Thiết kế in ấn giá rