệu quý giá khi cần. Starbuck cà phê thậm chí cung cấp cho khách hàng những tạp chí nhỏ có các sáng tạo trong tuần.

2. Mua các cuốn sách.

Sở hữu bộ sưu tầm cuốn sách phong phú là cách tuyệt vời để học. Cố gắng mua những cuốn sách mới. Quan sát những tác phẩm ấn tượng, những câu chuyện vui và những chủ đề về kỹ thuật đồ họa.

3. Đọc những trang Web của designer.

Bạn sẽ học được rất nhiều bằng cách đọc những trang web của designer giỏi. Thế giới Internet đã trở thành một người bạn tuyệt vời, giúp bạn học hỏi và chia sẻ mọi kiến thức.

4. Tìm kiếm TUTORIAL.

Có rất nhiều kỹ thuật để bạn học hỏi, và nó giúp bạn có những kiến thức và kỹ năng mới. Thực hành chúng và sau đó áp dụng những điều đã học được và thiết kế của mình. Có rất nhiều bài hướng dẫn – tutorial trên mạng.

Bạn có thể kiếm một vài trang web cá nhân chẳng hạn. Thường xuyên nâng cao kỹ năng của bạn bằng cách tìm kiếm bài tutorial và hoàn thành chúng.

5. Tạo Blog về thiết kế cho riêng mình.

Hãy bắt tay vào tạo một trang blog chia sẻ nghề nghiệp, điếu đó sẽ giúp bạn có ý thức hơn với cộng đồng thiết kế. Nếu trang blog của bạn tốt, bạn sẽ được chú ý nhiều hơn trong nghề nghiệp.

6. Tham gia tích cực vào 1 cộng đồng thiết kế.

Là một freelancer, gia nhập một cộng đồng thiết kế trên mạng là điều bắt buộc. Nó không chỉ giữ cho bạn luôn cập nhật được những thay đổi của thế giới design, nó còn rất tốt khi có những phản hồi và chỉ trích, góp ý. Là ông chủ của chính mình thật tuyệt, nhưng không có phản hồi lại là mặt tiêu cực. Nếu bạn làm việc một mình sẽ không có ai phê bình công việc của bạn và giúp bạn tiến bộ.

Một số trang web có thể giúp bạn điều đó là DevianArt – hoặc ZideanArt (nếu bạn thích tham gia tại Việt Nam) – Behance

Luôn hòa đồng, thân thiện cùng các bạn designer khác

  • Tham dự một cuộc thi nào đó phù hợp với bạn, điều này giúp bạn năng động hơn
  • Chân thành với các góp ý của đồng nghiệp, nhất là những người giỏi, chúng sẽ giúp bạn tiến bộ nhanh hơn
  • Tham khảo các thiết kế khác, thậm chí bạn đừng ngần ngại liên hệ với tác giả để hỏi kỹ thuật của họ
  • Phê bình:  Bạn nên cảm thấy là may mắn vì nhận được những lời góp ý phê bình. Nó giúp bạn khắc phục điểm yếu mà bạn không thấy.

7. Hãy chụp nhiều ảnh.

Hình ảnh có thể giải quyết cho bạn rất nhiều vấn đề. Điện thoại chụp hình chất lượng cũng là giải pháp tốt. Đơn giản là bấm máy, và lưu nó lại để dùng. Evenote là trang web có thể giúp bạn. Hãy chụp tất cả những gì bạn thấy, tòa nhà, con đường, con người…

8. Thiết kế mọi lúc, mọi nơi.

Dành thời gian rảnh của bạn để tự thiết kế với khách hàng là chính bạn. Branding, logo, brochure, leaflet, namecard, website, hay là những hình vẽ có ý tưởng vui nhộn Hãy giữ đầu óc thoải mái, biến các dự án của bạn thành những niềm vui.

9. Redesign – Thiết kế lại.

Chọn các thiết kế mà bạn thấy hứng thú, sưu tập thông tin thêm về chúng. Và tự thiết kế lại tất cả rồi bạn có thể gửi lại cho những nơi cần nó, có thể cho free hoặc sự tùy tâm của họ. Nhưng chắc chắn nếu tác phẩm của bạn tốt bạn sẽ nhận lại nhiều hơn bạn nghĩ. Nếu không kinh nghiệm của bạn cũng tăng theo mỗi sản phẩm.

 

10. Redesign – Thiết kế lại chính tác phẩm của bạn.

Điều này giúp bạn luôn tiến lên phía trước. Các kỹ năng và ý tưởng không giới hạn của bạn sẽ được thể hiện qua những phiên bản mới này.

11. Tham gia các triển lãm nghệ thuật.

12. Giữ liên lạc với những thiết kế khác

Bất cứ mạng xã hội nào bạn tham gia đều có thể dễ dàng làm quen, hoặc gia nhập những hội, nhóm về thiết kế. Hãy thường xuyên liên lạc với họ.

13. Du lịch.

Trải nghiệm những nền văn hóa mới, với những sản phẩm nghệ thuật từ khắp nơi trên thế giới giúp bạn mở rộng khả năng sáng tạo của mình.

14. Vẽ, vẽ và vẽ liên tục

Hãy vẽ bất cứ cái gì bạn nghĩ, thấy. Bởi vậy luôn giữ giấy và bút bên người. Vẽ phác thảo giúp bạn lưu giữ và phát triển ý tưởng. Ngày nay cho dù thiết kế đồ họa là nhắc tới computer nhưng tất cả các ý tưởng ban đầu vẫn đến từ những tờ giấy, những nét bút phác thảo bằng tay.

Nếu bạn có thể diễn đạt tốt ý tưởng trên tờ giấy thì công việc trên computer đã dễ hơn một nửa rồi.


Tìm hiểu về “dòng chảy thị giác”

Dòng chảy thị giác – Visual Flow là một thuật ngữ quen thuộc trong thiết kế đồ họa, trong lĩnh vực mỹ thuật thì từ Visual Movement (chuyển động thị giác) thường được sử dụng hơn.

Dịch chuyển thị giác – Visual movement là cách sử dụng các hình khối, đường nét, màu sắc… tạo thành một đường tưởng tượng hướng mắt người xem đi từ điểm này tới điểm khác một cách có chủ đích.  Visual movement là một trong những nguyên tắc của mỹ thuật, bên cạnh các nguyên tắc Tương phản, Cân bằng, Họa tiết, Nhịp điệu, Đồng nhất, Khác biệt, Tỉ lệ.

Visual Movement không chỉ là những dịch chuyển thị giác trong một tác phẩm mà còn cả những cách thể hiện khiến đối tượng có cảm giác đang dịch chuyển.

Sự dịch chuyển thị giác dựa trên thói quen, đặc tính của người xem, cùng với sự sắp xếp một cách có chủ đích của nhà thiết kế/ họa sĩ tạo nên một “dòng chảy thị giác” xuyên suốt tác phẩm.

Một số đặc điểm về thị giác dễ nhận biết như; hình mờ tạo cảm giác chuyển động, những thứ đặt trên cùng, bên trái sẽ được để ý đầu tiên, do thói quen đọc từ trái qua phải (nếu một dân tộc nào đó đọc từ phải qua trái thì những gì bên phải sẽ được chú ý đầu tiên).

Các đối tượng quay đầu qua bên phải có cảm giác đang tiếng lên, còn đối tượng quay đầu qua bên trái có cảm giác đi ngược lại.

Để áp dụng tốt “dịch chuyển thị giác” nhà thiết kế cần kết hợp với nguyên tắc Nhịp điệu (Nhịp điệu là sự sắp xếp trên, dưới, dày, thưa, nhanh, chậm có chủ đích của các yếu tố thiết kế).

Để dễ hiểu hơn, hãy cùng xem một số ví dụ;

Andrea Mann

Người xem rất tự nhiên hướng ánh mắt vào chữ Andrea Mann, vì màu sắc nổi bật duy nhất và hình ảnh cô gái đang hướng mắt nhìn vào dòng chữ này.

Chevelle

Hình khối đặc của cánh rừng và những người ngoài hành tinh đang bước về phía chiếc đĩa bay, còn chiếc đĩa bay đặt bên phải.

Tất cả khiến mắt bạn sẽ dịch chuyển từ hướng cách rừng (khu vực tối đậm bên trái) và hướng qua bên phải, nơi có không gian rộng lớn, tất cả tạo nên một đường thị giác tốt.

Dropr

Dropr có thiết kế thật tuyệt vời, bạn chắc chắn sẽ hướng mắt mình đi theo những giọt mưa màu, sau đó mới nhìn những thư mục khác.

Webtalents

Một trang web sáng tạo vô cùng, bạn sẽ không thể rời mắt mình khỏi các nét đứt, chạy trên nền màu tối để xem các trang khác. Nhịp điệu lên xuống êm ái của các nét này khiến bạn thấy dễ chịu.

Trong tấm poster này bạn sẽ nhìn về vỏ lon gỉ sét và hướng của chiếc lon này giúp mắt bạn nhận ra thông điệp của poster.

Sắp xếp chủ động trong tấm poster khiến người đọc sẽ nhìn từ trên xuống dưới.

Một bài tập của sinh viên thiết kế nước ngoài về Visual Flow.

Sử dụng “dòng chảy thị giác” trong truyện tranh, giúp mắt người đọc nhìn thấy sự ổn định, xuyên suốt.

ƯCV nhìn nhà tuyển dụng, nhà tuyển dụng nhìn vào hồ sơ, tờ hồ sơ hướng về phía người nhân viên. Tất cả tạo nên một “dòng chảy” khép kín.

Visual Movement trong tác phẩm của Da Vincii

“Chọn font gì?”: 5 nguyên tắc chọn và sử dụng kiểu chữ

Đối với rất nhiều người tập sự, nhiệm vụ chọn một font cho thiết kế quả là 1 bài toán huyền bí. Dường như không có giới hạn để lựa chọn, font nào phù hợp, độc đáo, kết hợp thế nào cho đẹp?

Mọi thứ không có công thức, không có quy tắc được đặt ra. Và có vẻ như nó cần cả một quá trình phát triển, trải qua các kinh nghiệm để đem lại cảm giác tốt nhất.

Dẫu vậy bài viết dưới đây dựa trên những kinh nghiệm làm việc của tôi cho việc Chọn và Sử dụng phông chữ.

1. Phù hợp với sự kiện

Rất nhiều sinh viên bắt đầu lựa chọn một font giống như tìm một bài hát để nghe, họ tìm kiếm sự độc đáo, khác biệt nhằm thể hiện cái tôi, quan điểm thẩm mỹ của họ. Cách tiếp cận này là có vấn đề, bởi vì lúc này font chữ được chọn đại diện cho cá nhân.

Tốt hơn, hãy chọn font chữ giống như chọn một bộ quần áo để mặc vào buổi sáng. Bạn chuẩn bị đi đâu thì hãy mặc một bộ đồ phù hợp cho sự kiện đó.

Bạn đi ăn cưới thì mặc đồ lịch sự, trang trọng, đi chơi thì thoải mái vui vẻ, nhẹ nhàng, đi làm nghiêm túc nhưng không quá cầu kỳ…Bạn không thể ăn mặc sexy cho một đám tang, hay đi giày cao gót để đi leo núi.

Và cũng như tính cách con người, chúng ta đều có những tính cách khác biệt, và dẫn tới việc đi chọn quần áo bạn sẽ chọn khác nhau, và bạn sẽ có những tủ quần áo khác nhau. Nhưng tất nhiên dù mặc màu khác nhau, kiểu khác nhau thì vẫn cần hợp với sự kiện bạn tham gia.

Font chữ cũng thế, mỗi người có 1 “tủ quần áo” cho các sự kiện của mình, không nhất thiết phải giống nhau, nhưng mỗi font được xác định phù hợp với sự kiện tương ứng.

Những nhà thiết kế chuyên nghiệp đều có những bộ font được quản lý như vậy. Thông thường những font có sự đa dạng về độ đậm (thin, light, regular, bold, black, condensed, italic..).

Ví dụ như Myriad, Gotham, DIN, Akzidenz Grotesk, Interstate, dành cho kiểu không chân, và một số kiểu có chân như Mercury, Electra và Perpetua.

Một bộ family lớn như Helvetica Neue có thể được sử dụng để gây những ấn tượng, cảm xúc khác nhau. Sự kết hợp mỏng và siêu đậm luôn là niềm thích thú của các nhà thiết kế.

2. Hiểu rõ về các Family: Nhóm các font

Giống như tủ quần áo. Thách thức đặt ra là; trong vô số font bạn sẽ phân loại chúng thế nào. Các mặt chữ có thể được chia nhỏ làm rất nhiều loại. Tuy nhiên chúng ta chỉ cần chia ra làm năm loại chính cho tất cả.

Danh sách phân loại dưới đây không hẳn là hoàn hảo, nhưng nó cũng là một phân loại cho các nhóm chính.

Ban đầu tất nhiên có hai nhóm chính Không Chân  Có chân (chân nhỏ và chân lớn)

a. Geometric Sans – Loại hình học không chân 

Thực sự tôi đang kết hợp 3 nhóm khác nhau ở đây (Geometric – hình học, Realist và Grotesk), nhưng đủ thông dụng để nhóm chúng.

Geometric Sans-serifs là những mặt chữ dựa trên những hình dạng hình học nghiêm ngặt. Hình dạng từng chữ của nhóm Geometric Sans thường có các nét cùng chiều rộng và theo xu hướng tối giản “less is more – ít mà hiệu quả” trong các thiết kế của chúng.

Điểm mạnh nhất của Geometric Sans là sáng sủa, khách quan, hiện đại, phổ quát; Điểm yếu nhất là chúng; lạnh lùng, vô cảm, nhàm chán.

Một Geometric Sans đặc trưng giống như một sân bay được thiết kế đẹp; Nó rất ấn tượng, hiện đại và hiệu quả, nhưng chúng ta phải cân nhắc về việc có nên sống ở đó không.

Ví dụ của Geometric/Realist/Grotesk Sans: Helvetica, Univers, Futura, Avant Garde, Akzident Grotesk, Franklin Gothic, Gotham.

b. Humanist San – Loại nhân văn không chân 

Những mặt chữ không chân được thiết kế dựa trên nét bút viết tay – chúng sáng sủa như những kiểu chữ hiện đại, nhưng vẫn giữ được một số yếu tố “con người” trong đó. Hãy nhìn chữ “t” để thấy diều này.

Đó là bản chất của Humanist Sans; trong khi các Geometric Sans được thiết kế càng đơn giản càng tốt, thì các dạng chữ của Humanist thường có nhiều chi tiết hơn, ít nhất quán và thường xuyên gồm những nét mỏng kết hợp với dày – một đặc điểm của chữ viết tay.

Điểm mạnh nhất; Hiện đại nhưng không hoàn toàn chối bỏ “tính người” và tình cảm. Điểm yếu nhất: Nó có vẻ như hàng giả và hơi “bê đê”.

Ví dụ: Gill Sans, Fruitiger, Myriad, Optima, Verdana

c. Old Style – Kiểu cổ điển 

Còn được gọi là “venice”, đây là những kiểu chữ “Già” nhất, nó là kết quả của nhiều thế kỷ phát triển của nghệ thuật chữ viết.

Mặt chữ Old Style được nhận biết bởi sự tương phản nhẹ giữa các nét (do hạn chế về kỹ thuật in thời đó), các hình thức chữ cong có xu hướng nghiêng nhẹ qua bên trái (giống như Calligraphy nghiêng – thư pháp).

Mặt chữ Old Style tốt nhất khi dùng vào các trường hợp cổ điển, truyền thống, dễ đọc. Còn tệ nhất là… ừm… cổ điển và bảo thủ.

Các ví dụ: Jenson, Bembo, Palatino và đặc biệt là Garamond; mặt chữ được coi là hoàn hảo nhất tới giờ, dù không ít người cố gắng cải thiện nó trong suốt một thế kỷ rưỡi.

d. Transitional và Modern – Chuyển tiếp và Hiện đại 

Hệ quả tự nhiên của việc giác ngộ tư tưởng, Transition – Chuyển tiếp (giữa thế kỷ 18) và Modern – Hiện đại (cuối thế kỷ 18, không nên nhầm với Hiện đại của thế kỷ 20)

Kiểu chữ là thành quả của giai đoạn thử nghiệm với dạng hình học, sắc nét, chuyên nghiệp hơn so với những mặt chữ khiêm tốn của phong cách Cổ điển.

Những mặt chữ chuyển tiếp là đặc điểm của sự tiến bộ theo xu hướng này – như Baskerville, một kiểu chữ chuyển tiếp hoàn hảo, xuất hiện sắc bén với người xem mà mọi người tin rằng nó có thể làm “tổn thương” ánh mắt khi nhìn vào nó.

Trong đặc điểm Hiện đại, những nhà thiết kế chữ đam mê sự tương phản rõ ràng giữa các nét (đậm, mỏng), và chân đột ngột gãy ngang từ phần thân – Sự phát triển càng được thôi thúc bởi sự cạnh tranh giữa hai nhà thiết kế mà cùng dùng một mặt chữ tương tự là; Bodoni và Didot.

Mặt tốt nhất của chúng; mạnh mẽ, phong cách, năng động. Trong khi mặt tệ nhất là chúng vẫn mang hơi hướng baroque cổ điển, buồn hơi so với kiểu hiện đại.

Ví dụ về các kiểu chữ Transitional: Times New Roman, Baskerville.

Serifs hiện đại: Bodoni, Didot.

e. Slab Serifs – Kiểu chân lớn 

Còn được gọi như “Egyptian”, Slab Serif có mạnh mẽ và gần đây đang rất được thịnh hành.

Kiểu chân lớn – Slab Serifs thường có những nét giống như kiểu không chân (nét đơn giản và ít tương phản), nhưng chúng dày và “đeo” thêm một hình chữ nhật ở đầu và cuối.

Slab Serifs là một kiểu rất khách quan về tư tưởng – và thường khá mâu thuẫn về tình cảm; đôi khi nó mềm mỏng, đôi khi cứng rắn, đôi khi dữ tợn, đôi khi hiện đại, nhưng cũng thỉnh thoảng chân quê.

Nó có thể truyền đạt một cảm giác công việc, như các phiên bản Heavy của Rockwell, nhưng cũng có thể hoàn toàn thân thiện như Ancher đang được yêu thích.

Slab Serifs dường như mang cá tính thành thị (ví dụ như Rockwell, Courier và Lubalin), nhưng khi áp dụng cho những bối cảnh khác (đặc biệt Clarendon) chúng gợi lại mạnh mẽ những hình ảnh biển báo ở vùng nông thôn Mỹ.

Thật khó để khái quát về Slab Serifs – Kiểu chân lớn. Để độc lập chúng mang một cá tính khác, nhưng khi kết hợp tùy bối cảnh chúng bỗng đổi tính nhanh chóng.

Ví dụ của Slab Seris; Clarendon, Rockwell, Courier, Lubalin Graph, Archer.

3. Đừng là kẻ yếu đuối; Nguyên tắc tương phản quyết định thành công

Không chỉ là nguyên tắc cho việc kết hợp các kiểu chữ, mà nó là nguyên tắc cho tất các sự vật hiện tượng trong cuộc sống. TƯƠNG PHẢN.

Đơn giản, nếu tất cả cùng cong thì không có cái nào thẳng, tất cả cùng tốt thì không có kẻ xấu… tôi không muốn đi sâu hơn về sự tương phản. Chỉ nhắc lại là, yếu tố Tương Phản là một yếu tố cực kỳ cần thiết trong nghệ thuật.

Giữ gần như tương tự hoặc khác biệt hoàn toàn – đừng do dự.

Việc sử dụng kiểu chữ đừng khiến người xem đặt câu hỏi về sự khác biệt giữa hai phông chữ. Bởi vậy đơn giản bắt đầu bằng việc dùng hai loại khác nhau trong 5 loại trên.

Hãy xem ví dụ dưới, khi mà tôi đặt Helvetica “vô cảm” đối mặt với một kiểu chữ Old Style,  Bambo là một lựa chọn hợp lý. Chúng thoải mái chia sẻ vị trí trên cùng một trang.

Tuy vậy thật không may, không phải cứ đặt hai phông khác biệt hoàn toàn là bạn đã có một kết quả typography tốt. Ví dụ như Garamond và Caslon không đem lại kết quả tốt. Thông thường chúng ta khó để tìm lý do thực sự cho việc Bambo và Helvetica lại bổ xung tốt cho nhau.

Nhưng ít ra cũng có vài chi tiết khiến chúng ta có thể để ý tới; thường thì hai kiểu chữ làm việc tốt với nhau khi chúng có 1 điểm chung nào đó, còn tất cả còn lại hoàn toàn khác biệt. Sự khác biệt này có thể là hình ảnh (tương tự về x-height hoặc độ dầy nét), hoặc chúng có cùng một thời điểm thiết kế.

Những phông chữ cùng một giai đoạn thường cộng tác tốt với nhau. Hoặc cùng một nhà thiết kế thì càng tốt (“rất tiếc” Điều này lại khiến bạn phải nhớ về lịch sử từng font chữ).

4. Một chút cũng có thể là 1 bước tiến dài

Đây thực ra là một phần của nguyên tắc tương phản. Hãy nhấn nhá, điểm xuyết một chút khác biệt nếu có thế. Giống như bạn dùng màu, toàn bộ màu xanh, nhấn thêm chút màu tương phản với nó là đỏ, và ngược lại.

Hãy chú ý tới sự khác biệt của các phông và sử dụng hợp lý. Ví dụ; bạn không nên dùng một phông kiểu chữ thảo cho toàn bộ thiết kế. Hãy đặt đâu đó một vài kiểu chữ không chân để làm nên sự khác biệt.

Quy tắc số 5: “không có quy tắc”

Đó là sự thật, chưa có một công thức cho việc sử dụng chữ. Việc sử dụng kiểu chữ luôn đem tới những ngạc nhiên khác nhau, nhất là nó phụ thuộc vào bối cảnh sử dụng, ỹ nghĩa ngôn từ… vì thế không có quy tắc nào phải tuyệt đối tuân theo.

Hãy thử nghiệm với những kiểu chữ mà bạn yêu thích, rồi tự tạo cho mình một cách sử dụng, kiểu kết hợp theo ý bạn. Lời khuyên này gần gũi với phong cách hiện đại, khi mà đỉnh cao của quy luật là không có quy luật. Tuy nhiên để đạt được điều này bạn cần nhuần nhuyễn các cách sử dụng và kiểu kết hợp của những người đi trước.

Kết luận 

Hy vọng rằng 5 nguyên tắc này giúp bạn có thể có một số kiến thức nhất định để chọn và áp dụng kiểu chữ. Cuối cùng việc sử dụng và kết hợp kiểu chữ cần sự thực hành, trải nghiệm với việc sử dụng nhiều hơn.

Một lời khuyên tốt nhất mà tôi từng có là: Hãy chọn một kiểu chữ mà bạn thích, sau đó sử dụng nó liên tục – điều này giúp bạn không bị rối loạn bởi muôn vàn kiểu chữ. Hơn nữa nó khiến bạn phải động não khi chỉ sử dụng ít font chữ, và dĩ nhiên số lượng không bao giờ bằng được chất lượng.

iDesign.vn/SmashingMagazine


10 lời khuyên khi chụp ảnh phong cảnh

Để có được bức ảnh phong cảnh tốt thì cụm từ “Chase light” – Săn ánh sáng – là phương châm của các nhiếp ảnh chuyên chụp phong cảnh. Nó không chỉ là một kỹ thuật – mà còn là một triết lý, một phương châm để tồn tại.

Nó là những đam mê để ghi lại những khoảng khắc kỳ diệu hiếm có của tự nhiên. Nó là năng lượng cho nguồn đam mê chụp ảnh thiên nhiên và trở thành Raison d’être (Lý do để tồn tại) của chúng ta.

1. Sử dụng màu cho hiệu ứng nghệ thuật

Canon EOS 5D Mark II, Canon EF 17-40mm ƒ/4L USM, 7-stop Schneider graduated ND, ISO 200, ƒ/18, 30 sec.

Hiếm có thứ gì gợi ra một phản ứng cảm xúc nhiều như màu sắc. Chụp ảnh bầu trời hoàng hôn tím có thể gây ấn tượng với người xem, điều tôi nói phức tạp hơn một chút về việc sử dụng màu sắc như một công cụ sáng tạo.

Có một số cách để thực hiện điều này. Làm nổi bật những màu cơ bản có thể gây hiệu quả với cảm xúc. Ví dụ màu đỏ, màu vàng thu hút sự chú ý và tạo hứng thú, đồng thời cũng truyền tải sự ấm áp, còn màu xanh cho cảm giác nhẹ nhàng và thư giãn, nhưng cũng có thể đem lại cảm giác cô đơn, lạnh lẽo.

Màu sắc tương phải cũng có tác động mạnh mẽ. Các họa sĩ từ lâu đã biết được sự tương phản luôn đem lại cho màu sắc sự sống động nhất. Ví dụ, màu ấm (đỏ, cam và vàng) sẽ tuyệt vời hơn khi so sánh với màu lạnh (xanh, lục lam).

Ngoài ra màu sắc có thể được sử dụng để tạo ra những bố cục tốt. Mỗi vùng màu tương phản sẽ tạo nên những hình dạng trừu tượng thú vị trong mắt người, và việc lặp đi lặp lại màu sắc tạo ra một cảm giác trật tự và một cái nhìn xuyên suốt.

2. Chụp trực tiếp vào nguồn sáng (mặt trời)

Canon EOS 5D Mark II, Canon EF 24-105mm ƒ/4L IS USM, ISO 50, ƒ/16, 1⁄30 sec.

Nói chung đó là việc tránh chụp ánh sáng tới phía sau lưng bạn (trừ khi mầu trời u ám, hoàng hôn) vì nó sẽ khiến bức ảnh của bạn không có chiều sâu và kém ấn tượng.

Thay vào đó hãy tìm kiếm một góc mà ánh sáng tới từ một bên hoặc phía sau cảnh. Ánh sáng một bên (sidelighting) và ánh sáng phía sau (backlighting) có thể tạo ra ấn tượng và cung cấp chất liệu cho cảnh quan.

Thách thức về kỹ thuật là khi làm việc với sidelighting là tránh việc tạo ra flare (nhưng vòng sáng từ mặt trời). Để tránh điều này, bạn cần làm tối ống kính của mình bằng cách sử dụng lens shade – loại filter dùng để chụp ngược sáng – tương tự như một cặp kính mát (râm).

Đối với việc chụp ngược sáng, sử dụng ống kính góc rộng với khẩu độ nhỏ (f/16 hoặc f/22) có thể tạo ra một ngôi sao ánh sáng nhỏ. Trong trường hợp này bạn không thể kiểm soát được việc mặt trời có thể tạo một chùm sáng phía trước, vì vậy cần chặn bớt ánh sáng mặt trời bởi các yếu tố xuất hiện trọng ảnh như một cành cây, đám mây hay một ngọn núi xa xa (che gần như hết mặt trời, tạo thành một chùm sáng le lói như ngôi sao). Hiệu ứng của việc này sẽ làm bức ảnh có cảm giác dễ chịu dù người xem có thể thấy mặt trời ở đâu ngay tức thì.

3. Học cách yêu thời tiết xấu

Canon EOS 5D Mark II, Canon EF 24-105mm ƒ/4L IS USM, ISO 50, ƒ/22, 5 sec.

Điều này là một sở thích của một số người khi đi chụp phong cảnh. Những khoảng khắc lạ thường trong thiên nhiên không xảy ra khi mặt trời rực rỡ, bầu trời trong vắt – nó chỉ xảy ra khi thời tiết biến đổi khó chịu.

Thời tiết, thời tiết xấu là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng của ảnh thiên nhiên. Thời tiết có thể biến những thứ tầm thường thành những thứ huyền diệu. Thời tiết ảnh hưởng tới màu sắc, ánh sáng, tâm trạng.

Thời tiết xấu đem lại những hiện tượng khí tượng như cầu vồng, sương mù, tia mặt trời le lói và cả những đám mây đen khổng lồ khi sắp mưa bão.

Thông thường ánh sáng tốt nhất xảy ra trước một sự kiện thời tiết, chẳng hạn như một cơn bão đang hình thành hoặc sắp tan đi. Bạn có thể nhận ra bởi những đám mây ấn tượng, ánh sáng hấp dẫn.

Hãy bình tĩnh khi nhìn thấy những đám mây xuất hiện, bạn có thể sắp săn được một khoảng khắc tuyệt vời.

4. Thế giới của sự phản xạ

Canon EOS 5D Mark II, AF-S Nikkor 14-24mm ƒ/2.8G ED (used with an adapter), ISO 100, ƒ/11, 1⁄13 sec.

Sự phản xạ có thể tạo thêm những màu sắc và sự ấn tượng cho một tấm ảnh, và nó có thể truyền tải vào đó một điều gì đó thật sự đặc biệt và độc đáo.

Nước tất nhiên là thứ tốt nhất để tạo ra sự phản xạ. Nước có thể như một tấm gương tạo ra một hình ảnh phản xạ của thế giới xung quanh bạn. Những dòng nước di chuyển tạo nên sự tương phản độc đáo, cường độ của phản xạ dựa trên độ sâu của nước và sự chuyển động của nó.

Một vũng nước mưa, một hồ bơi rõ ràng phản xạ sẽ rõ hơi một hồ nước sâu hay một con suối. Các bề mặt chứa nước sẽ tạo ra sự phản xả nhỏ hơn, như một chiếc là, một cục đá…

Phản xạ có thể dùng như chủ đề chính trong ảnh của bạn, hoặc đơn giản tạo nên sự tinh tế trong tấm ảnh.

5. Kết hợp giữa trời và đất.

Bất kể việc bầu trời đang có gì, trong xanh hay đầy mây u ám thì việc xem xét bầu trời là một yếu tố liên quan tới tấm ảnh là rất quan trọng.

Hãy chú ý điều gì đang xảy ra bên trên, đừng để những đám mây có thể phá hỏng khung cảnh phía dưới của bạn, hoặc khiến chúng tạo nên một phần tuyệt vời của tấm ảnh.

6 Ranh giới giữa tối và sáng (edge of light)

Năng lượng được nhìn thấy ở phần cạnh ranh giới giữa tối và sáng, chẳng hạn một ngọn núi che khuất mặt trời, hay một đám mây, một tia chớp tạo ra bởi sự va chạm giữa các đám mây. Màu sắc được thấy lúc bình minh hay trong tia sáng yếu ớt cuối cùng của hoàng hôn sắp tắt.

Săn tìm những cạnh của ánh sáng sẽ giúp bạn có tấm ảnh tuyệt vời. Cho dù nó có thể thấy ở bất cứ lúc nào trong ngày, với nhiều nhà nhiếp ảnh thời điểm tuyệt vời nhất là lúc hoàn hôn, khoảng 30 phút trước khi mặt trời lặn hẳn. Lúc đó nó tạo nên màu sắc thật sự huyền diệu, nó là khoảng khắc “trong mơ” của một ngày.

Trong khoảng thời gian này, giữa lúc tranh tối tranh sáng, một phần của bầu trời chiếu sáng bởi mặt trời, và khối không khí phía trên tạo nên sự phản xạ khổng lồ hắt ra một luồng ánh sáng êm dịu, mềm mại lên chúng ta. Nó tinh tế và đôi khi nhiều màu sắc tới ngạc nhiên.

Chạng vạng là một cảnh quan tuyệt vời nhất mà chúng ta chứng kiến xảu ra khi bình minh hoặc hoàng hôn. Việc để chế độ phơi sáng (long exposure) là cần thiết để bù đắp lượng ánh sáng yếu, trong khi những đám mây, vài ngọn cây, tán lá sẽ di chuyển tạo ra một cảm giác mờ ảo.

7. Khoảng khắc vàng

Canon EOS 5D Mark II, Canon EF 17-40mm ƒ/4L USM, ISO 100, ƒ/16, 0.4 sec.

Nhiếp ảnh thiên nhiên là một bài tập về sự kiên nhẫn tìm kiếm những sự hội tụ của những khoảng khắc, hai hay nhiều yếu tố tự nhiên đến với nhau một cách thú vị.

Sự hội tụ như vậy thường là thoáng qua. Nhiếp ảnh gia hàng đầu Henri Cartier-Bresson đã mô tả nhiếp ảnh là ghi lại “thời điểm quyết định”, trong đó hội tụ những đặc điểm đỉnh cao của nó.

Lý tưởng nhất là khi thấy thời điểm chuẩn bị tiết lộ điều gì đó về đặc tính của cảnh thì chụp ngay lập tức. Thời điểm quyết định luôn cần sự kiên nhẫn, cống hiến, là cốt lỗi của các “thợ săn ánh sáng”

Nếu bạn không chắc chắn khi thời điểm quyết định xảy ra, thì hãy ngồi xem lại sau đó và tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề của bạn. Nhận biết những tính chất, quy luật, nhịp điệu của nó. Tạo nên sự kết nối với thế giới tự nhiên và tôi đảm bảo bạn sẽ có thể đoán được thời điểm quyết định sẽ xảy ra xung quanh.

Cứ tìm hiểu thiên nhiên, tất cả sẽ vào đúng vị trí của nó.

8. Thông minh hơn

Canon EOS 5D Mark II , Canon EF 24-105mm ƒ/4L IS USM, ISO 100, ƒ/11, 1/4sec.

Phương châm của tôi là “làm việc thông minh hơn, không khó hơn – work smater – no harder”. Một “thợ săn ánh sáng” thông minh cần hiểu về thời tiết và làm thế nào để nắm bắt khoảng khắc ánh sáng ở đúng nơi, đúng chỗ, đúng thời điểm.

Mặc dù mỗi địa điểm có một đặc điểm thời tết riêng. Dưới đây là một số hướng dẫn chung.

Đám mây che một phần bầu trời là cơ hội tốt nhất để chụp bình minh và hoàng hôn đầy màu sắc. Khi đám mây có những khoảng trống ở giữa, là những cơ hội tạo ra những đường sáng tuyệt đẹp.

Thời gian tốt nhất để bắt ánh sáng chính là lúc trời quang sau cơn bão, đặc biệt là hoàng hôn và bình minh. Dự báo thời tiết có thể là một phương tiện giúp bạn chủ động hơn với thời tiết. Không có gì tồi tệ hơn khi mà đứng tại một điều kiện thời tiết thú vị mà bạn không thể ghi lại nó.

9. Tạo dòng chảy thị giác (flow visual)

Trong bất cứ tác phẩm nào việc dẫn mắt người xem tới chủ đề chính luôn là yếu tố quan trọng trong bố cục.

Việc tạo flow visual là cách mà mắt sẽ nhìn một đối tượng này tới đối tượng khác một cách liên kết, đồng thời tạo ra một cảm giác phối cảnh ba chiều cho dù bản thân bức ảnh là hai chiều.

Một số thành phần có thể tạo ra flow visual như Đường cong tạo ra sự sạng trọng, hài hòa, Ziczac tạo ra năng lượng khi buộc mắt qua lại, vòng tròn hay vòng cung thu hút con mắt. Ngoài ra sử dụng yếu tố lặp đi lặp lại cũng là một cách sử dụng hiệu quả.

Mục tiêu của bạn là dẫn mắt người xem vào một hành trình thị giác. Thường xuyên tìm cách nắm rõ sự năng động của thiên nhiên và dẫn dắt mắt người xem tới yếu tố quan trọng nhất trong bức ảnh.

10. Dậy sớm, ở lại muộn – Đổi giấc ngủ lấy ánh sáng

Điều này cơ bản là một tiền đề. Nhiếp ảnh gia thiên nhiên thành công không nhiều vì hầu hết tất cả muốn có một giấc ngủ ngon. Trong khi cái gọi là “giờ ma thuật” chỉ xảy ra khi mặt trời mọc, hoàng hôn khi mà bầu khí quyển lọc ánh sáng mặt trời, tán xạ ra ánh sáng xanh, tạo ra những màu ấm áp như đỏ, cam, vàng.

Điều này là hiển nhiên, nhưng tôi không bao giờ hết ngạc nhiên khi nhiều nhiếp ảnh gia khát khao các khoảng khắc đẹp lại từ chối kéo mình ra khỏi giường vào buổi sáng.

 Hạn chế thiết bị của bạn

Có phải thiết bị là điều quan trọng cho công việc của bạn? Nhưng đôi khi đem quá nhiều có thể gây phiền phức. Lần tới bạn thử bài tập này: Đi chụp chỉ với một ống kính (không nên mang 10x zoom). Trong suốt một ngày với tiêu cự hạn chế, không bộ lọc, không thiết bị khác.

Điều này giúp bạn không bị phân tâm bởi các thiết bị, bạn sẽ tập trung suy nghĩ của mình vào những gì cần chụp, giống như chỉ một cây búa và 1 cái đinh, tất cả điều còn lại là tập trung và bấm máy.

 

Ian Plant is a widely published professional nature photographer and writer and an instructor. To see more of Plant’s images, read his daily photoblog or learn more about the topics discussed in this article, his photo workshops and his instructional e-books, visit www.ianplant.com.

iDesign.vn dịch từ outdoorphotographer

50 lời khuyên cho học sinh ngành Graphic Design

Những lời khuyên luôn hữu ích, www.facebook.com/yeuthietke đã dịch và chia sẻ cùng các bạn yêu thiết kế. iDesign xin phép đăng lại bài này.

Đây là một bài viết mà tôi đọc thấy rất hay và dịch lại, những kiến thức đc viết cực kì ngắn gọn của nó ko chỉ hữu ích với những học sinh mà cả những người đã đi làm, hy vọng các bạn sẽ tìm thấy 1 cái gì đó có lợi cho mình qua bài viết này.

Bắt đầu nào!!

1. Bạn không phải là người đầu tiên 

Đã từng có hàng trăm hàng ngàn người mở studio, làm freelance, hoặc xin đc thử việc tại các công ty nước ngoài rồi.

2. Luôn có người giỏi hơn bạn 

Cho dù bạn giỏi đến đâu, cũng sẽ luôn có người khác giỏi hơn bạn, thậm chí gấp 10000.123654789 lần bạn, vì vậy đừng phí thời gian lo lắng về chuyện đó.

3.Thành công không phải là một tài nguyên hữu hạn

Trường học thường  tiêm nhiễm vào đầu bạn một suy nghĩ sáo rỗng là: Một ai đó sẽ phải thất bại thì bạn mới chiến thắng. Nhưng trên thực tế, Thành công của người khác cũng chẳng ảnh hưởng gì tới bạn cả.

4. Bạn không thế thành công nếu không có mục tiêu 

Thử nghĩ xem, nếu bạn ko biết mình muốn gì, thì làm sao bạn có thể theo đuổi nó đc ? Đặt ra một mục tiêu giúp bạn có một đích đến, và tất nhiên, một điểm để bắt đầu.

5. Mọi thứ khi bắt đầu đều cần 1 lực tác động  

Bạn mất nhiều công sức để bắt đầu 1 việc hơn là khi dừng nó lại. Hãy luôn nhớ điều này.

6. Con đường mà bạn đang chọn thoải mái hơn bạn tưởng 

Để tiến vào ngành công nghiệp thiết kế, bạn chỉ cần 3 thứ: Khả năng làm việc tốt, năng lượng dồi dào và 1 tính cách dễ gần.

Nhưng rất nhiều người bỏ quên mất yếu tố cuối cùng.

7. Giữ hình tượng bản thân tốt  

Sự nhận thức của bạn là tài sản quan trọng nhất, hãy xem như mình là người mà bạn muốn trở thành, và mọi người cũng sẽ như vậy

8. Hãy làm 1 trang web cá nhân đơn giản và sạch sẽ 

Porfolio chính là điểm khởi đầu và kết thúc sự nghiệp của bạn, với sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ ngày nay, không lý do gì mà bạn không có 1 website.

9. Luôn tỉ mỉ với công việc của bạn 

Đừng bao giờ ngừng việc chỉnh sửa portfolio. Ba sản phẩm tốt lúc nào cũng hơn 10 sản phẩm chất lượng thấp, chả có ai quan tâm số lượng, chỉ có chất lượng mới quan trọng

10. Lắng nghe con tim mình 

Nếu sản phẩm bạn làm ra ko thể tạo hứng thú cho bạn được, thì nó sẽ ko tạo hứng thú cho ai cả. Thật sự rất khó để giả mạo sự nhiệt tình trong những sản phẩm tầm thường, vứt chúng đi!

11. Hãy để sản phẩm của bạn dễ nhìn 

Con người ai chẳng lười,  nếu bạn muốn người ta xem tác phẩm của mình, hãy làm cho nó dễ nhìn. Nhiều lúc khách hàng chỉ cần xem file JPG hay PDF thôi.

12. Viết địa chỉ thư bằng tay 

Khách hàng, nhà đầu tư và khách hàng tiềm năng bị thu hút bời những bức thư có địa chỉ được viết tay, bạn biết đấy, các mối quan hệ thân mật thường tiến xa hơn ;))

13. Thời gian rất quí báu, hãy đi thẳng vào công việc  

Tránh những trò đùa cũng như mánh lới quảng cáo khi liên hệ với các studio để làm việc, họ biết hết các chiêu của bạn, hãy thẳng thắn, như thế họ sẽ biết ơn bạn hơn.

14. Đừng bao giờ nhận thử việc ko lương 

Nó là một tội ác, những studio ko trả lương cho người thử việc (cho dù là ở mức tối thiểu) là những studio ko đáng để bỏ sức vào làm việc.

15. Hãy thử việc ở nhiều nơi nhất mà bạn có thể 

Thử việc là một gánh nặng tài chính, nhưng nó khá quan trọng. Nó giúp bạn cọ sát nhiều trong ngành công nghiệp này và tìm ra vị trí phù hợp cho bạn nhất.

16. Đừng phí phạm quãng thời gian thử việc của bạn 

Công việc ở 1 studio có thể nhàm chán hoặc thú vị, đừng để tâm những chuyện đó và luôn nhớ rằng, trách nhiệm của bạn là tìm ra những thứ cần làm.

17. Kết bạn với người ở xưởng in (hoặc nhân viên IT nếu bạn làm mảng digital)

Một mối quan hệ tốt với những người làm trong xưởng in là vô giá, họ sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền cũng như góp phần bảo vệ môi trường. Nếu làm trong mảng Digital bạn cần tìm hiểu các công nghệ mới, những người làm IT sẽ giúp bạn cập nhật những điều này.

18. Tìm những cửa hàng đồ tự chế  

Những nơi như thế là nguồn tài nguyên vô giá với những hiện vật độc đáo giá rẻ đc chuẩn bị sẵn sàng cho bạn mày mò và trang trí lại.

19. Hãy kiên nhẫn  

Việc bạn ko tìm được chỗ làm thích hợp sau nhiều lần thử việc là chuyện bình thường, hãy thử với những studio mà bạn vẫn chưa xin vào.

20. Luôn đặt câu hỏi  

Đặt giả thuyết với mọi thứ, hãy đặt câu hỏi, cho dù bạn nghĩ là bạn đã biết câu trả lời, tin tôi đi, bạn sẽ bất ngờ bởi những hiểu biết của mình quá ít ỏi.

21. Hãy chủ động với những cơ hội  

Bạn sẽ cám thấy mình khá táo tợn khi làm như vậy,  nhưng bạn phải chủ động xin xỏ, hãy hỏi xin để được tham gia vào 1 buổi triễn lãm hay có tên trên một tạp chí…nếu bạn ko chủ động, bạn sẽ ko có gì cả

22. Tìm kiếm lời phê bình, ko phải lời khen  

Bạn sẽ ko học đc gì khi được bảo rằng bạn giỏi như thế nào, thậm chí nếu những gì bạn làm ra là hoàn hảo, hãy tìm những lời phê bình, hãy luôn hỏi “làm sao tôi có thể khiến nó tốt hơn?”, “có vần đề gì với tác phẩm này?”, bạn luôn có 1 sự lựa chọn bỏ qua lời phê bình nào đó nếu thấy chúng không hợp lý.

23. Kết bạn, ko phải tạo kẻ thù  

Nền công nghiệp thiết kế là một thế giới rất nhỏ, nó là một mạng lưới mà ở đó ai cũng biết đến nhau. Hãy luôn nhớ tới điều này trước khi chọc giận 1 ai đó.

24. Tiếng lành đồn xa  

Một người thử việc tốt sẽ nhận thấy danh tiếng của người ấy luôn đi trước họ. Công việc sẽ thường xuyên tìm đến bạn theo đường miệng truyền miệng này

25. Đừng để bị say xỉn ở những sự kiện chuyên nghiệp  

Luôn có sự khác nhau giữa “vui vẻ” và “be bét”. Những việc như thế sẽ làm hao hụt nhân phẩm, danh tiếng và có khả năng là công việc của bạn nữa đấy.

26. Mạng lưới  

Có một vài sự thật trong câu “nó không phải những gì bạn biết, đó là những người bạn biết”. Nói chuyện với mọi người, gửi email, hoặc ít nhất thì cũng nên đăng kí 1 tài khoản Twitter (hoặc Facebook).

27. Ăn mặc đàng hoàng và nghiêm túc (1 chút)  

Bạn nghiêm túc với công việc của mình ? Vậy thì hãy ăn mặc 1 cách nghiêm túc. Khách hàng thích bàn bạc với những người mà họ có vẻ quan tâm đến công việc

28. Đừng bao giờ làm free  

Việc làm này không chỉ hạ thấp sự chuyên nghiệp của bạn, mà nó còn làm bạn có vẻ non kém. Cho dù là những khách hàng “dễ thương” cũng sẽ lợi dụng điều này.

29. Thương lượng  

Nếu thực sự bạn phải làm mà không được gì cả, hãy thương lượng. Ko phải lúc nào các khoảng thanh toán đều phải quy về tiền bạc. Khách hàng có thể có những thứ mà bạn cần hơn là tiền.

30. Đọc hợp đồng  

Đừng bao giờ kí một hợp đồng trước khi bạn đọc kĩ nó, và tất nhiên, đừng bắt đầu làm việc cho một cty nào nếu ko có hợp đồng, bạn có thể tự viết nó nếu cảm thấy cần thiết.

31. Làm cho hoá đơn của bạn nổi bật 

Các cty lúc nào cũng ngập lụt với các hoá đơn. Làm cho cái của bạn bạn nổi bật với màu sắc hoặc hình dạng khác và nó có khả năng tăng lên đầu cọc ‘chi trả’.

32. Ko có công việc nào ‘bèo’ cả  

Lúc nào cũng phải tự nhắc bản thân làm hết sức có thể. Dù sao thì, bạn ko thể nào ko cảm thấy thỏa mãn khi đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

33. Không có khách hàng ‘bựa’  

Trách nhiệm của bạn là làm vừa lòng khách hàng. Nếu nó là bất khả thi, “chia tay sớm bớt đau khổ”.

34. Chấp nhận sự hạn chế

Sự hạn chế là điều vô giá cho việc tạo ra một sản phẩm thành công: Chúng cho bạn một cái gì đó để chống lại. Từ sự căng thẳng này dẫn đến 1 cái gì đó suất sắc.

35. Môi trường xung quanh không phải là hạn chế  

Sản phẩm của bạn tác động lên môi trường như thế nào ko thể chỉ nhận định một cách sơ sài được, với tư cách là 1 nhà thiết kế, nó là vấn đề quan trọng nhất đối với bạn.

36. Những vấn đề vớ vẩn sẽ dẫn đến những giải pháp vớ vẩn  

Luôn luôn đặt câu hỏi với bản tóm tắt của khách hàng, định nghĩa lại các câu hỏi, hai bản tóm tắt ko nên giống nhau, một vấn đề độc đáo sẽ dẫn đến một giải pháp độc đáo.

37. Những ý tưởng mới lúc nào cũng ‘ngốc nghếch’  

Ý tưởng mới được hình thành mà không có bối cảnh và không có các giải pháp để thành công – điều này làm cho chúng ngớ ngẩn, vụng về, thậm chí không thể.

38. Đừng đánh giá thấp việc làm tự khởi xướng

Khách hàng liên lạc với bạn vì công việc bạn tự khởi xướng. Trớ trêu thay, ngành kinh doanh thích thú với những ý tưởng ko bị ảnh hưởng bởi những mối quan tâm của doanh nghiệp.

39. Biện minh cho quyết định của bạn

Khách hàng lo sợ những quyết định tùy tiện – họ muốn giải quyết vấn đề. Có một lý do cho tất cả mọi thứ, thậm chí nếu điều này là không hợp lý.

40. Đưa ra bản phác thảo, không đánh bóng ý tưởng

Khách hàng thường nhầm lẫn các thiết kế thô cũng là các thiết kế cuối cùng. Đưa ra các bản phác thảo khi bạn có thể, nó làm cho họ cảm thấy họ có liên quan.

41. Làm việc với khách hàng, không phải chống lại họ 

Bạn có thể nghĩ rằng bạn đang đúng, nhưng nếu nhìn vào giải pháp của khách hàng cùng lúc với giải pháp của bạn, đôi khi bạn sẽ phải ngạc nhiên.

42. Đừng luôn luôn không trả lời

Đấu tranh cho các giải pháp vượt trội. Chứng tỏ suy nghĩ của bạn với khách hàng, dẫn dắt họ đi qua nó – thật khó để tranh luận với logic.

43. Chọn cuộc chiến của bạn

Ngành công nghiệp sáng tạo thường dễ làm người ta nổi điên, nhưng không phải tất cả các cuộc tranh luận đều cần thiết. Điều này cần có thời gian để hiểu.

44. Nếu bạn chuẩn bị thất bại, hãy thất bại một cách đẹp mắt  

Trở nên tham vọng có nghĩa là bạn phải làm những thứ bạn ko thể làm đc. Thất bại là một rủi ro, nhưng đôi khi nó là cần thiết.

45. Hãy là một người thẳng thắn  

Bất kể bạn đang làm việc với ai, hãy lên tiếng nếu có gì đó ko đúng.

46. Nhận trách nhiệm nếu làm sai  

Nếu công việc có sai sót, hãy biết nhận trách nhiệm. Có vẻ khó, nhưng có trách nhiệm thì có nghĩa là bạn có thể làm một điều gì đó.

47.Chia sẻ ý tưởng của bạn

Bạn sẽ không có gì để đạt được nếu giữ chằm chặp ý tưởng của bạn, chúng có thể quý giá, nhưng bạn chia sẻ càng nhiều bạn càng nhận được những ý tưởng mới.

48. Ra khỏi studio

Một thiết kế tốt được tạo nên từ sự hiểu biết các mối quan hệ giữa các vật xung quanh ta. Những mối liên quan này ko thể tìm đc nếu bạn chỉ ở trong studio.

49. Những giải thưởng là rất tuyệt, nhưng không quá quan trọng  

Những tấm bằng khen để trên kệ rất đẹp, nhưng khách hàng ít khi nhấc điện thoại lên liên lạc với bạn vì chúng, nhưng những sản phẩm tốt lại khuyến khích họ làm vậy.

50. Đừng quá nghiêm túc

Làm việc thì nghiêm túc, nhưng bạn đừng quá nghiêm túc, những người như vậy thường hay bị người ít nghiêm túc hơn (như tôi) chọc ghẹo. :))

Nguồn: www.jamiewieck.com    – www.facebook.com/yeuthietke dịch


Tìm hiểu về User Interface

Giao diện người sử dụng – User Interface (UI) là một khái niệm không mấy xa lạ với những nhà thiết kế chuyên nghiệp. Bạn có thể tham khảo về khái niệm UI của thiết kế trong bài này.

Tài liệu này là một nguyên tắc cơ bản về UI được rút ra từ những cuốn sách khác nhau về thiết kế UI, và cả kinh nghiệm của tôi. Hầu hết các nguyên tắc này đều có thể được áp dụng cho các thiết kế đồ họa hay lập trình phần mềm.

Tôi hoan nghênh các bạn bổ xung và thay đổi nếu bạn có ý kiến của riêng mình. Chúng như một tài liệu mở để cùng phát triển.

User Interface là một khái niệm để nói tới nơi mà con người và máy móc cùng làm việc với nhau. Với sự ra đời của máy tính, UI có thể coi là những gì chúng ta nhìn thấy trên màn hình và tương tác với máy tính thông qua những câu lệnh được mã hóa.

Đối với lĩnh vực thiết kế, UI có thể coi là những tác phẩm mà các nhà thiết kế thông qua đó truyền tải thông điệp tới người sử dụng. Mỗi người thiết kế như những nhà lập trình phải tìm mọi cách để bất cứ ai cũng có thể hiểu và sử dụng được sản phẩm của mình.

1. Nguyên tắc của người dùng

Biết người nào sẽ sử dụng sản phẩm của bạn

Trước khi chúng ta có thể trả lời câu hỏi “Làm thế nào để có thể có một UI tốt hơn”?, đầu tiên, chúng ta phải trả lời câu hỏi: Tốt hơn cho ai?

Một thiết kế tốt hơn cho một người dùng có kinh nghiệm sử dụng hay một người dùng chưa biết gì hoặc biết rất ít về việc sử dụng sản phẩm đó, hoặc độ tuổi người sử dụng.

Một cách giải quyết vấn đề này là tạo ra các mô hình người dùng khác nhau. Có một tài liệu xuất sắc dựa trên quá trình Brainstorming để tạo ra một “tư liệu” về người dùng. Kết quả của quá trình này là mô tả chi tiết của một hoặc hơn những người sử dụng “trung bình” với những chi tiết đặc biệt như:

  • Mục đích của người sử dụng là gì?
  • Kỹ năng, kinh nghiệm của người sử dụng?
  • Người dùng cần điều gì?

Dựa trên những thông tin này, chúng ta sau đó có thể tiến hành những câu hỏi: Làm thế nào chúng ta tận dụng thế mạnh của người dùng và tạo một giao diện giúp họ đạt được mục đích của mình?

Trong trường hợp một phần mềm cho nhiều người sử dụng, chẳng hạn như một hệ thống mở, sẽ có rất nhiều loại người sử dụng. Trong trường hợp này có thể hữu ích hơn nếu có một danh sách phân loại người dùng, chẳng hạn như “có tay nghề cao so với không có tay nghề”, “trẻ tuổi với không trẻ tuổi”,..v.v

Hoặc một số phương tiện đặc biệt khác nhằm sưu tầm đủ các trường hợp của người sử dụng.

Một cách khác để trả lời câu hỏi này là nói chuyện với một số người dùng thực sự. Liên hệ trực tiếp giữa người dùng cuối (end user) và các nhà thiết kế thường làm biến đổi quá trình phát triển sản phẩm.

2. Nguyên tắc của phép ẩn dụ.

Mượn từ các hành vi quen thuộc của người sử dụng.

Có nhiều yếu tố để xem xét khi sử dụng một phép ẩn dụ. Một khi ẩn dụ được chọn, nó phải lan truyền rộng rãi, thay vì sử dụng một lần tại một điểm cụ thể. Thậm chí tốt hơn là sử dụng cùng một phép ẩn dụ trong nhiều thiết kế.

Đừng mất thời gian suy nghĩ về một phép ẩn dụ mà chỉ dùng một lần. Một thiết kế có thể kết hợp các phép ẩn dụ khác nhau, miễn là chúng không xung đột lẫn nhau.

Một phép ẩn dụ thường có rủi ro nhất định. Trong đó, bất cứ khi nào các đối tượng được thể hiện trên màn hình, chúng ta đạt được cả những khía cạnh có lợi và khía cạnh bất lợi.

Cần biết rằng một số ẩn dụ có những rào cản về văn hóa. Có thể người Việt Nam quen với cách nói này còn người nước ngoài lại khác.

3. Các nguyên tắc tiếp xúc với tính năng

Hãy để cho người sử dụng thấy rõ ràng những thông điệp có sẵn.

Các nhà thiết kế thường dành cho người dùng một chút động não về các thiết kế của họ. Nhưng không phải ai cũng thích “động não”, thay vào đó họ muốn thấy các ý nghĩa ngay lập tức, thay vì phải suy nghĩ về chiều sâu của thiết kế.

Có hai loại cá tính “Trực quan” và “Cảm quan”, tất cả đều thông minh, nhưng lại tập trung vào những khía cạnh khác nhau của cuộc sống. Cần lưu ý rằng “Cảm quan” thường nhiều hơn “trực quan” với tỉ lệ 3-1.

“Trực quan” thích giao diện tập trung các mô hình trừu tượng, liên tưởng, ẩn dụ, v.v. Trong khi “Cảm quan” lại thích những giao diện được tận dụng khả năng năng nhận thức của họ – nói cách khác họ thích giao diện với các tính năng được đưa lên ngay vị trí dễ thấy nhất, thông điệp chỉ cần nhìn một lần là hiểu…

Điều này không có nghĩa bạn phải làm cho mọi thứ ngay lập tức dễ hiểu. Nhưng nó có nghĩa là cho thiết kế dễ dàng khám phá để có thể nhận biết nhanh chóng và tập trung vào điều thiết kế đó thật sự cần nói.

Tất nhiên có những trường hợp bạn không muốn để lộ một tính năng/chức năng ngay lập tức, bởi vì bạn không muốn “áp đảo” người sử dụng bởi quá nhiều chi tiết.

Trong trường hợp này, cách tốt nhất là cấu trúc các ứng dụng như các lớp của củ hành tây, có thể thấy lớp sau bằng cách tách lớp trước, lấy ví dụ như menu thả của website, mỗi lần rê chuột là một lớp liên kết mới.

Có nhiều cấp độ khác nhau của việc ẩn đi. Đây là một phần danh sách của thứ tự từ việc dễ thấy nhất, cho tới ít dễ thấy nhất.

  • Hoàn toàn thấy được.
  • Thấy được thông qua kinh nghiệm.
  • Thấy được khi liên tưởng một việc liên quan.
  • Thấy được bằng hành động.

Mặc dù vậy tất cả các thiết kế cần cố gắng đạt tới khái niệm đơn giản hóa và càng giúp người sử dụng tập trung vào tính năng chính của thiết kế càng tốt.

4. Các nguyên tắc của sự gắn kết

Các đối tượng nên được sử dụng nhất quán.

Có một số lập luận về việc các thiết kế/giao diện có cần phải cố gắng “trực quan” và khiến người xem phải tư duy. Tuy nhiên nó chắc chắn phải có sự thống nhất – gắn kết với nhau (chính xác với những thiết kế tạp trí hay trang web nên làm).

Nhất quán nội bộ có nghĩa là khiến người xem có thể “cảm giác” khi xem các phần khác nhau của một thiết kế. Ví dụ bạn dùng phông kích thước 25pt Time Roman cho tiêu đề, thì chỉ cần nhìn thoáng qua phông chữ kích thước vậy, người dùng có thể “cảm thấy” nó là tiêu đề.

Nhà thiết kế nên hướng tới nguyên tắc “ít bất ngờ nhất” trong một thiết kế, đặc biệt với các thiết kế có tính ứng dụng cao.

Nhất quán bên ngoài, nghĩa là thiết kế phù hợp với môi trường, con người sử dụng nó. Nó bao gồm việc sử dụng nền tảng nào, độ tuổi nào, thu nhập ra sao, làm gì, từ đâu tới .v.v.

5. Các nguyên tắc trực quan của từng môi trường

Thay đổi trong từng môi trường cần được phản ánh khi nó xuất hiện.

Mỗi thay đổi người sử dụng cần thay đổi tương ứng với giao diện. Có rất nhiều lời chỉ trích khi có những giao diện không thể phân biệt vùng miền sử dụng.

Tương tự như vậy, khi một thiết kế nếu thay đổi giao diện cần phải đáp ứng được các yêu cầu về UI của thiết kế cũ. Sẽ không có lý do rõ ràng nếu việc thay đổi diện mạo khiến người sử dụng cảm thấy xa lạ với thói quen sử dụng.

6. Nguyên tắc ngắn gọn

Nó cung cấp sự tập trung và ý nghĩa trừu tượng của thiết kế

Một khi người dùng đã quen với thiết kế, quen với việc sử dụng, thì việc còn lại là xây dựng một mô hình kinh nghiệm của thiết kế. Người dùng có thể phán đoán với độ chính xác cao trong bối cảnh cụ thể.

Ở thời điểm này các thiết kế có thể phá vỡ những chỉ dẫn phức tạp thành các bước đơn giản. Để làm điều này bạn cần chắc chắn người dùng đã nắm rõ thói quen sử dụng sản phẩm.

Ví dụ với một chiếc ghế có thể nâng lên hạ xuống, người dùng có thói quen cúi xuống dưới tìm chỗ điều chỉnh, trước đây nhà thiết kế phải để một cần gạt thò hẳn ra ngoài, thì nay họ có thể giấu nó gọn gàng dưới ghế bằng một nút bấm nhỏ chẳng hạn.

Tất cả phải đạt được khái niệm tốc độ nhưng phải “dễ hiểu”.

7. Nguyên tắc tập trung

Một số khía cạnh của UI thu hút người sử dụng hơn là những cái khác.

Mắt người là một thiết bị phi tuyến tính. Ví dụ nó có thể thấy Mach bans – là một ảo giác quang học, xuất hiện tại hai khu vực mà màu sắc tiếp xúc. Xem thêm tại đây). Nó cũng phát hiện được các vật chuyển động.

Chúng ta thường bị thu hút bởi các khu vực chuyển động hơn là các khu vực tĩnh. Những thay đổi tại khu vực động sẽ được phát hiện dễ dàng. Các con trỏ văn bản là một ví dụ của một đối tượng hấp dẫn mắt. Thay đổi hình ảnh của nó có thể là những báo hiệu thay đổi trạng thái khác nhau và hữu ích.

8. Nguyên tắc ngữ pháp

Một UI là một loại ngôn ngữ của người dùng.

Nhiều hoạt động trong một giao diện người dùng đòi hỏi cả một ‘chủ đề’ (đối tượng trên cùng) và một ‘động từ’ (hoạt động của đối tượng). Điều này cho thấy rằng các hành động tự nhiên trong giao diện người dùng tạo thành một loại ngữ pháp.

Các ẩn dụ ngữ pháp có thể được mở rộng nhiều hơn một chút, trong một số chương trình có thể dễ dàng nhận biết ‘trạng từ, tính từ …’.

Hai ngữ pháp phổ biến nhất được biết tới là “Action->Object” và “Object-Action“. Trong Action-Object các hoạt động (hoặc công cụ) là lựa chọn đầu tiên. Khi một đối tượng tiếp theo được chọn, công cụ này ngay lập tức hoạt động theo đối tượng.

Việc lựa chọn các công cụ này vẫn xảy ra từ một trong những hành động tiếp theo, dó đó nhiều đối tượng có thể được vận hành bởi từng lần chọn mà không cần chọn lại công cụ.

Action-Object còn được biết tới như “phương thức – modality” bởi việc lựa chọn là một “chế độ – mode” thay đổi hoạt động chương trình. Ví dụ cho kiểu này là phần mềm Illustrator, bạn có thể vẽ 1 nét, sau đó lựa chọn độ lớn nhỏ của nét mà không cần chọn lại.

Trong trường hợp Object-Action, đối tượng được chọn đầu tiên và còn tồn tại từ lần hoạt động tiếp theo. Hành động cá nhân được chọn sau đó hoạt động trên đối tượng đã chọn. Phương pháp này dễ thấy trong xử lý văn bản – đầu tiên kiểu chữ được chọn, sau đó người dùng chọn kiểu italic, bold,..

Object-Action còn được gọi là “không phương thức – non-modal” bởi vì những hành vi có thể được áp dụng cho các đối tượng có sẵn. Một kiểu đầy hiệu quả của Object-Action được gọi là “thao tác trực tiếp”, nơi mà bản thân mỗi đối tượng chính là một công cụ – ví dụ như kéo một đối tượng tới vị trí mới và thay đổi kích thước.

“Phương thức – Action Object” bị chỉ trích khá nhiều trong UI vì chương trình được đề cao và có giao diện xấu xí. Còn “Không phương thức – Objec-Action) được sử dụng rộng rãi, cho dù một số tính huống trong cuộc sống lựa chọn rõ ràng là “Phương thức”.

Ví dụ trong nghề mộc, hiệu quả tốt hơn khi đóng cùng lúc nhiều chiếc đinh hơn là đặt búa xuống, rồi cầm thước, vẽ vị trí đinh kế tiếp, chay đi kiếm vít…

9. Các nguyên tắc Help – Trợ giúp

Hiểu được các Trợ giúp mà người dùng cần.

  • 1. Định hướng mục tiêu “Tôi có thể làm gì với chương trình này?”
  • 2. Mô tả “Cái này là gì? Thế nào? Làm sao?”
  • 3. Thủ tục “Làm thế nào để tôi làm điều này”
  • 4. Diễn giải “Tại sao điều này xảy ra”
  • 5. Định hướng “Tôi đang ở đâu?”

Đối với thiết kế đồ họa, mỗi sản phẩm cần ẩn chứa trong đó sự “trợ giúp” người dùng cần dễ dàng nhận biết họ đang có sản phẩm gì, để làm gì, sử dụng thế nào, và phù hợp với văn hóa của họ.

10. Nguyên tắc về an toàn

Hãy để cho người dùng tự tin bằng cách tạo dựng một hệ thống an toàn

Ted Nelson từng nói “Sử dụng DOS giống như tung hứng với dao cạo, còn sử dụng Mac giống tung hứng một Pin bowling – thanh gỗ phải ném đổ trong bowling)”.

Trong mỗi người có một số lượng các rủi ro, và có tối thiểu và tối đa rủi ro mà họ cảm thấy thoái mái. Nếu người dùng thấy quá nguy hiểm, họ sẽ tìm cách giảm nguy cơ đó. Ngược lại nếu quá an toàn – nói cách khác nguy cơ giảm xuống ngưỡng tối thiểu – họ lại tham gia các hành động để tăng nó lên.

Trong thiết kế có thể coi điều này là sự xác định nhận thức của khác hàng, nếu cung cấp một thiết kế vượt ra khỏi nhận định thẩm mỹ của họ, họ sẽ cảm thấy không tin tưởng, và họ cũng không tin tưởng nếu thấy một thiết kế theo họ quá tệ. Nó phải nằm trong mức độ nhận thức của họ.

Nhiều người cho rằng, những người dùng mới không chỉ kém về kỹ năng, mà còn cả trí tuệ. Nhưng đó là vấn đề chúng ta (những người chuyên môn) phải giải quyết để bất cứ người dùng nào cũng cảm thấy họ đang ở trong mức độ an toàn. Những hộp thoại “Are you sure – Bạn có chắc?” là một thao tác quan trọng cho người dùng.

Cuối cùng cần lưu ý rằng nhiều điều trong cuộc sống không thể đạt được dễ dàng. Thực hành là “no pain, no gain – không đau – không đạt”, nếu một cuộc thi chạy ai cũng về nhất thì không còn là cuộc thi.

Điều này đặc biệt thích hợp với thiết kế giao diện Game, các nguyên tắc giao diện cho Game có thể hơi khác với nhưng nguyên tác dành cho người sử dụng máy tính thông thường.

11. Các nguyên tắc ngữ cảnh

Hạn chế hoạt động của người dùng với một bối cảnh được  xác định, trừ khi có một lý do chính đáng để không làm điều đó.

Mỗi hành động người dùng diễn ra trong một bối cảnh cụ thể – những tài liệu hiện thời, lựa chọn hiện tại, hộp thoại hiện hành. Một tập hợp các hoạt động là hợp lệ trong một bối cảnh có thể không phù hợp trong bối cảnh khác.

Ngay cả trong một tài liệu đơn, có thể có nhiều cấp độ – ví dụ, trong một phần mềm vẽ, lựa chọn một đối tượng Text (Có thể di chuyển hay thay đổi kích thước) nó thường được coi là một trạng thái khác nhau từ việc chọn từng ký tự riêng lẻ trong đối tượng text đó.

Ý tưởng là tốt khi tránh pha trộn các cấp độ này. Ví dụ, hãy tưởng tượng một ứng dụng cho phép người dùng lựa chọn một loạt các ký tự văn bản trong một tài liệu, và cũng cho phép họ chọn một hoặc nhiều hơn toàn bộ tài liệu (cái sau là một khái niệm lựa chọn khác biệt với lựa chọn tất cả các ký tự trong một tài liệu).

Trong trường hợp như vậy, đây có thể là tốt nhất nếu chương trình không cho phép lựa chọn cả ký tự lẫn tài liệu trong cùng một lựa chọn. Một cách kín đáo để làm điều này là lựa chọn “mờ” khi mà trong bối cảnh này điều đó không được thực hiện.

Trong ví dụ trên, nếu người dùng có một loạt các văn bản được chọn, và sau đó lựa chọn một tài liệu, phạm vi các phần được chọn bị mờ đi, chỉ ra rằng lựa chọn không thích hợp. Các giải pháp lựa chọn chính xác nhất tất nhiên sẽ phụ thuộc và bản chất của các ứng dụng và mối quan hệ giữa các ngữ cảnh.

Một điều cần lưu ý là mối quan hệ giữa các ngữ cảnh. Ví dụ, có những trường hợp mà người dùng đang làm việc trong một không gian cụ thể, đột nhiên một hộp thoại bật lên hỏi về việc xác nhận một hành động.

Sự thay đổi đột ngột của bối cảnh có thể khiến người sử dụng tự hỏi bối cảnh mới liên quan gì tới bối cảnh cũ. Sự hỗn loạn này là trầm trọng do tính ngắn gọn của kiểu viết được phổ biến trong các phần mềm.

Tốt hơn hơn là “Bạn có chắc” là một cái gì đó như “Có hai tài liệu chưa được lưu. Bạn có muốn thoát tất cả?” sẽ giúp người dùng tập trung vào bối cảnh hiện tại của họ.

12 Quy tắc của thẩm mỹ

Tạo một chương trình đẹp mắt

Không nhất thiết mỗi chương trình là một tác phẩm nghệ thuật. Nhưng nó tốt hơn là một cái gì đó xấu xí. Có rất nhiều quy tắc của thiết kế đồ họa có thể học dễ dàng.

Một nguyên tắc được họa sĩ và nhà viết tiểu thuyết viễn tưởng William Rotsler khuyên: “Đừng làm cái gì mà mọi người nghĩ đó nó giống như một sai lầm”.

Một lĩnh vực có vẻ ít liên quan tới thẩm mỹ nhưng quan trọng đó là thời gian. Người dùng không thích các chương trình, các trang web chậm chạp. Hãy sử dụng các thủ thuật tốt nhất để làm tất cả chạy nhanh hơn.

13 Nguyên tắc thử nghiệm người dùng

Kêu gọi giúp đỡ từ những người khác để khắc phục những sai sót trong thiết kế của bạn.

Trong nhiều trường hợp, một nhà thiết kế tốt có thể phát hiện các khiếm khuyết cơ bản trong một giao diện UI. Tuy nhiên, có những loại khiếm khuyết khó phát hiện, và trong thực tế một nhà thiết kế hóa ra có thể bỏ qua những lỗi hơn mà nhiều người bình thường có thể phát hiện.

Trong những trường hợp khác lỗi chỉ xảy ra khi người sử dụng chương trình.

Thử nghiệm đối với người dùng chính là đề nghị chạy thử chương trình với người dùng cuối là một phương pháp hiệu quả để phát hiện lỗi thiết kế. Tuy nhiên cũng có vài kỹ thuật cụ thể để tối đa hóa thử nghiệm với end user.

  • Thiết lập quan sát. Tạo những nhiệm vụ thực tế cho người dùng, sau đó đề nghị những end user có cùng kinh nghiệm sử dụng, sử dụng sản phẩm (tránh những người đã quen thuộc với sản phẩm của mình).
  • Mô tả cho người dùng về công việc. Hãy họ biết rằng bạn đang kiểm tra các sản phẩm. Hãy nói với họ nếu có lỗi, đó không phải của họ, và bạn phải giải quyết nó.
  • Thảo luận về cách sử dụng
  • Đề nghị họ phát biểu bằng lời những gì họ nghĩ về sản phẩm, nhắc nhở nếu họ quên.
  • Giải thích với họ rằng bạn có mặt ở đó không phải để trả lời các câu hỏi của họ. Họ cần hỏi trước khi bắt đầu sử dụng sản phẩm.
  • Mô tả các tính năng và giới thiệu sản phẩm.
  • Kết luận các quan sát. Nói với họ những gì bạn phát hiện, sau đó trả lời các câu hỏi.
  • Sử dụng các kết quả.

Sử dụng người dùng thử nghiệm có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào của dự án, tuy nhiên, nó thường hiệu quả để xây dựng một mô hình mẫu và thử nghiệm trước khi xây dựng mô hình thực tết. Dễ dàng hơn để đối phó với một lỗi thiết kế khi phát hiện nó trước đó.

Tognazzini khuyên bạn có không quá ba người cho mỗi thiết kế – nhiều hơn khiến bạn chỉ đơn giản liệt kê các vấn đề đã phát hiện ra.

14. Nguyên tắc của sự khiêm nhường.

Lắng nge những gì người bình thường nói.

Một trong những kiến thức giá trị nhất có thể đạt được là xem những người khác cố gắng sử dụng chương trình của bạn. Những điều khác có thể tới từ việc lắng nghe ý kiến của họ về sản phẩm. Tất nhiên bạn không cần làm chính xác tất cả mọi thứ họ nói.

Điều quan trọng là nhận ra rằng mỗi người, người dùng, người thiết kế đều có phần hình ảnh của riêng mình. Lý tưởng nhất là cần nhiều ý kiến người sử dụng, cộng với hiểu biết của nhà thiết kế, phát triển và làm chúng thanh lịch và thuận lợi. Nó có thể không đáp ứng tất cả, nhưng đáp ứng đúng nhu cầu lớn nhất của số đông.

Mỗi sản phẩm được xây dựng hoàn toàn từ phản hồi của khách hàng là một sản phẩm tầm thường, bởi vì người dùng hầu hết mong muốn những tính năng mà họ không thể đoán trước.

Nhưng chỉ một nhà thiết kế để đánh giá tốt và xấu lại không đủ. Nó chỉ đại diện cho một nhóm nhỏ và không đại diện cho số đông.

Một số điều nhà thiết kế nên giữ trong đầu về người dùng của họ.

  • Hầu hết mọi người có một ý tưởng như là “ai cũng nghĩ thế”, do các mối quan hệ đều tự ta lựa chọn, và chúng ta có xu hướng lựa chọn những người đồng quan điểm.
  • Hầu hết mội người đều có một “sở trường” nào đó, do đó có thể làm tốt trong “sở trường” của họ.
  • Kỹ năng sử dụng máy tính hóa ra khó hơn chúng ta nghĩ.
  • Không sử dụng máy tính không có nghĩa là họ thiếu thông minh. Đơn giản là họ có nhiều thú vui hơn là việc ngồi trước một màn hình và khám phá những hệ thống phức tạp. Phần lớn những người sử dụng thông thạo bắt nguồn từ việc “Chơi” trên máy tính.

Kết luận

Đây là một tài liệu được dịch từ sylvantech.com có từ năm …1998. Các nguyên tắc đều rất cơ bản, nhưng chủ yếu dùng cho thiết kế phần mềm. Khi đọc iDesign nhận thấy có sự tương đồng giữ UI trong thiết kế giao diện phần mềm và UI trong các thiết kế đồ họa.

Ví dụ:  Nguyên tắc Khiêm nhường – có tương đồng với với Nguyên tắc dễ hiểu của Dieter Rams. Rồi Nguyên tắc bối cảnh, nguyên tắc tập trung, nguyên tắc ngắn gọn…

Bạn có thể rút ra những điều bổ ích cho mỗi thiết kế của mình thông qua bài viết về UI này. Vì thiết kế cũng giống như các nhà lập trình, cần đưa tới cho người sử dụng những thiết kế dễ hiểu, truyền tải thông điệp, ấn tượng, thẩm mỹ …

 

Thiết kế Brochure và quá trình tiến hành hiệu quả.

“Chúng ta cần một brochure”. Sếp của bạn buột miệng phát ra bốn từ tưởng chừng như đơn giản đấy nhưng bạn phải gánh một nhiệm vụ ngốn hết thời gian của bạn hàng tuần, hàng tháng liền.

Tuy nhiên một quyển brochure (hay còn gọi là sổ giới thiệu) không hề phức tạp đến như vậy và không cần thiết phải làm phức tạp nó.

Nằm trong chiến lược marketing của một công ty, một cuốn brochure được thiết kế tốt là kết quả của một kế hoạch được chuẩn bị chu đáo ngay từ đầu. Sau đây là những chỉ dẫn mang tính thực hành cao mà các nhà thiết kế tương lai cần biết:

Brainstorming

Làm brainstorming với những người chịu trách nhiệm chính trong việc thiết kế brochure, bao gồm nhà thiết kế, người viết lời, nhiếp ảnh gia, giám đốc dự án và những lãnh đạo đã bật đèn xanh cho dự án này. Điều này rất quan trọng cho những người ra quyết định và trong phần trường hợp sẽ tránh được chi phí cho việc viết lại và thiết kế lại.

Buổi brainstorming là giai đoạn quan trọng nhất, nó đòi hòi cả não trái và não phải của những người tham gia cùng hoạt động. Ellen Gray, giám đốc công ty truyền thông Gray Matters – một công ty về marketing và quan hệ công chúng ở Miami- giải thích về tính quyết định của buổi họp đầu tiên,

“Khách hàng thường có những tầm nhìn và trông đợi về cái mà họ muốn. Chúng tôi thảo luận cả về nội dung và hình thức, và quan trọng nhất là nhưng thông điệp mà họ muốn truyền đạt và công chúng mục tiêu của họ là ai.”

 

Tom Salvo, giám đốc sáng tạo của HighGround Inc., một công ty quảng cáo dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, đưa ra quan điểm của mình:

“Chúng tôi làm brainstorm như một đội và ấn định một buổi thảo luận với khách hàng, người thiết kế và viết lời để phát triển chiến lược sáng tạo cho brochure. Tất cả các công việc được triển khai từng bước một với sự tham gia của khách hàng.”

Xác định mục đích của brochure

Brochure giữ vai trò gì trong các nỗ lực marketing của bạn? – Nó có phải để hỗ trợ cho các nhân viên bán hàng? Để gửi thư? Là một phần trong bao bì? Một phần của cuộc triển lãm giới thiệu sản phẩm? Và nó phối hợp như thế nào với các nỗ lực marketing khác?

Xác định đối tượng và thông điệp.

Nó dành cho tất cả các khách hàng hay chỉ cho một phân đoạn nhất định? Loại người nào sẽ dọc chúng? Thông điệp phải tập trung vào sáng tạo? Hay kỹ thuật? Hay đơn giản là có sao nói vậy?

Tyler Blik, giám đốc công ty thiết kế Tyler Blik ở San Diego, California nói: “Hãy hiểu công chúng của bạn. Xác định thông điệp và những điểm chính yếu mà bạn muốn thực hiện và hãy tự hỏi mình rằng nó có phù hợp với toàn bộ mục tiêu và mục đích của công ty không?”

Hãy tính đến đối thủ cạnh tranh.

Linda Costa, giám đốc công ty WORDWISE, khuyên “Bạn phải chắc chắn rằng brochure phải giới thiệu một cách tốt nhất có thể công ty của bạn hoặc sản phẩm của bạn và từng chi tiết một phải làm tốt hơn đối thủ cạnh tranh, không thì chí ít cũng phải bằng thế.”

Costa khuyến khích khách hàng mang các quyển brochure của các đối thủ cạnh tranh tới buổi họp đầu tiên để có thể xác định được mức độ tối thiểu cần đạt tới của brochure.

Kinh phí của bạn tới chừng nào? Hãy tìm hiểu ngân sách cho dự án trong đó bao gồm cả việc in ấn. Nếu bạn phải tự lập ngân sách, bạn cần gặp nhà thiết kế, người viết lời, nhiếp ảnh gia và nhà in để có thể tổng hợp các thông tin về chi phí.

Không có một chi phí trung bình cho một cuốn brochure bới nó rất biến động tùy theo mức độ sáng tạo, loại giấy, màu sắc, khổ và dạng của brochure.

Tạo phần lời và thiết kế maket.

Việc quyết định liệu phần lời hay phần thiết kế sẽ làm trước là một câu hỏi hóc búa không kém câu hỏi gà hay trứng có trước. Phần lớn các chuyên gia đều đồng tình với việc phải có một sự đồng bộ. “Cả hai phần này nên làm cùng nhau và đồng thời là lý tưởng nhất. Nhiều lần chúng tôi phải nghĩ về từ ngữ cần được diễn đạt cùng lúc đang phát triển hình ảnh đằng sau thông điệp đó” Tyler Blik nói.

Tom Salvo thêm vào: “Đấy thực sự là một quá trình hợp tác mà thông thường yêu cầu cả phần lời và phần thiết kế phát sinh đồng thời.”

Khi viết lời, tránh việc đưa quá nhiều thông tin chi tiết và vụn vặt về công ty vào brochure. Quan điểm là một quyển brochure để có được một cái nhìn bao quát và đạt được sự quan tâm rộng rãi chứ không trực tiếp làm phát sinh việc giao dịch mua bán. Với mục đích như vậy, hãy làm phần lời đơn giản và thích hợp với đối tượng nhắm tới.

Đừng đi vào khu rừng của những thuật ngữ khó hiểu và những trò chơi chữ. Và nếu bạn dùng từ quá thời thượng thì chúng cũng sẽ mau chóng trở nên lỗi thời.

Tyler Blik đồng tình: “Đừng cố gắng nói tất cả mọi thứ trong brochure. Nếu bạn muốn họ quan tâm, hãy tạo ra một lời kêu gọi hành động. Quá nhiều lần đội ngũ marketing và bán hàng làm rối tung cuốn brochure, mỗi trang họ lại đưa ra một thông điệp. Thật là một thứ hổ lốn.”

Trước tiên cần phải có một maket (thông thường là phác thảo đầu tiên), phần lời hoàn chỉnh sẽ được thêm vào, và người thiết kế sẽ đưa ra những đề nghị về kích cỡ và kiểu dáng và màu sắc.

Một nhà thiết kế tốt quả là vô giá trong giai đoạn này, hãy nghe những lời khuyên của họ. Họ biết dùng màu nào, cỡ nào, dạng nào để tạo hiểu quả cho sản phẩm cuối cùng và kinh phí sẽ ra sao.

Các nhà thiết kế thường là các thực hành gia trong một ngành nghề cụ thể và có thể cho bạn ý tưởng về brochure sẽ so sánh và đối lập với đối thủ như thế nào.

Màu sắc

Màu sắc sẽ ảnh hưởng tới chi phí và hình thức của brochure hoàn chỉnh. Bạn có thể tiết kiệm được khối tiền bằng những sáng kiến về thiết kế và chỉ sử dụng hai màu. Hoặc bạn có thể sử dụng những hình ảnh yêu cầu quá trình sử lý in bốn màu.

Tom Salvo khuyên rằng “Màu sắc tối quan trọng cho một brochure thành công, nhưng nó phải hữu dụng và thực tiễn.”

Đối với vấn đề màu sắc.

Tyler Blik nói “Đó là toàn bộ nội dung và biểu đạt nội dung. Một tác phẩm hai màu tuyệt vời luôn vượt lên trên các tác phẩm bốn màu tầm tầm. Tuy nhiên người ta đã chứng minh rằng 4 màu đạt được sự chú ý cao nhất.”

Hãy cho các nhà in tham dự.

Các nhà in, cũng như các nhà thiết kế, có thể giúp đỡ rất nhiều trong việc đưa ra các gợi ý về bố cục của brochure. Theo Tyler Blik, nhà in nên tham gia vào quá trình ngay khi bắt đầu, “Đại diện của nhà in là đồng minh của bạn suốt toàn bộ quá trình. Sử dụng họ như bạn sử dụng giám đốc marketing, người viết và nhiếp ảnh gia.”

Làm việc với nhà in của bạn ngay từ khi bắt đầu có thể tiết kiệm khối tiền và sức lực.

Linda Costa thường mời nhà in trước khi cô trình bản phác thảo cho khách hàng. Cô tìm kiếm những lời khuyên từ nhà in về loại giấy sử dụng, kích cỡ, bao bản có thể in trên một tờ giấy. “Đôi khi, bằng cách giảm kích cỡ chỉ 1 cm thôi, bạn có thể in được 2 bản trên một tờ thay vì một, và như vậy giảm đáng kể chi phí giấy,” cô nói.

Costa thêm, “Chúng tôi luôn luôn hỏi các nhà in xem họ có gợi ý gì để giảm chi phí mà không ảnh hưởng tới chất lượng thiết kế. Bạn sẽ ngạc nhiên với các mánh khóe mà họ cho bạn.”

In thử và in. Sau khi thống nhất tất cả các phần thiết kế và từ ngữ, đây là lúc in thử brochure của bạn. Tất cả những ai tham gia thiết kế không nên tham gia vào việc in thử. Một cách nào đó khó mà thấy được lỗi của chính mình. Hãy thuê môt ai đó đọc thử và đưa brochure cho các nhân viên trong công ty để họ xem với một con mắt “tươi mới”.

Nhà thiết kế thường nên kiểm tra ngay tại nơi in và ngay trước khi in. Nhà thiết kế sẽ đảm bảo rằng màu sắc sẽ được in đúng và tất cả những chi tiết trong quá trình in ấn đã được xử lý tốt.

Sẵn sàng cho lần kế tiếp. Brochure của bạn cần được cập nhật theo thời gian. Hãy lưu giữ tất cả những thay đổi tiềm tàng và những phương thức cải tiến cho lần in tới.

Hãy tránh những lỗi thông thường!

Đừng tiết kiệm quá. Cũng tốt thôi khi bạn tiết kiệm tiền từ việc tham khảo ý kiến các nhà in và nhà thiết kế của riêng bạn. Nhưng đừng tiết kiệm đến mức thay đổi những điều cốt lõi của brochure, bằng không kết quả cuối cùng sẽ thể hiện rõ.

“Sai lầm thường gặp nhất của khách hàng là tin rằng chi phí quan trọng hơn là thuê một nhà chuyên nghiệp có kinh nghiệm và tiếng tăm.”

Hãy lắng nghe các nhà chuyên nghiệp. Bạn đã thuê nhà thiết kế, người viết, nhiếp ảnh gia và nhà in trên cơ sở chuyên nghiệp của họ, vậy hãy lắng nghe lời họ. “Đôi khi các khách hàng có ý tưởng rất tốt về cái mà họ muốn khi thuê các chuyên gia bên ngoài nhưng họ lại không nói ra những ý tưởng của họ mà có thể là hiệu quả hơn,” Elle Gray nói.

Hãy nghĩ rộng. Brochure của bạn chỉ là một thành phần của thông điệp marketing của bạn. Hãy đảm bảo nó đồng bộ với các yếu tố và phương tiện khác. “Các công ty thường không xem nó như là một phần trong toàn bộ chương trình truyền thông marketing,” Linda Costa nói.

Cẩn thận khi tự làm. Thiết kế không chỉ đơn giản là cái máy tính mà bạn dùng, phần mềm bạn chạy. Có thể bạn tiết kiệm được khối tiền bằng việc sử dụng một phần mềm đồ họa mà không cần thuê nhà thiết kế.

Đấy là một hiểm họa. “Các phần mềm dễ sử dụng cho phép mọi người tự gán một cái mác nhà thiết kế nhưng rồi họ sẽ có một sản phẩm kém chuyên nghiệp, tẻ nhạt và không đặc trưng.”

Theo Nguyễn Tùng – omega.edu.vn (dịch từ DG)


Điều gì làm nên một thiết kế tốt

Đó chỉ là ý kiến riêng, hay còn có gì hơn thế nữa? Phân tích mẫu thiết kế dường như là một công việc trừu tượng. Thậm chí đến cả nhà thiết kế bậc thầy sáng tạo ra những sản phẩm tuyệt vời dường như cũng chỉ nhờ vào tài năng thiên bẩm mà chúng ta không thể quy ra công thức được.

Có nhiều tác phẩm tuyệt vời được tạo ra cả trong lúc có ý thức lẫn vô thức. Nhược điểm của một nhà thiết kế khi tiếp tục sáng tạo trong vô thức họ làm việc một cách ngẫu hứng.

Ví dụ, nếu bạn hỏi một người phi công tại sao họ lại bật vài cái nút bấm, họ sẽ trả lời, “Tôi cảm thấy cần phải bấm nút đó” hơn là “tôi cần phải điều chỉnh cánh để giảm sức gió”. Đối với 1 hành khách, câu trả lời thứ 2 sẽ làm cho chúng ta cảm thấy an toàn và tự tin hơn vào khả năng của phi công.

Có một sức mạnh thực sự xuất phát từ việc xác định và giao tiếp về những ý nghĩa trong thiết kế. Trong câu chuyện Joshua Tree (Sidebar), chúng tôi khám phá rằng một khi bạn nhận ra và hiểu được điều gì đó, bạn sẽ lên một cấp độ mới về nhận thức.

Cây Joshua

“Nhiều năm trước vào dịp Giàng sinh, tôi nhận được một cuốn sách làm sao để nhận dạng các loài cây. Cây đầu tiên trong cuốn sách là cây Joshua vì chỉ có hai cách để xác định nó.

Cây Joshua là một loài cây hiếm, tôi nhìn vào bức tranh của nó trong sách và nói với bản thân mình, “Ồ, chắc hẳn nó không có ở miền Bắc California. Đó là một cây rất lạ. Tôi sẽ nhớ ra nếu tôi từng thấy nó”.

Tôi để cuốn sách và đi ra ngoài. Tôi đã sống trong căn nhà đó mười ba năm, và tôi chưa bao giờ nhìn thấy một cây Joshua nào cả. Tôi đã đi dạo quanh khu phố, và thật ngạc nhiên! ít nhất là 80% nhà có cây Joshua trong sân trước. Và tôi chưa bao giờ thấy nó trước đây.

Một khi tôi ý thức, và biết được tên của nó, tôi thấy nó ở khắp mọi nơi. Đó chính là quan điểm của tôi. Một khi bạn đặt tên, ý thức một cái gì đó, bạn có quyền lực với nó, bạn sở hữu nó. Bạn đang trong tầm kiểm soát. ”

Trong bài này chúng tôi sẽ chỉ ra 1 số nguyên tắc thiết kế làm cho người đọc bị hấp dẫn và tại sao lại như thế. Càng trở nên có ý thức về cách thiết kế hoạt động thì bạn càng có thể giao tiếp và quyết định thiết kế tốt hơn.

Xin chào, tôi là bộ não của bạn

Thiết kế có sức hấp dẫn vì bộ não của chúng ta là một hệ thống tưởng tượng hình ảnh tuyệt vời. Chúng ta nghĩ rằng hệ thống này hoạt động bằng cách dùng mắt kéo hình ảnh vào và lưu trữ chúng trong tâm trí. Nếu điều có thực thì sẽ không còn thiết kế hay nghệ thuật.

Còn trong thực tế, có đến 30 khu vực ở phía sau bộ não của bạn để định hướng hình khác nhau về hình ảnh. Các khu vực khác nhau của não bộ tạo nên thiết kế. Vì vậy, có thể nói người xem cũng là một nghệ sĩ. Trong thực tế, thiết kế và nghệ thuật kích thích não bộ nhiều hơn một hình ảnh thực tế.

Đó là lý do tại sao nó ảnh hưởng đến chúng ta khác nhau. Đặt ngẫu nhiên các đối tượng trên màn hình lại không tạo kích thích. Phải có lí do cho sự phá cách/ sắp xếp hình ảnh để tâm trí nhận ra.

Chúng ta không thể thống kê tất cả các phong cách thiết kế đang có. Nhưng chúng ta có thể phân loại chúng thành những nhóm lớn hơn và khái quát như “clean”, hoặc “grunge,” và nhà thiết kế chắc chắn mong đợi những từ đó trong tác phẩm của mình. Mặc dù ở ngoài mặt có vẻ như khác nhau, nhưng thực chất bộ não được kích thích bởi cùng 1 cách.

Các nguyên tắc dưới đây dựa trên nghiên cứu về não bộ và thần kinh đã được trình bày. Trong bài viết này, tôi đã cố gắng trình bày chúng một cách dễ hiểu nhất:

Nguyên tắc của kinh nghiệm thẩm mỹ

NHÓM

Đây là cách khai thác vào các nhóm như hình dạng hay màu sắc. Kỹ thuật này được sử dụng rất nhiều trong thiết kế để kích thích não bộ tìm thấy sự kết nối trong các yếu tố. Ví dụ, trong biểu tượng giống như FedEx, mũi tên được tạo ra trong tâm trí bằng cách nhóm các không gian giữa “E” và “X”

Các cơ chế thần kinh của chúng ta là kết quả của sự tiến hoá, một đặc điểm sinh tồn trong não là để bảo vệ chúng ta khỏi các kẻ thù và sự ngụy trang của chúng. Đầu tiên chúng ta  nhìn thấy màu vàng phía sau các tán lá. Não bộ phân tích chúng lại thành 1, và đưa ra kết quả là có một con sư tử đang chờ đợi phía sau tán lá.

Có một tập hợp các nguyên tắc thiết kế được gọi là Lý thuyết Gestalt nói rằng phân tích các nhóm thành từng loại cụ thể. Đây có thể là sự khám phá mới về các nhóm.

ĐỐI XỨNG VÀ CÂN BẰNG

Một chủ thể đối xứng giúp cho bộ não nhận ra đó là con người hay kẻ thù. Càng nhiều thứ đối xứng và cân bằng như khuôn mặt con người, chúng ta càng nhận thức nó đẹp hơn. Không có khuôn mặt người nào là hoàn toàn đối xứng, tuy nhiên khi hai bên gần như đối xứng, chúng xem là đẹp hơn.

Một số nhà khoa học đã đưa ra lập luận này vì các sinh vật không đối xứng thường bị bệnh và não bộ vẫn đang tiến hóa để trở nên đối xứng.

Vì vậy, khi chúng ta càng tạo ra sự đối xứng và cân bằng trong thiết kế thông qua hệ thống grid và kích thước cụ thể của các thành phần, thì bản thiết kế càng hoàn hảo hơn.

Các thiết kế có thể không đối xứng hoàn toàn, nhưng nó phải cân bằng. Nếu không có sự cân bằng, não bộ sẽ thấy cách bố trí đó không đúng.

VÙNG PHÂN BIỆT

Vùng phân biệt là cách não bộ thay đổi để phản ứng với sự khác biệt giữa các yếu tố. Bạn càng nhấn mạnh sự khác biệt thì càng làm cho thiết kế rõ ràng hơn. Ví dụ, trong phòng thí nghiệm có một con chuột, một hình vuông và hình chữ nhật, bạn dạy nó rằng hình chữ nhật sẽ mang đến thức ăn, và hình vuông sẽ không, chắc chắn nó sẽ đi  đến hình chữ nhật. Nếu bạn thêm vào 1 yếu tố thứ 3, một hình chữ nhật dài và mỏng, con chuột sẽ định hướng đi đến hình chữ nhật này hơn, vì nó rõ ràng hơn.

Nguyên tắc này cũng được áp dụng để xem hình vẽ tả thực và bức tranh biếm họa của một người. Với não bộ, bức tranh biếm họa trông gần như bản vẽ hiện thực. Não bộ đã tổng hợp những diểm khác biệt được nhấn mạnh trong đấy.

Sự dàn dựng ánh sáng cũng là 1 ví dụ. Bóng đổ và phản chiếu, hoặc ánh đèn mờ của sân khấu là một biến thể của ánh sáng tự nhiên. Bằng cách tạo ra những hiệu ứng này, chúng ta có được 1 thứ ánh sáng hấp dẫn hơn về mặt thẩm mỹ trong tác phẩm.

ĐƠN GIẢN HÓA

Khi học thiết kế, chúng ta được dạy rằng phải tập trung vào các yếu tố cần thiết trong bố cục và đơn giản hóa một thông điệp muốn nói. Trong nghệ thuật, một bản phác hoạ thể hiện sự tối giản của chủ thể luôn tạo ấn tượng mạnh mẽ hơn một bản vẽ 3D. Đây là lý do tại sao phác họa trong nghệ thuật  luôn ấn tượng hơn một bản vẽ đầy màu sắc.

Đơn giản hoá nhằm để loại bỏ các thông tin thị giác rẻ tiền hay làm lộn xộn bản thiết kế và tập trung vào các yếu tố cần thiết. Nó hướng sự chú ý đến những gì quan trọng. Bằng cách giữ lại chi tiết quan trọng, bản thiết kế sẽ trở nên ấn tượng hơn.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NHẬN THỨC

Khi xem một bộ phim kinh dị, đạo diễn thiết lập những cảnh quay theo nguyên tắc này. Những con quái vật hay kẻ giết người trong phim càng ẩn mình trong bóng tối hoặc chỉ lộ một phần nhỏ thì bộ phim càng đáng sợ.

Sợ hãi được tạo ra trong tâm trí và trí tưởng tượng của bạn. Nếu trong toàn bộ phim bạn đã thấy những kẻ giết người hay sinh vật dưới ánh sáng ban ngày, sẽ không có gì đáng sợ về nó nữa.

Giải quyết vấn đề nhận thức là buộc tâm trí phải thử và tìm ra, hoặc tưởng tượng ra những đối tượng đó như thế nào. Điều này tạo ra sự tò mò và buộc não bộ hoạt động để tìm ra các hình ảnh. Nó kích thích trí óc nhiều hơn một cái gì đó bình thường. Nên tiết lộ 1 vài cái nhỏ để chúng ta tự suy ngẫm ra 1 điều gì đó lớn hơn.

ĐỘ TƯƠNG PHẢN

Chúng ta biết tương phản là 1 nguyên tắc trong thiết kế đồ họa, nó là sư liên quan giữa ánh sáng với bóng tối, các đường cong với góc độ, và động với tĩnh. Tương phản là cách mà võng mạc và não bộ phản hồi sự thay đổi trong màu sắc hoặc góc cạnh.

Thông tin chính đến não bộ thường là sự thay đổi màu sắc hoặc góc cạnh. Do đó, tương phản trở thành một chi tiết thú vị, khiến cho mắt và não bộ tập trung vào.

Vì vậy, bằng cách tăng độ tương phản trong thiết kế (kết cấu hoặc màu sắc) sẽ làm cho người xem thu hút hơn. Ngược lại cũng có thể tạo ra các yếu tố lặp đi lặp lại như những đường màu đen và trắng, để tạo ra một một nhịp điệu thị giác cho mắt dõi theo.

Tạo mảng tương phản khác nhau rất quan trọng với một thiết kế đẹp.

QUAN ĐIỂM CHUNG

Khi xem một đối tượng, chúng ta thường thích một quan điểm dễ hiểu, ít phức tạp. Ví dụ, các hình lập phương trong hình ảnh bên dưới. Cái bên trái trông giống hình lập phương hơn, bởi vì đó là một quan điểm chung của mọi người.

Mọi người thấy khối lập phương bên phải giống một hình lục giác phẳng hơn, vì đó là một quan điểm đặc biệt. Và khi có màu sắc bên trong, chúng ta cuối cùng cũng thấy đó là 1 khối lập phương. Vì vậy, mặc dù có những ngoại lệ cho quy tắc này, quan điểm chung thường có giá trị thẩm mỹ hơn.

PHÉP ẨN DỤ

Nhà thiết kế biết sử dụng các phép ẩn dụ rất tốt. Nó được sử dụng trong việc tạo ra một trải nghiệm quen thuộc bằng cách khai thác các đối tượng thực tế mà mọi người đã biết. Trong trường hợp này, mỗi người hiểu phép ẩn dụ theo một cách khác nhau.

Ẩn dụ là một liên kết giữa hai đối tượng mà lúc đầu có vẻ không liên quan gì. Ở cấp độ vô thức, bộ não đã thực hiện sự liên kết này.

Ví dụ, Shakespeare đã nói “Juliet như mặt trời.” Trong trường hợp này, ý ông muốn người đọc liên tưởng Juliet với sự ấm áp và sự dưỡng dục, chứ không phải là một hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta.

Phép ẩn dụ tốt thường dễ dàng hiểu và phổ biến. Một số thiết kế, hình ảnh hấp dẫn ngay vào lúc chúng ta vừa thấy nó (vì được sử dụng các phép ẩn dụ). Trước khi chúng ta hiểu tại sao nó như vậy thì bộ não của chúng ta đã giải mã nó.

TRI THỨC LÀ SỨC MẠNH

Nhiều nghệ sĩ, giống như Monet, đã sử dụng những nguyên tắc như vùng phân biệt vào công việc của họ. Mặc dù, tôi không chắc là ông có thiết kế cho khách hàng như chúng ta ngày nay hay không.

 

Đôi khi, sự hiểu biết (về thiết kế) mang đến cho chúng ta sự tín nhiệm từ khách hàng. Đó là sự khác biệt khi cùng một mẫu thiết kế nhưng khách hàng lại trả cho bạn nhiều tiền hơn.

Kinh nghiệm và portfolio của bạn cũng là một vấn đề. Tuy nhiên, mỗi khách hàng lại có cách đánh giá thiết kế hoàn toàn khác. Paul Rand đã mô tả khách hàng kinh doanh như thế này:

“Họ là những người không thành kiến và thiên vị, họ thích hay không thích thường dựa vào bề ngoài của sự vật. Tuy nhiên, trong hầu hết trường hợp, họ không phân biệt được giữa đẹp và xấu, giữa thời trang và độc đáo, và họ không phải lúc nào cũng nhận ra tài năng hay kỹ năng chuyên ngành. ”

Cuối cùng nó vẫn phụ thuộc vào khả năng truyền đạt của nhà thiết kế về giải pháp của họ. Biết những nguyên tắc này sẽ không chỉ giúp bạn quyết định phong cách thiết kế, hoặc sử dụng màu gì là tốt nhất, mà còn là sự khác biệt về trình độ văn hoá. Hiểu biết những nguyên tắc này sẽ giúp bạn thiết kế và trình bày hiệu quả hơn.

Dịch từ designinformer

Làm sao để chọn đúng màu sắc?

Không vật thể độc lập nào có thể tác động lên người xem hơn là màu sắc. Màu sắc tạo nên tính cách, truyền tải thông điệp. Nhưng màu nào thì hợp lý là câu hỏi của không ít nhà thiết kế.

Chìa khóa là Màu Sắc Là những Mối Quan Hệ. Các màu sắc không tồn tại khi đứng một mình mà được thấy với những màu khác. Vì lý do này, bạn có thể tạo những tài liệu có sẵn về những màu sắc có sự kết hợp tốt với nhau dựa trên những yếu tố xuất hiện trong thiết kế. Dưới đây là ví dụ:

Chúng ta có một cô gái với gương mặt tàn nhang. Mục đích là làm nó nhìn sống động, tươi mới và chuyên nghiệp (không có các tòa nhà, những nhóm hình khác)

Nhìn gần, gần hơn nữa, gần nhất có thể

Mọi tấm hình đều có 1 bảng màu tự nhiên. Bước đầu tiên bạn hãy Zoom vào tấm hình và xem bao nhiêu màu mà bạn thấy.

Thông thường ở khoảng cách xa bạn thấy khá nhiều màu như, màu da, màu tóc vàng, mắt xanh, áo xanh nước biển, nhưng khi nhìn gần hơn chúng ta nhìn thấy hàng triệu màu.

Bước đầu tiên là hãy cố gắng nhọn một số màu bạn muốn, có thể 16, 32, 64 màu. Bằng một cách đơn giản là dùng Photoshop, bạn duplicate layer ảnh thành một layer mới (bạn sẽ không mất ảnh gốc), sau đó chọn Filter> Pixelate> Mosaic. Một hình ảnh tạo bằng các ô vuông màu sẽ xuất hiện. Số màu tùy vào sự lựa chọn của bạn.

Chọn màu

Dùng công cụ eyedropper tool để chọn ra vài màu quan trọng. Hãy chọn từ những màu xuất hiện nhiều nhất và ít nhất. Về tương phản, hãy chọn màu tối, màu trung tính và màu sáng.

Trong ví dụ này. Những màu xuất hiện nhiều nhất là màu làn da, màu tóc và màu chiếc áo – Những màu ít hơn là mắt, môi, màu sáng highlight trên tóc.

 

Trên tấm hình này bạn cũng thấy một phía hình sáng, và phần còn lại tối. Hãy chú ý, nó tinh tế và cần tập trung. Sau khi hoàn thành, liệt kê các kết quả của bạn bằng màu sắc – Mỗi màu đi kèm với các giá trị của nó từ tối tới sáng.

Thử từng phương án một

Đặt tấm hình vào mỗi màu. Kết quả thú vị đúng không? Tất cả màu sắc đã có sẵn trong tấm hình, bạn chỉ cần chọn 1 màu bạn muốn.

Màu ấm (warm)

Những màu hồng, màu cá hồi (salmon), nâu đỏ, nâu của mái tóc cô gái. Gam màu ấm khiến cô gái nhìn nữ tính, êm ái. Những màu này phù hợp với thiết kế mỹ phẩm, hay sự chăm sóc.

Màu lạnh (cool)

Những màu như xanh nước biển khiến tấm hình có vẻ nghiêm túc. Để ý sẽ thấy với màu xanh sẫm hơn, khuôn mặt cô gái nhìn như đang tiến về phía bạn.

Thêm những màu khác.

Bước tiếp theo là thêm các màu khác. Chọn màu bạn thích rồi đặt nó lên vòng tròn màu. Vòng tròn màu sẽ chỉ ra cho bạn mối quan hệ của màu đó với các màu khác.

Trong ví dụ này tôi sử dụng màu xanh, và đặt nó lên vòng tròn màu. Gọi nó là màu cơ bản, màu xuất phát từ tấm hình.

Công việc chúng ta sẽ là tìm màu nào sẽ thích hợp với nó. Nhớ trong đầu là nếu màu chữ, hoặc những yếu tố đồ họa khác được thêm vào, bạn luôn cần màu sáng và tối để tạo sự tương phản.

Tạo bảng màu

Từ màu cơ bản, bạn có thể tạo một bảng các màu sắc có mối quan hệ với nhau. Các giá trị (đậm nhạt) có thể kết hợp. Ví dụ, màu xanh dương cùng tone với màu da trời sáng và màu xanh đậm.

Monochromatic (đơn sắc)

Là cách sử dụng các màu mà chỉ thêm bớt sáng, tối, hoặc tăng giảm các giá trị của màu đó. Bảng màu này là một bảng màu monochromatic.

Analogous (Tương tự)

Là việc thêm những màu kế với màu đó trong vòng màu. Nó tạo lên sự hài hòa, tương phản dịu. Đây là cách sử dụng khá dễ để lựa màu.

 

Complement (Bổ xung)

Những màu nằm đối diện trực tiếp với nhau (trong ví dụ này là giải màu cam) thì tương phản mạnh nhất. Sử dụng những màu nằm đối diện nhau tạo năng lượng, nghị lực và sự phấn khích. Thông thường đối với màu tương phản, ta dùng khoảng 70-80% là những màu ở phía bên này và 20 – 30% những màu phía bên kia vòng màu.

Split Complement (Chia bổ xung)

Thay vì dùng màu đối diện trực tiếp, chúng ta dùng bảng màu nằm kế 2 bên màu đó.

 

Complement/Analogous (Bổ xung/tương tự)

Đây là bảng màu kết hợp 2 bảng màu Complement và Split Complement

Analogous/Complement.

Đây là bảng màu kết hợp của việc dùng những màu tương tự và thêm màu bổ xung (compliment). Nhưng cần lưu ý sử dụng sự tương phản cả về giá trị màu. Xem ví dụ.

Áp dụng.

Giờ là việc áp dụng những bảng màu bạn đã chọn. Bạn muốn thông điệp của sản phẩm là gì? Hãy sử dụng bảng màu đó.

Dễ nhìn

Màu xanh là màu yêu thích của tất cả. Thật thú vị khi kết hợp giữa màu xanh đậm và màu cam (nhạt), nó tạo nên một sự tương phản tự nhiên. Màu xanh ở nền kết hợp với chiếc áo cô gái, khiến gương mặt cô gái nổi hẳn lên. Đẹp và hiệu quả.

Nổi bật

Bảng màu bắt đầu bằng việc sử dụng màu đỏ ở tóc cô gái và màu vàng, phía bên kia là màu xanh của đôi mắt và cái áo. Toàn bộ thiết kế tạo cảm giác nổi bật, tập sự chú ý của người xem.

Cuốn hút

Màu highlight trên tóc của cô gái được sử dụng chính trong thiết kế này. Một chút màu xanh và đỏ được dùng. Thiết kế hoàn toàn cuốn hút và sâu sắc (hoàn toàn có thể chiến thắng một cuộc thi nào đó). Tuy nhiên khách hàng hẳn phải là người lãn mạn khi chọn gram màu này.

Giản dị

Sự tương phản rất êm ái với dải màu màu xanh sáng. Tất cả tạo nên sự hài hòa dễ chịu.

Xinh đẹp

Thay vì dùng màu xanh sáng như ở trên, chúng ta chuyển qua dùng màu tím nhạt

Tổng kết

iDesign.vn biên dịch từ tài liệu của bamagazine


11 Mẹo chụp cận cảnh khi chụp ảnh đường phố

Chụp ảnh đường phố  không hề dễ dàng. Nó đòi hỏi sự nhanh nhạy của các dây thần kinh, sự phối hợp mắt với đôi bàn tay và bản năng của bạn, và chúa biết tôi đã bị mất nhiền hơn những “khoảnh khắc” tuyệt vời mà tôi có thể đếm được.

Nhưng sự thỏa mãn của việc bắt giữ khoảnh khắc khi mà mọi thứ đến cùng nhau có thể làm cho nó đáng giá vô cùng.

Bài viết này sẽ tập trung cụ thể về thủ thuật để giúp bạn để máy ảnh của bạn càng gần người càng tốt mà không bị họ chú ý. Đó chắc chắn là không phải là cách duy nhất để làm nhiếp ảnh đường phố, nhưng nó là một cách rất hiệu quả.

Nó giúp bạn nắm bắt thế giới tuyệt đẹp xung quanh bạn mà không bị gián đoạn. Và nếu bạn tình cờ bị nhìn thấy sau khi đã “chộp” được, chỉ cần cười  và khoe cho họ thấy những gì bạn đang làm. Tôi nghĩ phần lớn họ sẽ rất vui vẻ khi biết bạn là một nhiếp ảnh gia đang tác nghiệp.

Nào, bây giờ là phần tường thuật. Tôi sử dụng Canon DSLR đây là một anh chàng khá to và “lực lưỡng”, chủ yếu là bởi vì tôi không có khả năng sắm Leica M9 và X100 Fuji , nhưng tôi vẫn tìm ra cách mà qua nhiều năm vẫn “chộp” được những khoảnh khắc đẹp mà không bị gây chú ý.

1. Làm thế nào để giữ máy ảnh của bạn?

Tốc độ là chìa khóa và cách bạn cầm máy có thể tạo ra tất cả các sự khác biệt trên thế giới. Tôi thích để quấn dây đeo máy ảnh quanh cổ tay của tôi thay vì quanh cổ. Điều này nhanh và dễ dàng hơn và máy ảnh của bạn cũng cơ động hơn theo cách này. Nó cũng cho phép bạn ‘bắn từ hông’ dễ dàng nếu bạn cần.

Khi đi dạo trên đường phố tôi thường cầm máy trước mặt tôi ở một góc 45 độ, giữa đường giữa theo chiều dọc và chiều ngang, với ngón tay của tôi trên nút chụp. Bằng cách này, tôi có thể dễ dàng có được máy ảnh của tôi vào đúng vị trí nếu cái gì đó tự phát xảy ra, mà không cần phải thay đổi tư thế để chụp được thứ mà tôi muốn.

2 – Chụp kiểu “Rình”

Trừ khi bạn có một máy ảnh nhỏ còn không thì có vẻ khá khó khăn, thực tế là điều này trở nên dễ dàng hơn với một ai đó, chụp ảnh mà không làm cho đối tượng nhận thấy bạn đang nâng cao máy ảnh ở trên ngực, ngó xem qua kính ngắm.

Các lợi thế để chụp từ hông với máy ảnh gắn vào cổ tay của bạn, thực sự trở thành một phần mở rộng của cánh tay. Bạn không phải quay trước mặt và có thể quay ngang hoặc thậm chí ngược lại nếu bạn cần.

Bạn có thể “bắn” từ hông với một trong hai tay, cả hai hay một tay giữ máy ảnh, nhưng một mặt cung cấp cho bạn một chút tự do để nhắm theo hướng nào. Chỉ cần giữ cho cánh tay thẳng xuống ở bên bạn và sau đó góc máy ảnh lên và ở bất cứ cảnh đang xảy ra. Sau đó, nếu bạn cần, bạn có thể nâng cánh tay của bạn hoặc uốn cong khuỷu tay của bạn một chút để có được những khung hình chính xác, nhưng phải kín đáo.

3 – Sử dụng Len Wide-Angle(ống kính góc rộng)

Tôi thích sử dụng ống 35mm. Khi bạn bắn từ hông, bạn có thể mường tượng những gì máy ảnh sẽ chụp mà không thực sự nhìn qua kính ngắm. Các ống kính  cho phép bạn dễ dàng đoán trước điều này và với sự thực hành nhiều sẽ trở thành bản năng.

Các ống góc rộng sẽ hiệu quả bởi vì nó cho phép bạn để có được hình ảnh gần gũi hơn trong khi chụp nhiều cảnh và nó thực sự giúp người xem thấy những gì đang xảy ra. Ngoài ra, ống kính góc rộng tướng thường rất nhẹ và nhỏ, cơ động và ít chú ý hơn so với ống kính zoom lớn hơn.

4 – Chụp góc nhìn rộng và hơi chéo

Một lợi thế của chụp từ hông là bạn có thể bắt người từ một góc độ rất thấp. Tôi thường thích chụp ảnh từ vị trí đối diện của tôi đến từ một góc nhìn cận cảnh và thấp vì người chụp giống như dài ra và phủ đầy khung ảnh. Điều này rõ ràng là không đúng sự thật cho mọi tình huống, nhưng điều này là sở thích của tôi.

Các đường chéo góc nhẹ có thể rất dễ chịu, đặc biệt là chân dung theo chiều dọc. Việc pha thêm một chút năng lượng vào một bức ảnh và cho phép bạn nắm bắt một chút chi tiết của môi trường xung quanh. Nó tạo ra một dẫn dụ cho mắt tập trung vào hình ảnh và giữ nó ở đó, nó là điểm nối khoảng giữa các đối tượng và môi trường xung quanh.

5- Hãy là một diễn viên ( đừng dùng ánh mắt )

Là một nhiếp ảnh gia đường phố, bạn có thể hưởng lợi rất nhiều từ diễn xuất tự nhiên. Bạn có thể là một phần của một nhóm khách du lịch, chìm trong một sự kiện gì đó xảy ra trên đường phố.

Hoặc có lẽ chăm chú vào một người bị mất đồ và phải dừng lại cho một chút thời gian để xem lại chính mình, nhưng bạn phải chắc chắn đó là một người mẫu biết tạo dáng trong một bức ảnh.

Tôi thích hành động như tôi đang đi bộ xung quanh và mơ mộng, tạo khoảng cách với môi trường xung quanh tôi và nhìn theo hướng ngược lại những gì tôi muốn chụp ảnh. Nếu gặp “đối tượng”, với máy ảnh ở hông, tôi sẽ tiến tới và nhanh chóng “chộp” vài kiểu, sau đó đi ra như không có gì. Quan trọng là đừng để họ thấy mắt của bạn.

Nên nhớ 1 chút thiếu tự nhiên sẽ làm mất đi “khoảng khắc” cần có.

6 – Bước – Nhấp

Đôi khi đứng im không phải là một lựa chọn. Tuy tác phẩm sẽ rõ ràng. Nhưng đồng thời bạn phải hoàn toàn dừng lại để chụp ảnh. Nếu bạn là buộc phải di chuyển trong khi chụp ảnh thì tác phẩm có thể sẽ bị hỏng.

Vì vậy, có một động thái được gọi là nói “bước-nhấp”. Đó là về cơ bản chỉ là một pha dừng lại rất nhanh chóng trong sải chân đầy đủ, gần giống như bạn đóng băng trong một giây vào giữa chuyển động của một sải chân.

Nó có thể trông hơi vô lý cho bất cứ ai thực sự quan tâm, nhưng nó xảy ra quá nhanh mà không ai sẽ để ý. Một khi bạn thử nó, bạn sẽ hiểu những gì tôi nói ra và phải tốn một chút thời gian để tập điều này.

7- Hãy chuẩn bị để thay đổi nhanh chóng khi cài đặt Camera

Khi nhận thấy được một pha cận cảnh, bạn không bao giờ thực sự biết làm thế nào để máy ảnh chộp được tình huống này và điều này dẫn đến một số sai lầm. Hướng dẫn chụp trên đường phố có thể có một số vấn đề “nghiêm túc” cần làm quen, bởi vì nếu bạn đột nhiên đi từ một con đường đầy nắng với một đường phố rợp bóng sau đó bạn sẽ phải nhớ để thay đổi cài đặt của bạn.

Tôi thường nhớ thông số cài đặt ngoài nắng và bóng mát trong đầu của tôi và chuyển qua lại giữa chúng.

Nhưng những gì xảy ra sau đó nếu có điều gì bất ngờ xảy ra? Giả sử bạn đang đi dạo trên đường phố đầy nắng, cài đặt đã thiết lập, bất ngờ bạn nhìn bên phải của bạn và nhận thấy một vài thợ khoá vào một chiếc xe rất tối, mỗi gương mặt một vẻ thể hiện ra ngoài cùng với khói thuốc của mình?

Thời điểm này sắp xảy ra! Cũng trong trường hợp này, tôi nhanh chóng chuyển qua để Aperture Value trên máy ảnh của tôi, mà tôi đã cài sẵn với một giá trị khẩu độ thấp. Mặc dù bạn sẽ mất một số chiều sâu, nhưng bạn sẽ có thể cần nó làm việc trong cả sáng hoặc tối với tốc độ shutter value đủ nhanh tương ứng.

8- Hay mặc quần áo tối

Nó đã giúp bạn tạo sự hòa hợp.

9- Thiếp lập nền trước khi chụp

Đây là một trong số ít lĩnh vực mà tôi hay nói cho đến nay, nhưng khi tất cả có một triệu cách khác nhau để có một bức ảnh đường phố lớn. Tìm ra một nền background thú vị và chờ đợi đúng người đi vào cảnh của bạn.

Hãy kiên nhẫn, nó có thể mất thời gian. Tôi đã chờ đợi hàng giờ đồng hồ cho đúng người dừng lại ở đúng vị trí và cuối cùng đã được đền đáp.

Thực hành điều này cũng cho phép bạn ở vị trí chính xác trước khi người đi vào hiện trường, do đó bạn có thể thở hổn hển rồi nhìn qua kính ngắm! Chỉ cần làm cho nó trông giống như bạn đang dùng một bức ảnh làm nền. Một số hình ảnh đường phố được chuẩn bị tốt lại tốt hơn thay vì đi tìm nó.

Tìm đến các vị trí bên phải và chờ đợi nó ra cho đến thời điểm sẽ xảy ra.

10- Mờ và Mịn, Đen và Trắng

Trong hình này, vì tôi muốn tập trung vào máy ảnh để chụp quầy bán hàng rong đường phố tôi đứng giữa nhóm khách du lịch ( nó có nghĩa là tôi không thể có được những người ở trước hoàn toàn sắc nét . Điều đó giống như chia lãnh thổ và đôi khi bạn phải có hy sinh. Trong trường hợp này tôi nghĩ rằng nó tốt trong màu đen và trắng.

Là một nhiếp ảnh gia đường phố, ít hay nhiều tôi sợ sự mờ và noise như nhiều người. Thực tế là ảnh chụp không phải luôn luôn mịn, nét, bạn cần một shutter speed đủ nhanh và bạn không có sự sang trọng của việc sử dụng chân máy. Bạn sẽ thường bị mắc kẹt với độ rung, focus hoặc noise từ ISO cao.

Đây chỉ là ý kiến cá nhân của tôi, nhưng tôi nghĩ rằng các loại hình ảnh chỉ nhìn tốt hơn rất nhiều trong màu đen và trắng. Bạn thực sự có thể biến cái gì đó trông đáng sợ khi có màu vào một bức ảnh tuyệt vời bằng cách chuyển qua màu đen và trắng. Sau tất cả, nhiếp ảnh là về các nội dung trong bức ảnh, và màu đen trắng thường giúp để tập trung vào điều cần nói.

11-  Chọn chi tiết chính để crop khung hình sát với chủ đề

( Không nên ngần ngại với việc cắt bỏ những chi tiết thừa)

Tôi hay phàn nàn về nhiếp ảnh đường phố là khi tôi nhìn thấy một bức ảnh với một chủ đề rất thú vị, nhưng các nhiếp ảnh gia đã quyết định chụp toàn bộ đường phố và khiến những gì tuyệt nhất trở thành một phần nhỏ của khung. Chọn chi tiết gì để làm đầy khung hình rất quan trọng. Để lại một số chỗ cho trí tưởng tượng.

Ngoài ra, với một ống kính to tướng và các đối tượng chuyển động nhanh, bạn không phải lúc nào cũng có được vị trí hoàn hảo hoặc góc độ hoàn hảo trong lúc đi săn ảnh. Đừng sợ phải cắt hoặc cải thiện các góc sau đó.

Đây không phải là chụp ảnh phong cảnh, nơi mà bạn luôn luôn có thể lập kế hoạch mọi khía cạnh của hình ảnh của bạn trước khi chụp. Bạn hãy sử dụng công cụ Crop, thậm chí một sự điều chỉnh nhẹ.

Chỉ cần nhớ rằng phần khó nhất của nhiếp ảnh đường phố là phải luôn sẵn sàng đón nhận những bất ngờ. Những giây phút đang diễn ra khắp mọi nơi, nhưng bạn phải có sự tập trung tối đa với máy ảnh của mình và bấm máy.

Vài kiểu quấn máy ảnh cho bạn tham khảo

Dịch từ digital-photography-school

Cách chụp hình chân dung với kỹ thuật lowkey

Low key đã để lại ấn tượng mạnh trong tâm trí tôi – Thật dễ dàng để chụp với một ánh sáng duy nhất và bạn có thể sử dụng bất kỳ ống kính nào, đặc biệt là chúng ta không cần tận dụng lợi thế của một khẩu độ (thấp) rộng cho chiều sâu của bức ảnh.

Dụng cụ

•    Camera: Canon 50D

•    Lens: Canon 50mm F/1.4

•    Flashes: Canon 580ex

•    Accessories: 1 đèn đứng, 1 khung đèn, 1 dù và tripod.

Một chút về kế hoạch

Một chút về kế hoạch để đi một chặng đường dài! Bạn nên lên trước kế trước khi ra ngoài, nó sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn. Đôi khi tôi còn vẽ ra một số thứ tôi muốn chụp như 1 đứa trẻ , hoặc phác thảo sơ đồ chiếu sáng, thậm chí tôi còn lưu một ít ảnh mẫu vào iPhone để có thể xem lại.

Ngoài ra, bạn có thể rủ theo vài người bạn để chụp, nó sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn khi bạn tự chụp chân dung lẫn nhau.

Chụp ảnh

Điều đầu tiên bạn cần biết về chụp Low key là nó không cần phải được thực hiện vào ban đêm, trên thực tế chụp vào ban đêm còn gây khó khăn hơn rất nhiều … Làm thế nào bạn có thể tập trung vào một cái gì đó mà bạn không nhìn thấy?

Tôi không nói rằng bạn có thể làm điều đó trong ánh nắng rực rỡ, nhưng miễn bạn chụp ở trong bóng râm. Tôi đã chụp vào khoảng 9h và chỉnh khẩu độ cao để hạn chế những ánh sáng xung quanh đó, trong trường hợp này là mặt trời.

Tìm một vị trí thích hợp để chụp thật dễ dàng, tôi chỉ cần một nơi nào đó có không gian rộng một chút. Tôi đã tìm thấy một bãi đậu xe khổng lồ trống.

Việc đầu tiên tôi muốn làm khi đến nơi là bố trí vật dụng và suy nghĩ làm thế nào để chụp nó. Sau đó, tôi bắt chụp thử mà không nghĩ đến ánh sáng thế nào. Nguồn sáng đầu tiên tôi muốn loại bỏ là ánh sáng xung quanh. Nó khá dễ dàng.

Tôi phải  đảm bảo ISO được đặt thấp, nó sẽ đi, sau đó tôi thiết lập tốc độ màn trập nhanh nhất, có thể đồng bộ hoá lên đến 1/200s. Tốc độ màn trập đóng nhanh làm loại bỏ khá nhiều ánh sáng.

Sau đó, đến khẩu độ, tôi bắt đầu với khẩu độ rộng, rồi dần dần thu hẹp nó cho đến khi tôi loại bỏ tất cả các ánh sáng xung quanh. Đây là lúc biểu đồ đặc biệt hữu ích! Mỗi lần tôi thu hẹp khẩu độ, tôi kiểm tra biểu đồ cho đến khi nó nói với tôi tất cả ánh sáng từ bức ảnh đã biến mất.Như thế này:

Lợi ích của việc này là bạn sẽ không phải thay đổi độ mở ống kính nhỏ hơn bạn có, có nghĩa là bạn sẽ không phải làm việc với đèn flash một cách khó khăn. Tôi bắt đầu với đèn flash ở mức 1/4 năng lượng cho bức ảnh này, má trái của tôi bị thiếu sáng một chút và bối cảnh của tôi nhận được một ít ánh sáng

Hừmmmm! Nhưng đừng hốt hoảng – điều này có thể sửa chữa dễ dàng. Có 2 cách, cách đơn giản nhất là bật flash lên và di chuyển ánh sáng vào bên trong chủ đề nơi thiếu sáng, hơn là chĩa vào bối cảnh.

Thứ hai, một lần nữa bật flash của bạn lên và di chuyển mọi thứ ra xa bối cảnh, từ đèn flash, đến người được chụp và cả máy ảnh của bạn nữa.

Nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thể di chuyển ra khỏi bối cảnh hoặc bạn muốn ánh sáng chiếu vào bối cảnh, nhưng chúng ta vẫn có cách trong tình huống này. Đó là bạn di chuyển ánh sáng gần chủ đề hơn, khoảng một nửa so với ban đầu, lúc này, bạn phải giảm cường độ ánh sáng lại. Lúc này, ánh sáng trên phông nền sẽ được giảm đáng kể.

Nếu bạn không chụp được cũng đừng quá lo lắng, điều tốt nhất là bạn hãy thử lại một lần nữa, nó dễ dàng hơn nhiều khi bạn có kinh nghiệm.

Sau khi thiết lập một điều chỉnh nhỏ và chuyển flash của tôi lên mức 1/2 độ sáng, tôi đã kiếm được chính xác thứ mình cần. Tôi sử dụng một hộp ô dù để điều chỉnh ánh và tôi thích hiệu quả nó mang lại.

Bạn cũng có thể sử dụng một cái phễu to để điều chỉnh , thậm chí bạn không cần tất cả những thứ đó, một đèn flash cũng đủ để thực hiện. Từ lúc đó, tôi mải lo với những tấm ảnh mà không nhận ra Mikee đã chụp một số hình cho tôi – Thật là chuyên nghiệp!

Đây là hình ảnh cuối cùng của tôi, nó chưa được chỉnh sửa nhiều, tôi chỉ cắt hình và chỉnh một ít độ bão hoà.

Bạn có thể xem bản gốc tại Flickr với size to hơn và các thông số kĩ thuật của nó.

Giang_BR dịch từ ricknunn


5 mẹo chụp ảnh đen trắng (Black & White)

Ảnh đơn sắc, đặc biệt là ảnh trắng đen luôn có giá trị vĩnh cửu bởi tính nghệ thuật và cảm xúc của nó đem lại. Chúng ta dễ dàng có một tấm ảnh đen trắng hơn là những tấm ảnh màu, vì khi có màu sắc ta cũng phải cân nhắc nhiều hơn về sự cân bằng, cảm xúc của màu sắc v.v.

Gray Scale – Giải màu xám là loạt màu phát triển giữa màu đen và màu trắng và độ sâu của màu xám. Vì vậy khi nói Gray Scale bạn hiểu là chúng ta đang nói tới cách đo tone màu xám. Sau đây là 5 mẹo nhỏ giúp bạn hiểu cách chụp Black & White

1. Sử dụng RAW

Nếu bạn có may mắn có thể lưu file RAW thì hãy thực hiện ngay. Nó mở ra rất nhiều khả năng và giúp bạn quản lý hình ảnh nhìn thấy.

Mặt tiêu cực của file RAW là nó cần xử lý sau. Nếu bạn sử dụng RAW, máy tính của bạn, hay là máy ảnh của bạn sẽ tiến hành xử lý vào tạo ra ảnh từ đó. Bạn có thể dùng Adobe Photoshop để xử lý file RAW.

Nếu Camera của bạn không có chức năng này, cũng đừng lo lắng. Tiếp tục theo dõi bài này và bạn sẽ thấy còn rất nhiều cách để có 1 tấm ảnh trắng đen đẹp.

 

2. Họa tiết và chất liệu.

Nhiều họa tiết và các chất liệu sẽ giúp tấm ảnh trở nên tuyệt vời hơn.

Các họa tiết là sự tuyệt vời trong ảnh trắng đen và màu sắc có thể làm chúng mất sự chú ý. Vậy nếu bạn muốn chụp cảnh nào đó và tập chung vào các họa tiết, hãy chọn tone màu đen trắng thay vì dùng màu.

3. Tương phản

Với sự trợ giúp của ánh sáng bạn có thể có được sự tương phản tốt. Tương phản sẽ mang lại sự khác biệt trong nhiếp ảnh.

Sự tương phản bằng cách chụp ngược sáng , bạn có thể nhìn thấy những điều bạn chưa từng thấy trước đây.

4. ISO

Trong nhiếp ảnh, ISO là một số đại diện cho độ nhạy của cảm biến hình ảnh, số ISO càng cào thì bộ cảm biến càng nhạy. Chỉnh ISO cao giúp bạn chụp những tấm ảnh trong môi trường thiếu sáng, mà không cần sử dụng Flash.

Với ảnh trắng đen, hãy sử dụng ISO thấp. Khi bạn sử dụng ISO cao sẽ xuất hiện noise (những chấm đen trên tấm ảnh). Noise trong nhiếp ảnh giống như “sạn” trong phim, khiến bộ phim không được mịn như mong muốn. ISO cao trong ảnh đen trắng khiến những chấm đen làm bạn khó chịu. Vì vậy sự mờ ảo thực sự tuyệt vời cho ảnh trắng đen.

5. Đối tượng

Nhiếp ảnh trắng đen cơ bản có thể đem lại một cái nhìn tốt trong mọi hoàn cảnh.

  • Ảnh đơn sắc thực hiện tốt có thể truyền tải tình cảm vào mỗi tấm ảnh. Chúng có xu hướng đem lại chiều sâu và cho chúng ta cơ hội khám phá đối tượng hay con người rõ ràng hơn với ảnh màu bởi những yếu tố đồ họa mà nó mang lại (chính nhờ sự tương phản tốt). Nó cũng rất tốt cho các tấm ảnh trừu tượng.
  • Khi chụp ảnh ở những không gian rộng lớn như phong cảnh hay, rừng cây. Chắc chắn rằng không để những tone màu giống nhau chạy suốt bức ảnh của bạn, nó sẽ khiến tấm ảnh nhìn rất buồn chán. Những tấm ảnh đen trắng được cho là ấn tượng là để lại một tác động đáng chú ý với người xem.Một cách để thực hiện điều này là tìm kiếm khoảng khắc, như những làn sóng, hay các đám mây bay trên bầu trời. Một thứ gì đó không thật sự ấn tượng trong cuộc sống thực có thể trở thành tuyệt vời khi khoảng khắc của nó được ghi lại bằng máy ảnh.
  • Chụp chỉ một đối tượng là sự lựa chọn thông thường của những người yêu nghệ thuật ảnh đen trắng. Nó cho sự tương phản tốt nhất, ở đây bạn có thể nhấn mạnh ảnh hưởng do các dải màu xám mang lại cho cảm xúc của mỗi người.

Theo Hongkiat

20 công cụ phối màu dành cho designer

Là một nhà thiết Graphic hay Designer, việc chọn cho mình một bảng màu đẹp, ấn tượng và có sự cân bằng màu sắc tốt (good balance), là một trong những phần cần chú trọng khi thiết kế bất cứ thể loại nào. Với sự phát triển của công nghệ, những trang web cũng có thể tư vấn cho bạn màu sắc để thiết kế đẹp.

Dưới đây iDesign sẽ liệt kê 20 công cụ phối, kết hợp màu có trên Web để bạn có thêm người giúp việc đắc lực cho mình. Hầu hết trang web đều cung cấp những màu đặt cạnh nhau sẽ đẹp, tỉ lệ giữa các màu, thông số màu.

Hoặc bạn có thể upload tác phẩm bạn thấy là đẹp, trang web sẽ tạo ra cho bạn một bảng màu của tác phẩm đó, dù là file hình ảnh, hay đường dẫn trang web.

Hãy khám phá và tận hưởng những tiện ích của công nghệ.

Kuler

Color Scheme Designer

Colourlovers

Pictaculous

Colorotate

Toucan Color Palettes

Checkmycolours

Contrast-A: Find Accessible Color Combinations

Colorschemer

ColorMunki

Colourgrab

ColourMod

ColorZilla

GrayBit

Color Hunter

Kolur

Color Explorer

 

ColourLovers

Dailycolorscheme

 

Color Combinations and Color Schemes


5 mẹo nhỏ về ánh sáng cho bạn yêu thích chụp ảnh

Ảnh chân dung luôn là một trong những thể loại thông dụng nhất trong nhiếp ảnh, và là sự lựa chọn thông thường của những người mới tập chụp ảnh. Tất cả đều thích có một tấm hình của họ (hầu hết là vậy), bởi vậy rất dễ dàng để bạn chọn cho mình một “Model” – Mẫu. Bài viết này sẽ mách cho bạn vài mẹo nhỏ về ánh sáng khi chụp chân dung.

1. Tránh ánh sáng bẹt (flat lighting)

Đèn Flash trên máy chụp của bạn thường không hiệu quả cho những tấm chân dung. Chúng tạo ánh sáng không được như ý muốn, và không hấp dẫn. Trong khi một số người lại tạm hài lòng với đèn Flash của máy, mặc dù chúng làm việc thật là tệ với những bức chân dung.

Thử chụp 2 tấm hình, một tấm sử dụng Flash và một tấm tắt Flash. Bạn sẽ thấy tấm không chụp với Flash của máy dễ chấp nhận hơn. Cho dù những tấm hình hiện không được rõ, thậm chí ánh sáng không hơn một cái đèn ngủ.

2. Lấy Catch Light (ánh sáng phản chiếu trong mắt)

Một trong những sự tinh tế của ảnh chân dung, hay cả những bức tranh, thì việc có catches lights trong mắt của mẫu rất cần có. Bởi vậy bạn cần sắp xếp vị trí sao cho mắt của mẫu có thể phản chiếu được một chút ánh sáng, như vậy tấm hình sẽ rất sống động và có hồn.

3. Khuếch tán ánh sáng (diffuse light)

Diffused light là ánh sáng đã được làm dịu đi. Những ánh sáng được làm dịu bằng cách nào đó sẽ hiện rất tốt trên những tấm chân dung. Bạn có thể khuếch tán ánh sáng bằng cách để một vật gì đó như một tờ giấy mờ ở phía trước, hay dù phản quang…Nhưng nhớ tính tới yếu tố cân bằng sáng khi ánh đèn lúc này đã yếu hơn.

Nếu bạn không có đèn Flash rời thì ánh sáng từ cửa sổ vào ban ngày là một lựa chọn tốt.

4. Chụp chính diện

Chân dung chụp chính diện (shooting candid) là một giải pháp tuyệt vời để lấy ảnh làm bìa một cuốn sách. Bạn có thể gặp một số vấn đề khi chụp chính diện, ví dụ chụp… người lạ mà không có sự cho phép của họ. Bởi vậy hãy đề nghị bạn bè hoặc người thân để làm mẫu.

Những tấm hình chính diện có vẻ không để lại ấn tượng ban đầu, nhưng cảm xúc đọng lại sẽ rất lâu với người xem. Bạn có thể lên kế hoạch sắp đặt ánh sáng cho chân dung chính diện không? Tất nhiên là được. Đơn giản là một cái đèn, hoặc ánh sáng từ cửa sổ, và đợi người mẫu thể hiện nội tâm của họ, sau đó là chớp lấy từng khoảng khắc có được.

5. Sử dụng nguồn ánh sáng phụ nếu có thể

Ánh sáng phụ (slave lights), cái tên của nó đã gợi ý một nguồn ánh sáng khác, yếu hơn nguồn ánh sáng chính (key light). Nó có thể bao gồm đèn phía sau, đèn hair light…vv. Bạn có thể sử dụng nhiều đèn phụ nếu bạn muốn, tùy thuộc vào không gian, ý tưởng của bạn. Hãy bắt đầu bằng đèn hair light là một ý tưởng tốt.

16 lời khuyên giúp nhà thiết kế tiến bộ

Thiết kế đồ hoạ là một lĩnh vực luôn cập nhật và thay đổi nhanh chóng, cả về tính sáng tạo lẫn kỹ thuật, và trong khi ta còn dễ dàng theo kịp nhịp độ phát triển của nó, thì hãy cố gắng tự học hỏi, trau dồi các kỹ năng, kỹ thuật mới. Việc này nhằm giúp ích cho sự tiến bộ của chúng ta và đẩy chúng ta ra khỏi các giới hạn sáng tạo trong chính bản thân mình.

Khi còn ở trường thiết kế, việc học hỏi về nghề khá dễ dàng và thuận lợi hơn với tôi vì ở nơi đấy xung quanh tôi còn được tạo điều kiện và bao bọc bởi một môi trường đầy nguồn cảm hứng cùng các hoạt động bổ ích nhằm giúp ích cho sự hiểu biết về ngành nghề. Nhưng khi tốt nghiệp, tôi bắt đầu lo sợ việc học hỏi của mình không còn được như trước, không có môi trường thuận lợi để học tập. Do vậy tôi đã suy nghĩ các cách để tạo cho mình một nền tảng nhằm tiếp tục việc tự học cho bản thân càng phát triển càng tốt, cũng là để để tôi trở nên tích cực hơn nữa trong lĩnh vực thiết kế. Tôi quyết tâm không để nghề nghiệp thiết kế của mình phát triển một cách chậm chạp, nói đúng hơn là tiến xa và tiến bộ hơn nữa với thời gian.

Dưới đây là một vài mẹo, bài tập và thực hành nhằm giúp ích cho tôi tiếp tục việc học hỏi, phát triển tính sáng tạo và trở thành một nhà thiết kế giỏi hơn.

Mỗi khi nhìn thấy một tác phẩm thiết kế truyền cảm hứng đến bạn, hãy giữ lấy nó, mang nó về nhà và bỏ ngay vào bộ sưu tập. Tôi có hàng trăm mẫu tờ rơi, áp phích, và những sản phẩm khác đã thu thập, sưu tầm được hàng năm trời, chúng được xếp cẩn thận vào những danh mục và thùng riêng, nhờ đó giúp tôi có thể nhanh chóng tìm chúng khi cần – chúng sẽ là một nguồn cảm hứng tuyệt vời khi bạn cần đến. Thậm chí ngay cả khi cà phê Starbucks đưa ra sáng tạo mẫu báo nhỏ hàng tuần.

Có một bộ sưu tập sách lớn và bao quát luôn là điều thiết yếu cho việc học tập. Tôi cố gắng mua ít nhất một quyển sách mỗi 2 tuần một lần về nhiều thể loại như cảm hứng, đào tạo (đồ họa) và các chủ đề về kỹ thuật.

Dù cố gắng đến mấy tôi cũng không thể có được khối lượng thông tin cần thiết , do vậy tôi phải học bằng việc đọc các blog của các nhà thiết kế giỏi khác. Thế giới web là một nguồn tài nguyên thông tin vô giá – hãy tận dụng ưu điểm đó và sử dụng chúng một cách hiệu quả.

Chỉ bắt đầu với blog này cách đây một vài tháng, tôi thấy nó cực kỳ hữu ích trong việc học hỏi và trau dồi bản thân. Nó làm cho tôi nhận thức rỏ hơn về công việc thiết kế và cộng đồng thiết kế, từ đó ứng dụng và phân tích những điều đó vào công việc của mình.

Là một nhà thiết kế tự do, gia nhập cộng đồng thiết kế trong thế giới trực tuyến là một điều nên làm. Không chỉ giữ cho bạn “luôn làm mới mình” trong thế giới thiết kế, nó còn rất có ích cho việc nhận xét, thảo luận, phê bình. Thật tuyệt khi là ông chủ của chính bạn, nhưng mặt trái của nhà thiết kế hành nghề tự do là không có bất kỳ một phản hồi nào, không ai phê bình, phân tích những tác phẩm của bạn nhằm giúp bạn tiến bộ lên cả.

Những thiết kế bạn thích nhưng không thể mang nó về nhà được, thì sao? Giái pháp cho vấn đề này là: một chiếc máy ảnh (hoặc điện thoại có chức năng chụp ảnh), chúng sẽ rất hữu dụng trong những lúc như vậy. Bạn chỉ cần chụp và nó sẽ trở thành một trong những thứ bạn sưu tập được. Tôi dùng trang Evernote để cất giữ những thứ như vậy; hình ảnh về các thiết kế kiến trúc, kết cấu, hình dạng của bóng đổ trên tường… Về cơ bản là bất kỳ thứ gì gây thú vị đối với bạn thì hãy chụp nó, nếu bạn không thể lấy nó đi.

Bất cứ khi nào tự thấy bản thân mình có thời gian rỗi. Tôi tạo ra ngay các dự án ảo. Tạo ra một thương hiệu ảo cho một công ty. Thiết kế một logo, bộ nhận diện văn phòng, ấn phảm quảng cáo cầm tay, thiết kế web. Rất hay khi làm những điều này một lần trong khoảng thời gian bởi vì nó duy trì nguồn cảm hứng thiết kế trong ta và cho phép sự sáng tạo của ta hoạt động một cách “hoang dã” không giới hạn. Sự sáng tạo thường dễ bị “giam cầm”, hoặc theo lối mòn khi khách hàng bắt đầu áp đặt và những tác phẩm của bạn khi đó không còn là “của bạn” nữa.

Không muốn tạo một thương hiệu ảo? Vậy hãy thử thiết kế lại các tác phẩm của người khác. Điều này giúp bạn phân tích được những gì mà người khác làm chưa tốt và những gì bạn sẽ có thể làm tốt hơn.

Điều này có thể có cảm giác giống như sau: “Ôi của mình làm đây sao! Mình đã nghĩ cái gì vậy nhỉ ?! tống khứ nó ngay lập tức thôi!”, nhưng điều quan trọng là vãn phải giữ nó lại. Vì nếu bạn đang tiến bộ, nó sẽ giúp bạn nhìn thấy những khuyết điểm của mình và từ đó phát triển thêm các kỹ năng của bạn. Thay vì ném chúng đi hoặc nhấn nút “delete”, hãy thử làm lại chúng lần nữa.

Vài tháng một lần tôi tham dự các buổi giảng của các nhà thiết kế tại các trường địa phương và các trường đại học. Và tôi luôn học được một đến hai điều mới từ các nơi đó.

Tham dự các buổi thuyết trình là một cách tuyệt vời để gặp gỡ các nhà thiết kế khác. Tôi luôn cố gắng tim những nhà thiết kế có kinh nghiệm và giỏi hơn mình. Tôi biết – thật khó chấp nhận một người nào đó tài năng hơn bạn, nhưng tạo sự kết nối với những người có trình độ và kỹ năng cao hơn bạn, sẽ đẩy bạn làm việc chăm chỉ hơn và học hỏi nhiều hơn nữa.

Nhiều trường cao đẳng cho phép đăng ký lớp học mà không cần ghi danh toàn khóa. Những nơi đấy sẽ không chỉ dạy bạn một số điều mới về mặt kỹ thuật, mà còn đưa bạn trở lại, gặp gỡ các lớp của chính đồng nghiệp bạn.

Cách đây một năm, một người bạn của tôi, bắt đầu một “chuyến du lịch các studio toàn quốc” (national studio tour) những nơi anh đi qua và đã phỏng vấn hơn 100 các studio thiết kế khác nhau. Anh bạn đó nói rằng những trải nghiệm có được thật tuyệt và học được rất nhiều điều bằng cách đặt câu hỏi mà ở các trường thiết kế có thể bạn không bao giờ nhận được trả lời. Trong chuyến đi đó anh cũng đã gặp được nhiều mối liên hệ hữu ích.

Mỗi lần đi du lịch một nước khác, tôi trở lại và cảm thấy tràn đầy cảm hứng. Trải nghiệm từ các nền văn hoá khác nhau và nhìn thấy các tác phẩm nghệ thuật của họ, mở ra cho tâm trí một thế giới hoàn toàn mới. Tôi chỉ mong mình có thể đi du lịch nhiều nhiều hơn nữa.

Bất cứ khi nào “chất xám” ở tình trạng cạn kiệt, tôi cố gắng thử một cái gì đó mới hoặc làm cái gì đó hoàn toàn không lien quan đến thiết kế. Để tâm trí thả lỏng và “chơi” với những điều mới mẻ khác, thường khi bát tay lại với công việc bạn sẽ có một cách tiếp cận hoàn toàn thú vị.

Sổ tay phác thảo giúp ích bạn rất nhiều trong việc thoát khỏi sự “tắc tịt” ý tưởng khi làm việc trên máy. Nó giúp cho ý tưởng trong bạn được thông suốt một cách nhanh chóng. Hãy xem những điều các nhà thiết kế khác nói về tầm quan trọng của việc phác thảo ở đây và ở đây


Thương hiệu làm thay đổi thế giới

Thương hiệu làm thay đổi thế giới: người dân mỹ không thể nhớ được tự bao giờ khu phố của họ không có một nhà hàng thức ăn nhanh, cho đến một ngày loại nhà hàng của mcdonald’s có mặt ở khắp mọi ngõ ngách. kể từ đó nhân loại ăn nhanh hơn.

Khoảng bốn thập kỷ trước, khi những mẩu quảng cáo thuốc lá được phát sóng dày đặc, lấn át các cửa hàng bánh mì kẹp thịt, nhiều công ty bán hàng đã hy vọng có cơ hội lắp đặt những máy bán thuốc lá tự động trong hành lang cửa hàng của mình. Thời đó, các thiết bị như vậy được xem là thước đo sự tiện nghi, thoải mái cho khách hàng ở bất cứ hoàn cảnh nào – từ một tiệm ăn được yêu thích nhất vùng cho đến một bữa tối thông thường nhất. Chúng cũng mang đến một khoản lợi nhuận không nhỏ cho chủ nhà hàng, cũng như cho công ty bán hàng bằng máy tự động. Nhưng chúng không được phép lắp đặt bên trong các tiệm thức ăn nhanh, tại sao?

Đi tiên phong trong việc này là McDonald’s với các tiệm thức ăn nhanh lan rộng khắp nước Mỹ với tốc độ chóng mặt. Các công ty bán hàng bằng máy tự động có tham vọng nhất đều rất sẵn lòng hợp tác làm ăn với họ nhưng những công ty này luôn vấp phải sự từ chối thẳng thừng của McDonald’s. Dường như nhà sáng lập Ray Kroc, không muốn có khói thuốc lá trong chuỗi nhà hàng của mình khi thực khách đang tận hưởng những chiếc bánh hamberger đầy hấp dẫn của ông. Tiêu chí của McDonald’s, ngày trước cũng như bây giờ, là làm hài lòng khách hàng một cách nhanh nhất, rồi chuyển sang những khách hàng kế tiếp – cứ như thế.

Có thể nói Kroc là một ví dụ điển hình trong việc đả phá các tín ngưỡng truyền thống. Đế chế của ông mở rộng ra khắp nơi. Dù đà tăng trưởng của công ty gần đây có giảm sút, nhưng hơn 15 năm sau cái chết của ông, công ty đã có 25.000 chi nhánh trên 119 quốc gia – và kiểm soát gần như phân nửa ngành công nghiệp thức ăn nhanh, ngành công nghiệp mà họ là người khai sinh ra. Các nhà quan sát đều đồng ý rằng McDonald’s làm được điều này bằng cách liên tục theo đuổi triết lý kinh doanh nền tảng mà người sáng lập đã đi tiên phong trong việc thực hiện: Xây dựng những nhà hàng đơn giản, thông dụng và dễ nhận biết, với cung cách phục vụ thân thiện, giá cả phải chăng và không có việc chờ đợi bàn trống trong khi có ai đó hút xong một điếu thuốc.

Raymond Kroc – Nhà sáng lập McDonald’s

Sự lớn mạnh của McDonald’s, và của Raymond Kroc, là bằng chứng rõ ràng cho nỗ lực thay đổi thế giới của các nhà doanh nghiệp không hề biết đến biên giới giữa các quốc gia. Kroc luôn có khát vọng vươn tới ngôi vị số 1 trong lĩnh vực mà ông đã lựa chọn, nhưng ông không thật sự đạt được thành công cho đến đã ở tuổi trung niên. Thời trai trẻ, ngoài công việc chủ yếu là làm tài xế xe cứu thương cho tổ chức chữ thập đỏ, ông còn kiếm sống bằng cách bán ly giấy vào ban ngày và chơi đàn piano cho một đài phát thanh địa phương vào buổi tối. Một trong những khách hàng mua ly lớn nhất của ông là Earl Prince, người đã phát minh ra chiếc máy lắc sữa năm trục quay có tên gọi là máy Multimixer. Rất ấn tượng với chiếc máy mang tính cách mạng này, Kroc đã đầu tư tất cả những gì ông có để được trở thành nhà phân phối độc quyền của nó. Ông cũng không chơi nhạc vào ban đêm nữa. Trong vòng 17 năm tiếp theo, ông đã đi khắp nước Mỹ mà không hề biết mệt mỏi để chào bán chiếc máy này.

Mặc cho rất nhiều chứng bệnh như tiểu đường, viêm khớp, hỏng túi mật và phần lớn tuyến giáp, Kroc vẫn rất hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của mình. Vào năm 1954, ông nhận thấy được một cơ hội kinh doanh rất tốt khi gặp hai anh em đến từ California tên là Richard và Maurice McDonald. Hai người này làm chủ một nhà hàng kinh doanh rất nhộn nhịp ở San Bernardino và cần tám chiếc máy trộn đa năng để hỗ trợ cho công việc. Kroc, khi đó đã 52 tuổi, quyết định tìm hiểu xem mô hình kinh doanh nào lại có thể dẫn đến một đơn đặt hàng lớn như như vậy. Ông khảo sát kỹ lưỡng nhà hàng này và ngay lập tức quyết định rằng đã đến lúc thay đổi sự nghiệp của mình.

Nhà hàng của anh em nhà McDonald’s là một nơi chuyên bán bánh mì kẹp thịt. Từ khi ôtô lần đầu tiên ra mắt công chúng, những cửa hàng bán thức ăn cung cấp hàng bằng xe máy đã xuất hiện – đặc biệt là ở California. Công ty đầu tiên có loại hình dịch vụ này là A&W Root Beer, khai trương tại Sacramento vào thập niên 20 của thế kỷ trước.

Theo bước nó là nhiều công ty “giao hàng tận nơi”, loại công ty này sử dụng các nhân viên giao hàng đến những bãi đỗ xe và phục vụ những khách hàng không thích rời khỏi chiếc xe của mình. Anh em nhà McDonald tham gia vào xu hướng này vào năm 1940, và chỉ trong vòng hơn mười năm công ty của họ đã là nơi lui tới thường xuyên của giới trẻ. Dù vậy, vào năm 1948, hai người đã quyết định làm cho cửa hàng của mình trở nên thật nổi bật với việc thực hiện những thay đổi vô cùng hiệu quả. Họ không duy trì dịch vụ giao hàng đến tận xe hơi nữa, nhưng họ giảm giá bán, và thiết kế một quầy hàng mà ở đó khách hàng sẽ tự gọi món cho mình dựa trên một thực đơn mới giới hạn hơn. Điểm hấp dẫn nhất của cửa hàng này là: Một chiếc bánh mì thịt giá 15 xu – lúc nào cũng được phục vụ theo một cách giống nhau, ăn kèm với mù tạt, tương cà, hành tây và hai lát dưa chua mỏng.

Loại hình kinh doanh mới mẻ này làm công việc kinh doanh của hai anh em nhà McDonald ngày càng bận rộn và sáu năm sau họ đã gọi Kroc để mua thêm nhiều máy trộn đa năng. Kroc nhận thấy tiềm năng mở rộng hoạt động kinh doanh ra toàn quốc theo mô hình này và nhanh chóng thiết lập một thỏa thuận với hai anh em McDonald để trở thành nhà đại lý bán hàng của họ. Một năm sau, ông đã có cửa hàng của riêng mình ở Des Plaines, Illinois (ngôi nhà này ngày nay là một viện bảo tàng những đồ tạo tác của các tập đoàn, bao gồm cả chiếc máy trộn đa năng).

Vào năm 1961, khi ông đang điều hành 228 cửa hàng trên toàn nước Mỹ, ông đã mua lại công ty của hai anh em nhà McDonald với giá 2,7 triệu đôla. Sau đó ông tuyên bố với giới truyền thông rằng ông vẫn giữ lại cái tên McDonald’s vì cái tên “Bánh mì kẹp thịt Kroc” nghe có vẻ không được hấp dẫn cho lắm. Ông cũng hy vọng một ngày nào đó ông sẽ điều hành 1.000 tiệm bán thức ăn nhanh như thế.

Giờ đây khi đã nắm toàn quyền kiểm soát công ty, Kroc vẫn bám sát với những nguyên tắc đã được kiểm chứng của mình. “Nếu bạn có thời gian để ỷ lại, thì bạn cũng có thời gian để dọn dẹp” trở thành một trong những câu nói ưa thích nhất của ông, và ông thường làm theo câu nói này bằng cách tự mình nhặt lấy cây chổi để quét sàn và bãi đỗ xe. Một câu nói yêu thích khác là “Bán hàng là nghệ thuật giúp khách hàng có được món hàng đó theo cách riêng của bạn”, ông thường dùng câu nói này để giải thích cho triết lý kinh doanh của mình. Những hành động nhằm thể hiện câu nói này của ông và các câu châm ngôn tương tự đã giúp McDonald’s bán được hơn 1 tỷ chiếc bánh hamburger tính đến năm 1963, và dấu mốc này đã được thắp sáng bằng đèn nê-ông trước mỗi nhà hàng McDonald’s.

Địa điểm trước kia là nhà hàng McDonald’s đầu tiên được nhượng quyền thương hiệu bởi Ray Kroc, nay là bảo tàng McDonald’s, tại Des Plaines, Illinois.

Cùng năm 1963 Kroc mở cửa tiệm thứ 500 của mình và cho ra mắt một chú hề có sức sống mãnh liệt tên là Ronald McDonald – người đóng vai chú hề này sau đó trở thành phát thanh viên dự báo thời tiết, ông ta tên là Willard Scott. Chú hề này xuất hiện trong một sê-ri quảng cáo truyền hình mà sau đó cũng trở nên nổi tiếng như chính bản thân chuỗi cửa hàng vậy.

Chú hề Ronald McDonald

Vào năm 1965, McDonald’s được cổ phần hóa. Hai thập kỷ sau, nó trở thành một trong 30 công ty chuẩn mực để tính chỉ số Dow Jones; tổng giá trị cổ phiếu chào bán cho công chúng khi đó chỉ là 2.500 đôla, tương đương khoảng 3 triệu đôla ngày nay. Kroc đã cố gắng mở đầu những mô hình kinh doanh nhà hàng khác trong vài năm, nhưng không mô hình nào thực sự có hiệu quả. Dù vậy, McDonald’s vẫn tiếp tục phát triển vô cùng mạnh mẽ, và ước mơ điều hành 1.000 cửa hàng đại lý của Kroc đã thành hiện thực vào năm 1968. Ba năm sau, công ty của ông phát triển ra ngoài phạm vi nước Mỹ bằng cách mở rộng thị trường sang châu Âu và Australia. Khi Kroc qua đời vào năm 1984, công ty đã có hơn 7.500 chi nhánh trên toàn thế giới.

McDonald’s tiếp tục khai phá những vùng đất mới, và khách hàng theo bước một cách háo hức ngay cả ở những nơi mà nhiều người xem là không phù hợp để phát triển loại hình kinh doanh này. Ví dụ, vào năm 1994, khoảng 15.000 người đã xếp hàng vào ngày khai trương cửa hàng McDonald’s tại thành phố Kuwait để thưởng thức món Hamburger yêu thích của người Mỹ. Ngày nay, mạng lưới cửa hàng quốc tế chiếm gần 60 % tổng doanh thu và lợi nhuận của công ty. Con số 12.500 cửa hàng của nó trên phạm vi nước Mỹ đã tăng một cách đáng kể trong những năm gần đây nhờ có sự xuất hiện của các cửa hàng bán lẻ bên trong các khu vực mua sắm mới như cửa hàng của Wal-Mart và Amoco, chiếm 40% thị phần ngành kinh doanh thức ăn nhanh trên toàn nước Mỹ.

Dù vậy, việc điều hành kinh doanh tại Mỹ không phải không có khó khăn. Tình trạng bão hòa của thị trường và số đối thủ cạnh tranh ngày càng tăng – từ những chuỗi cửa hàng bán hamburger khác cũng như các loại thức ăn đang ngày càng được ưa chuộng như pizza, thức ăn Mexico và gà rán – đã giới hạn số cửa hàng mới khai trương ở Mỹ vào năm 1998 ở con số 92.

Việc công chúng thay đổi khẩu vị và có thể là để phản ứng với sự phát triển rộng khắp của công ty cũng góp phần làm doanh thu sút giảm. Nhưng McDonald’s vẫn không ngừng đáp trả bằng các hoạt động khuyến mãi nhắm đến lợi ích của cộng đồng như đồ chơi trẻ em, kết hợp với những buổi chiếu ra mắt của các bộ phim lớn. Các mẩu quảng cáo truyền hình hiệu quả, khuyến mãi những vật dụng quen thuộc như vậy cùng với tên gọi thân mật Big Mac và những sản phẩm mới như phần ăn tráng miệng McFlurrie, cũng được triển khai. Cùng lúc đó, những bước đầu tư vào các chuỗi cửa hàng nhỏ lẻ chuyên bán bánh pizza và thức ăn Mexico cũng mang đến cho công ty tiềm năng phát triển rất lớn. Người ta dự đoán rằng McDonald’s vẫn có thể mở thêm 10.000 cửa hiệu nữa trên thị trường toàn cầu trong những năm sắp tới.

Cũng giống như sự khác biệt giữa chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh của ông và các nhà hàng khác, Ray Kroc còn hơn cả một doanh nhân bình thường. Với niềm tin rằng điều quan trọng nhất là sự đóng góp cho nơi mà mình sinh sống, Kroc bắt đầu hoạt động từ thiện của McDonald’s vào năm 1974 (những hành động như vậy rất ít thấy lúc đó) bằng cách xây dựng Nhà mở McDonald đầu tiên ở Philadelphia. Được thiết kế để cung cấp cho những gia đình của các đứa trẻ bị lâm bệnh hiểm nghèo một nơi ở thoải mái, hiện có 200 ngôi nhà như vậy trên toàn thế giới. Ngoài ra, Quỹ từ thiện McDonald’s và Chương trình Từ thiện vì Trẻ em cũng là một phần trong những nỗ lực nhằm quyên góp khoảng 20 triệu đôla hằng năm cho hoạt động từ thiện này.

Hai năm sau cái chết của Kroc, người vợ tên Joan của ông tiếp tục những nỗ lực của ông bằng cách thành lập quỹ từ thiện mang tên Ngôi nhà McDonald. Kể từ lúc đó cá nhân bà đã đóng góp hơn 100 triệu đôla, để giúp đỡ tất cả những người gặp khó khăn từ vô gia cư cho đến phong trào giải trừ vũ khí hạt nhân. Trong những năm gần đây bà cũng thầm lặng đóng góp cho các nạn nhân thiếu ăn ở Bắc Dakota số tiền 15 triệu đôla, cùng với 80 triệu đôla đóng góp cho Quỹ quân đội cứu trợ để xây dựng một trung tâm vì cộng đồng ở San Diego.

McDonald’s đã thuê hàng ngàn nhân viên lớn tuổi và khuyết tật, và có những chương trình bổ sung để giúp phát triển nghề nghiệp của họ cùng với phụ nữ và các nhân viên thuộc diện thiểu số khác. Sau nhiều năm bị chỉ trích vì vấn nạn xả rác bừa bãi từ những bao bì giấy gói của mìnhï, McDonald’s đang làm việc với Quỹ Bảo vệ Môi trường nhằm giảm lượng rác không phân hủy được và những thứ khác bằng cách chuyển từ vật liệu nhựa tổng hợp sang sử dụng túi đựng bằng giấy.

Ngoài ra, từ năm 1994, có khoảng 8.500 nhà hàng của McDonald’s trở thành khu vực không có khói thuốc lá. Và, dĩ nhiên cũng không có một máy bán thuốc lá tự động nào được nhìn thấy trong cửa hàng của họ.

Nắm bắt xu hướng cà phê chất lượng cao và sự ra đời hàng loạt của các tiệm cà phê cao cấp, McDonald’s bắt đầu mở các bar cà phê với tên gọi McCafé bên trong các nhà hàng của mình, trước tiên tại Melbourne, Australia, vào năm 1993. Mười năm sau đó, McDonald’s đã có 600 McCafé như thế trên toàn thế giới.

Năm 2006, McDonald’s tự làm mới mình bằng chủ trương tái thiết kế toàn bộ các nhà hàng của họ trên khắp thế giới. Đây là cuộc đại kiến thiết lớn nhất của McDonald’s kể từ những năm 1970.

Thiết kế mới vẫn giữ lại hai màu đỏ và vàng truyền thống của McDonald’s cùng hai màu mới là màu ô liu và xanh lá, nhưng màu đỏ được làm dịu đi thành nàu nâu đất và màu vàng thành màu vàng ánh kim (golden) để mang lại sự óng ánh tươi tắn hơn nữa. Đồng thời, McDonald’s cũng tăng cường sử dụng các loại vật liệu trang trí bằng gạch và gỗ cũng như hạn chế dần vật liệu nhựa. Họ sử dụng đèn treo có ánh sáng dịu mắt hơn và trang trí các bức tường bằng những bức tranh mỹ thuật đương đại.

Bằng tất cả nỗ lực của mình, McDonald’s tiếp tục hướng đến việc phục vụ khách hàng những bữa ăn giàu dinh dưỡng, ít tốn kém thời gian, và trong một không gian trong lành đúng nghĩa.

Ray Kroc đã nói: Phẩm chất của nhà lãnh đạo được phản ánh qua các chuẩn mực mà họ đặt ra cho chính mình.

 

(Trích cuốn sách “50 công ty làm thay đổi thế giới” do First News phát hành)

Nguồn : Vnexpress.net

Màu Sắc Tôn Vinh Nhãn Hiệu Của Bạn

Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng yếu tố màu sắc thực sự góp phần nâng cao nhận thức nhãn hiệu và đóng vai trò lớn trong các lựa chọn mua sắm của khách hàng. Nó cũng gợi mở trí nhớ và khích lệ cảm xúc.

Ngay cả khi màu sắc nhãn hiệu của bạn đã hợp lý, đừng dừng lại ở đó. Hãy chắc chắn rằng những màu sắc bạn lựa chọn đang truyền tải một thông điệp thích hợp tới các khách hàng.

Lấy ví dụ ở logo công ty bạn : Xét về mặt cốt lõi của hình ảnh nhãn hiệu, nó gửi đi một thông điệp then chốt về sản phẩm hay dịch vụ của công ty bạn, hoặc ở một góc độ nào đó, nó tạo ra sự khác biệt giữa nhãn hiệu công ty bạn với các nhãn hiệu cạnh tranh khác.

Mỗi một màu sắc đều mang trong mình một thông điệp riêng biệt. Điều này có nghĩa là nếu logo của bạn sử dụng bốn màu sắc, bạn đang gửi đi bốn thông điệp khác nhau trong cùng một lần. Thậm chí nếu các thông điệp là bổ sung cho nhau, chỉ một vài khách hàng có thể nhớ và liên tưởng tới tất cả các ý tưởng trong nhãn hiệu của bạn.

Một ví dụ khác đó là ở tấm danh thiếp kinh doanh, phần đầu đề thư hay các sản phẩm văn phòng phẩm khác. Không kể đến những nỗ lực nhãn hiệu cố kết, một tấm danh thiếp đa màu sắc có thể được xem là một lựa chọn tốt, nhưng càng nhiều màu sắc bạn sử dụng, yếu tố khác biệt sẽ càng ít đi. Bạn đang sử dụng màu sắc để củng cố các đặc tính nhãn hiệu, hay bạn đang gửi đi các thông điệp xung đột lẫn nhau? Một số công ty thành công có những cách thức sử dụng màu sắc nhãn hiệu của riêng mình.

Trong tâm trí của người tiêu dùng, UPS là màu nâu. Trong thị trường nước giải khát, Coke là màu đỏ. Hơn nữa, màu xanh của IBM là khác hẳn so với màu xanh của Tiffany. Mỗi một công ty hàng đầu trên thị trường thường lựa chọn một màu sắc cụ thể đóng vai trò là màu sắc chủ đạo cho logo và hình ảnh nhãn hiệu của mình. Một vài công ty lựa chọn sự phối kết hợp của hai màu sắc, như FedEx với màu tía và màu da cam, song hiếm khi bạn thấy được một nhãn hiệu lớn được xây dựng trên nền tảng quá hai màu sắc cơ bản.

Ngoại lệ có thể là ở những công ty có sản phẩm hay dịch vụ khá đa dạng và có nội dung thiên về màu sắc, chẳng hạn như Skittles với bảy sắc cầu vồng của các hương vị hoa quả, hay các công ty in ấn.

Bài học thất bại của một số hãng bia mới ở châu Âu đã chứng tỏ cho tầm quan trọng của yếu tố đặc trưng trong màu sắc nhãn hiệu. Sau khi thành lập, nhiều hãng bia đã sử dụng màu xanh lá cây cho hình ảnh nhãn hiệu của mình. Đây là một lựa chọn sai lầm khi mà qua thời gian, nhãn hiệu của các công ty bia này không những không gây được ấn tượng mà có phần ngày một phai mờ hơn. Nguyên nhân xuất phát ở chỗ tại châu Âu cũng như trên toàn thế giới, màu xanh lá cây đã quá in đậm trong tâm trí người tiêu dùng như là một màu đặc trưng của hãng nhãn hiệu bia Heineiken.

Họ không mấy quan tâm tới những màu sắc tương tự và do đó, những nhãn hiệu có màu xanh lá cây sẽ không gây được sự chú ý nào cả. Rõ ràng, việc sử dụng màu sắc một cách riêng biệt sẽ là tốt nhất trong hình ảnh nhãn hiệu hay các dữ liệu tiếp thị.

John Williams, chủ tịch kiêm sáng lập viên LogoYes.com, trang web đầu tiên và lớn nhất thế giới về logo và nhãn hiệu công ty, đề xuất về việc xây dựng một bảng màu sắc hai thành phần cho hình ảnh nhãn hiệu bao gồm những màu chủ đạo cho logo cùng các văn phòng phẩm khác và những màu bổ sung cùng hình ảnh đồ hoạ phụ trợ cho trang web và các dữ liệu in ấn phức tạp hơn. Với 25 năm kinh nghiệm quảng cáo của mình, John đã xây dựng các chuẩn mực nhãn hiệu cho nhiều công ty trong danh sách Fortune 100 (100 công ty lớn nhất thế giới) như Mitsubishi, IBM, GM,…. Ông khuyên rằng trước khi lựa chọn một bảng màu sắc phù hợp cho việc xây dựng nhãn hiệu, bạn hãy quan tâm tới những vấn đề sau:

1) Các màu sắc có lôi cuốn những khách hàng mục tiêu của mình?

Theo John Williams, việc xây dựng màu sắc nhãn hiệu lôi cuốn còn là một phương thức tiếp thị hiệu quả. Tuy nhiên, nhiệm vụ này không mấy dễ dàng do có khá nhiều yếu tố khác nhau tác động. Cùng với thời gian, sản phẩm phải được khách hàng chấp nhận nên khi chọn màu biểu tượng cho sản phẩm đòi hỏi bạn phải có tầm nhìn sao cho màu sắc đó luôn mới mẻ, hiện đại trong con mắt khách hàng. Bạn hãy tính tới độ tuổi, giới tính, văn hoá và các yếu tố nhân khẩu học khác của các khách hàng mục tiêu.

2) Màu sắc chủ đạo của mình có riêng biệt?

Nó có nổi bật so với các nhãn hiệu cạnh tranh khác? Nếu nhãn hiệu của bạn nhỏ hơn, việc chia sẻ cùng màu sắc với những hãng dẫn đầu thị trường có thể là hợp lý lúc ban đầu. Song việc này rất dễ đẩy mạnh vị thế của các hãng dẫn đầu thị trường đó do sự nhầm lẫn của người tiêu dùng giữa nhãn hiệu của bạn với nhãn hiệu của hãng kia. Tốt nhất, hãy tạo dựng cho nhãn hiệu một màu sắc riêng biệt. Nhiều thập kỷ qua, màu đỏ luôn là đặc trưng của hãng bột ngọt Ajinomoto. Màu đỏ đó không hề thay đổi theo thời gian, thể hiện sự vững bền của công ty và của sản phẩm, đồng thời ăn sâu vào tâm trí của từ thế hệ khách hàng này đến thế hệ khách hàng khác.

3) Màu sắc mang ý nghĩa hay truyền tải thông điệp gì?

Ý nghĩa hay thông điệp của màu sắc cần thích hợp với nhãn hiệu của bạn. Mỗi sản phẩm đều có mối liên hệ nhất định với màu sắc nào đó. Nhất là những sản phẩm nổi tiếng thường được nhớ tới và nhận ra qua dấu hiệu chủ yếu là màu sắc.

4) Màu sắc chủ đạo có hợp thời hay đảm bảo sự bền vững nhất định?

Yếu tố thời trang hay xu hướng luôn thích hợp với các khách hàng trẻ tuổi, nhưng có thể không mấy dễ dàng với những khách hàng lớn tuổi hơn. Do vậy, tuỳ từng khác hàng mục tiêu, yếu tố màu sắc sẽ có thay đổi cho thích hợp. Một điều cần chú ý khác đó là màu sắc nhãn hiệu cần có sự bền vững, chứ không thể thay đổi liên tục được. Phụ thuộc vào mục tiêu kinh doanh, bạn có thể lựa chọn cho mình những màu sắc nhất định và phù hợp. Song quan trọng ở chỗ bạn cần đảm bảo tính ổn định cho màu sắc đó. Hàng trăm năm qua, chúng ta luôn dễ dàng nhận thấy trên thị trường những biểu tượng màu sắc cố định như màu vàng của chè Lipton, màu đỏ của Coca Cola,…

5) Những màu sắc trực tuyến tương ứng sẽ là gì?

Sau khi xác định bảng phối màu sắc, thách thức tiếp theo của bạn sẽ là đảm bảo một sự mô phỏng tối ưu các màu sắc nhãn hiệu của bạn trên tất cả các phương tiện truyền thông khác nhau. Bạn cần giữ vững sự trung thành với các màu sắc nhãn hiệu đã lựa chọn trong các bản mô phỏng và nhớ rằng chính yếu tố xuyên suốt này đóng vai trò thiết yếu để lôi kéo người tiêu dùng. Một cách khá đơn giản, càng nhiều màu sắc không có nghĩa là càng lôi cuốn hơn. Màu sắc nên tách biệt với nhãn hiệu, và sẽ đóng vai trò khích lệ sự liên tưởng tới nhãn hiệu. Công ty nào lựa chọn cho mình những màu sắc nhãn hiệu một cách chiến lược và sử dụng chúng một cách xuyên suốt chắc chắn sẽ có những tương lai sáng lạn.

(Theo Entrepreneur)


Kinh nghiệm in chồng mầu

Nếu so sánh ngành in của Việt nam bây giờ với cách đây vài chục năm về trước thì ta thấy có bước tiến bộ rõ nét. Sự hiện đại hoá các ngành công nghiệp trong đó có ngành in đã làm cho các ngành kỹ thuật quản lý và công nhân in của ta theo kịp với trình độ ngành in trên thế giới.

Nhớ lại những năm 80, tranh Trung Quốc tràn ngập các tỉnh miền Bắc , tranh Thái Lan đầy rẩy ở các tỉnh miền Nam, nhất là các quán cà phê, cửa hàng ăn uống, nhà nào cũng treo dăm ba tấm, mà cảnh và người kể cả kĩ thuật in đâu có đẹp. Nhiều tỉnh của ta lúc này in còn xấu hơn cả thời kì kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ ở trong rừng.

Hồi đó chỉ gần Tết Âm lịch thì các nhà sản xuất, các công ty mới rầm rộin tranh ảnh nhiều màu. Còn ngày thường các bìa sách báo tạp chínếu in nhiều màu thì coi là “xài sang”.

Hiện việc, in tranh ảnh nhiều màu thì nhà in nào cũng in được. Các xí nghiệp in thuộc Bộ, Thành, Quận, Huyện và nhiều nhà in Tỉnh, một số đã máy in 2hoặc 4 màu và những xí nghiệp in chỉ có máy in một màu cũng đều in được những loại ấn phẩm rất đẹp. Có thua kém với nhau về năng suất chứ còn chất lượng sàn phẩm không thua kémnhau bao xa, vì chế bản và nguyên vật liệu in đều giống nhau cả.

Tuy vậy, về lý luận mực in, về màu sắc và thứ tự chồng màu mực , khi in tranh ảnh nhiều màu của thợ in nhiều nơi còn bị hạn chế, thiếu lý luận cơ bản để giải trình khi in đẹp, xấu cho có sức thuyết phục rõ rệt.

Các xí nghiệp in có máy in 4 màu (in ướt chồng ươt), đủ công cụ đo đạc kiểm tra, thợ in làm việc trong buồng lạnh thoải mái, dễ chịu có thể điều chỉnh được tức thì khi màu sắc của mỗi màu in ra không giống mẫu.

Nhưng ở những xí nghiệp in không có máy in một màu mà in ảnh nhiều màu (ướt chồng khô), không qua in thử và khí hậu hoá giấy in, thì việc in không dể dàng giống mẫu. Nếu thợ in cưa xí nghiệp non tay nghề thì rất phập phồng thấp thỏm, không biết những tờ lịch treo in ra giống mẫu đến đâu, vì in xong mới biết chính xác.

Việv in tranh ảnh nhiều màu chồng tram, màu nào trước màu nào sau, thợ in mỗi nơi mỗi cách. In offset cuộn ở một xí nghiệp in báo còn thấy chưa ổn định. Có hôm cầm tờ báo xem, ta thấy tranh ảnh màu sắc đẹp, phù hợp với tự nhiên rất quen mắt nhìn. Nhưng cũng có những hôm ta đọc báo thấy ảnh in mặt người vàng như nghệ, hoạc đỏ như cà chua, bất chợt ta thấy tức mắt khó chịu. Tuy nhiên người xem báo không quan tâm lắm về chất luợng hình ảnh vì phần lớn nghề in và cũng thời gian báo quá ngắn, giá tiền ít, lại in giấy báo một mặt không láng, không trắng dể châm chước.

Còn máy in offset tờ rời , thứ tự mực in chồng màu cũng không ai giống ai, mới điều có lý lẽ và kinh nhgiệm sử dụng riêng và cũng không dám tự nhận phương pháp của mình là hay nhất, cứ biết ai giống mẫu hơn là khá hơn rồi.(muốn xác định chính xác phải mở cuộc thi mới rõ).

Tuy vậy những thợ in sử dụng máy một màu để in ảnh nhiều màu cũng có cách làm riêng mà trong sách chưa nói đến.

Chuyện như sau:

Năm 1955 tôi có theo dõi thứ tự in chồng màu của một thợ in ở xưởng in Mỹ Thuật (Bắc Kinh).Khi họ in các tranh ảnh mỹ thuật lớn, quan trọng không qua in thử (do thời gian không cho phép) đều phân loại:

Loai thứ nhất: ảnh chân dung (ảnh lãnh tụ)

Khó nhất là in sao cho đúng màu da mặt, vì nó chiếm diện tích lớn trên bức ảnh. Màu cơ bản của mặt là đỏ (cánh sen M). Bổ trợ cho đỏ là vàng. Do đó thứ tự in chồng màu là Đỏ(M), Vàng (Y), Xanh (C), Đen (K). Màu đỏ in trước cho giống màu da, màu vàng in sau để bổ trợ có thể in đậm, lợt, dày, mỏng mực, tiến lui, dễ điều chỉnh, in đúng màu ở mặt đã thành công tới 90% độ chính xác về màu sắc. Còn xanh, đen ở chỗ sáng rất ít, nặng về các vùng tối, phông nền, các vị trí phụ, nếu có sai đôi chút người xem ít chú ý.

Những năm 60, nhiều thợ in offset ở nhà máy in offset Tiến Bộ Hà Nội thường trao đổi với nhau là rất ngại in ảnh lãnh tụ. Vì quần chúng nhân dân nhận biết rất rõ về màu da cũng như các đặc điểm trên mặt lãnh tụ , nên nếu chỉ in đi kháøc một chút thôi là họ nhận ra ngay. Thế mới biết in ảnh chân dung , ảnh lãnh tụ là khó đấy chứ

Loại thứ hai :Ảnh phong cảnh .

Thường có trời mây, cây cỏ, sông nứoc , núi non . Nếu in màu Cyan (xanh dươn g )trước , giữ đúng được độ mực ở mây trời , là màu cơ bàn khi có vàng Y bồ trợ in thứ hai , sẽ có màu lục (lá cây) ở cánh đồng , mảng rừng rất dễ tăng giảm màu cho gần mẫu .

Do đó thứ tự in chồng màu mực ở phong cảnh CYAN,VÀNG , MAGENTA , ĐEN.Đỏ , đen in sau có tác dụng ở cá mảng tối , màu đá , màu đất , nếu có sai màu đôi chút với phong cảnh thì người xem ít phát hiện dễ bỏ qua.

Cũng có khi ảnh mẫu vừa chân dung vừa phong cảnh, thì thợ in cần tìm hiểu chủ đề của ảnh mẫu và xem diện tích người và cảnh phần nào nhiều để chú ý gia công kỹ thuật cho bức ảnh in ra được sinh động và gần gũi hơn .

Loại thứ ba: Tĩnh vật

Có khi là máy nhà, ngôi nhà, bức tượng, mặt trống đồng, ấm sành màu da lươn, một cỗ máy…Thợ in xem màu cơ bản hay hỗn hợp chiếm nhiều diện tích bức ảnh để quyết định màu mực khi in, phải biết màu nào cơ bản, màu nào bổ trợ, màu nào tương phản để in cho sát mẫu .

Ví dụ:

Một thân máy có màu xanh rêu, lam và vàng là cơ bản của màu lục tươi, đen là màu bổ trợ cho màu lục, làm cho màu lục thẫm hơn, đỏû là tương phản nhất ở các chỗ sáng, nếu in thừa sẽ ngã tím không giống thân máy. Do đó tuỳ theo mẫu mả có thể in thứ tự :XANH, ĐỎ, VÀNG, ĐEN hoặc ĐỎ, VÀNG, ĐEN, XANH.

Khi in ảnh một quả chuông hay mặt trống đồng , nhìn vào mẫu ta có cảm giác ánh lên một màu xanh tối, dưới xanh lẫn quất ánh đen . Ta soi kính phóng đại trên bảng in thấy diện tích in như nhau, diện tích điểm tram 90% như nhau, hai màu cách nhau góc độ 300, nhưng do in ướt chồng khô nên màu lam in sau cùng, để tạo ra ánh xanh trên các vùng tối của mặt trống đồng hay quả chuông, có thể pha thêm dầu bóng vào mực xanh để chi tiết dễ nổi hơn .

Lại một chuyện nữa như sau:

Năm 1982 tôi có làm việc với một bạn thợ in người Hoa ở Xí Nghiệp In Công Tư Hợp Doanh số 4 (nay là in số 7). Bạn này cũng là hàng thợ khá, các đệ tử thường nể mặt. Nhưng khi thấy in tranh ảnh nhiều màu, bạn này chỉ in theo công thức XANH, VÀNG, ĐỎ, ĐEN.

Tôi có nhiều lần gặp gỡ, trò chuyện nhưng bạn đó ít chú ý sữa đổi, có thể do thối quen, ngại cải tiến. Đến tết năm đó, khi in một bìa tạp chícủa Trường Cao Đẳng Sư Phạm Long An, ảnh bìa là mặt một cô gái chiếm tới 70-80% diiện tích in, bạn đó in XANH, VÀNG xong đến khi in ĐỎ thì dù có in dày và đậm mực đến đâu vẫn thấy thừa vàng, thiếu đỏ. (Vì ở màu vàng mắt thường cũng khó phân biệt độ đậm nhạt có khi phải đưa ra ánh sáng mặt trời, hoặc soi kính lam mới rõ ). Đến khi in đủ màu, thì mặt cô gái vàng khè như sốt rét.

Tuy in không đạt, đàng lẽ phải in lại, nhưng do gần tết, lại còn phỉ đóng cắt, vả lại thời đó còn “bao cấp”, dù họ có than phiền trách móc nhưng vẫn trả đủ tiền cho xí nghiệp .

Sau việc này, bạn thợ in nọ đã có kinh nghiệm và dần thay đổi lại cách làm và thường hay trao đổi với mọi ngưới về kỹ thuật in và thấy rõ :Nếu in ảnh chân dung ở máy in một màu thì in đỏ giữ chặt đỗ chình xác màu ở mặt. Rồi in vàng bổ túc màu cho pphù hợp với màu da , vị trí chủ yếu của bức ảnh được đề cao , nếu vị trí chủ yếu bị in hỏng , vị trí râu ria nếu in có đẹp cũng chẳng ai để ý. Giá trị bức tranh in ra bị hỏng toàn bộ!

Mẫu chuyện vặt trên đây, nếu bạn đồng nghiệp nào đang sử dung máy in bốn màu có thể chẳng có gì cần đọc. Nhưng với “ngày xưa” hoặc các bạn đồng nghiệp nào hiện nay đang sử dụng máy in một màu để in tranh ảnh nhiều màu cùng tram, may ra cũng nhặt được đôi chút kinh nghiệm bổ ích trong bài viết này

Nguồn Nguyễn Hoàn.

In Offset là gì?

In offset là một kỹ thuật in ấn trong đó, các hình ảnh dính mực in được ép lên các tấm cao su (còn gọi là các tấm offset) trước rồi mới ép từ miếng cao su này lên giấy. Khi sử dụng với in thạch bản, kỹ thuật này tránh được việc làm nước bị dính lên giấy theo mực in. Các ưu điểm của kỹ thuật in này là:
Các ưu điểm của kỹ thuật in này là:

– Chất lượng hình ảnh cao – nét và sạch hơn in trực tiếp từ bản in lên giấy vì miếng cao su áp đều lên bề mặt cần in.

– Khả năng ứng dụng in ấn lên nhiều bề mặt, kể cả bề mặt không phẳng (như gỗ, vải, kim loại, da, giấy thô nhám).

– Việc chế tạo các bản in dễ dàng hơn.

– Các bản in có tuổi thọ lâu hơn – vì không phải trực tiếp tiếp xúc với bề mặt cần in.

In offset ngày nay đã trở thành kỹ thuật in phổ biến nhất trong in ấn thương mại. Tuy vậy trong các in ấn dành cho thú vui cá nhân, người ta vẫn có thể tạo ra một số ít sách với chất lượng cao, sử dụng cách in trực tiếp. Một số người vẫn thích các đường nét chìm nổi để lại trên giấy từ việc in trực tiếp. Thậm chí một số sách kiểu này còn được in bằng các bản in được xếp từ các con chữ chì, đây là công nghệ in typo, một công nghệ khá cổ. Máy in dùng kỹ thuật offset và thạch bản đầu tiên ra đời ở Anh khoảng năm 1875 và đã được thiết kế để in lên kim loại. Trống offset làm bằng giấy các tông truyền hình ảnh cần in từ bản in thạch bản sang bề mặt kim loại. Khoảng 5 năm sau, giấy các tông được thay bằng cao su.

Người đầu tiên áp dụng kỹ thuật in offset cho in ấn trên giấy có thể là Ira Washington Rubel năm 1903. Ông đã tình cờ nhận thấy mỗi khi một tờ giấy không được đưa vào máy in thạch bản của ông một cách đúng nhịp, bản in thạch bản in lên trống in được bọc bằng cao su, và tờ giấy cho vào tiếp theo bị dính 2 hình: bản in thạch bản ở mặt trên và bản in do dính từ trống in ở mặt dưới. Rubel cũng nhận thấy hình ảnh in từ trống in cao su nét và sạch hơn vì miếng cao su mềm áp đều lên giấy hơn là bản in bằng đá cứng. Ông đã quyết định in thông qua các tấm bằng cao su. Độc lập với Rubel, hai anh em Charles Harris và Albert Harris cũng đã phát hiện ra điều này và chế tạo máy in offset cho Công ty In ấn Tự động Harris.

Các thiết kế của Harris, phát triển từ máy in gồm các trống quay, rất giống hình vẽ trong bài. Nó gồm một trống bản in tiếp xúc chặt với các cuộn mực in và nước. Một trống cao su tiếp xúc ngay bên dưới trống xếp chữ. Trống in ở bên dưới có nhiệm vụ ấn chặt tờ giấy vào trống cao su để truyền hình ảnh. Ngày nay, cơ chế cơ bản này vẫn được dùng, nhưng nhiều cải tiến đã được thực hiện, như thêm in hai mặt hay nạp giấy bằng cuộn giấy (thay vì các miếng giấy).

Trong những năm 1950, in offset trở thành kỹ thuật in phổ biến nhất cho in ấn thương mại, sau khi nhiều cải tiến đã được thực hiện cho bản xếp chữ, mực in và giấy, tối ưu hóa tốc độ in và tuổi thọ các bản xếp chữ. Ngày nay, đa số in ấn, gồm cả in báo chí, sử dụng kỹ thuật này.

Nguyên lý in offset

In offset là phương pháp in phẳng, các thông tin hình ảnh được thể hiện trên bản in có tính quang hoá để tạo ra các phần tử in bắt mực và phần tử không in thì bắt nước. Ngoài ra hình ảnh trên khuôn in phải là hình ảnh thuận, tức là cùng phương với tờ in sẽ được in ra.


Qui trình in Offset

Cấu tạo máy in offset

Một máy in offset tờ rời gồm có các bộ phận chủ yếu như: một bộ phận cung cấp giấy, một hay nhiều đơn vị in, các thiết bị trung chuyển để đưa giấy qua máy in, một bộ phận ra giấy và các bộ phận bổ trợ thêm như bàn điểu khiển máy in.

Thông thường một đơn vị in trong máy in offset tờ rời có ba trục chính cùng hệ thống làm ẩm và hệ thống chà mực lên khuôn in.

Ống bản: là một trục ống bằng kim loại, trên khuôn in phần tử in bắt mực còn phần tử không in bắt nước.

Ống cao su: là môt trục ống mang tấm cao su offset, có cấu tạo gồm một lớp vải bọc với cao su tổng hợp để truyền hình ảnh từ khuôn in lên bề mặt vật liệu in.

Ống ép: là một trục khi quay luôn tiếp xúc với ống cao su, làm nhiệm vụ chuyển giấy và các vật liệu in khác. Hệ thống làm ẩm: là hệ thống các lô làm ẩm bằng dung dịch làm ẩm có chứa các chất phụ gia như: axit, gôm arabic, cồn isopropyl hay các tác nhân làm ẩm khác.

Hệ thống cấp mực: là hệ thống các lô chà mực cho bản in. Các thành phần quan trọng khác. Ngoài các đơn vị in ra, trong máy in offset một màu hay nhiều màu còn bao gồm các bộ phận sau:

Bộ phận nạp giấy: làm nhiệm vụ hút giấy và các vật liệu in khác từ bàn cung cấp giấy lên và đưa xuống đơn vị in đầu tiên.

Các bộ phận trung chuyển (thông thường là các trục ống có nhíp kẹp giấy): có khả năng vận chuyển giấy đi qua máy in.

Bộ phận ra giấy: là bộ phận nhận giấy ra và vỗ giấy đều thành cây giấy trên bàn ra giấy.

Hệ thống làm ẩm

Hệ thống làm ẩm trong in offset tờ rời cung cấp dung dịch làm ẩm gốc nước, hoặc dung dịch máng nước lên bề mặt khuôn in trước khi nó được chà mực. Dung dịch làm ẩm giữ cho phần tử không in trên khuôn được ẩm ướt do đó nó không bắt mực. Nó được chà lên toàn bộ bản in.

Tuy nhiên, các phần tử không in bắt nước và đẩy mực trên khuôn, chúng được tạo ra theo cách hút bám một lớp mỏng gôm arabic trong quá trình chế tạo khuôn in, đó là hydrophilic, hay chất ưa nước, trong khi các phần tử in là hydropho­bic, hay chất có khuynh hướng đẩy nước. Thực ra nước bản thân nó có thể được sử dụng để làm ẩm bản. Một vài máy in offset tờ rời có thể chọn sử dụng một mình nước để in các ấn phẩm số lượng ít. Tuy nhiên, lớp đẩy mực này dần dần lột ra khỏi khi khuôn in tiếp tục sử dụng trên máy. Các hoá chất trong dung dịch làm ẩm bổ sung thêm độ đẩy mực cho lớp này.

Hệ thống truyền mực

Hệ thống cung cấp mực in trong máy in offset tờ rời có 4 chức năng cơ bản sau:

Dẫn mực từ lô máng mực đến khuông in. Tách lớp mực dày ra thành lớp mực mỏng đồng đều trên các lô truyền. Chà mực lên các phần tử in trên bản. Loại bỏ mực in tái lập trên lô chà từ các công việc in trước đó.

Máng mực: chứa mực in cần cung cấp trong quá trình in. Lô chấm: là một lô chuyền luân phiên tiếp xúc giữa lô máng mực và lô đầu tiên của hệ thống cấp mực, thông thường là lô tán trong hệ thống cấp mực. Lô tán và lô sàn: là các lô chuyển động ăn khớp bằng bánh răng và dây sên không chỉ quay tròn được mà còn chuyển động qua lại theo phương ngang với trục ống từ trái qua phải Máng mực, hai thành bên hông máng mực, dao gạt và lô máng mực và làm nhiệm vụ chà dàn mỏng lớp mực in lên các lô và xoá các lớp mực in trước đó trên lô chà. Các lô trung gian: là các lô chuyển động được dựa vào sự tiếp xúc với các lô chuyển động khác có nối kết với bộ phận truyền chuyển động, các lô trung gian nằm ở giữa lô chuyền và lô chà, làm nhiệm vụ và định lượng mực cấp cho quá trình in; thường được gọi là lô định lượng – khi chúng tiếp xúc với hai lô khác hoặc được gọi là lô dằn – khi chúng chà tiếp xúc với một lô khác; ví dụ như lô tán. Các lô chà bản in: gồm 3-4 lô chà bản thường có đường kính khác nhau, tiếp xúc và chà mực lên bản in.


Page 2 of 12 12345...»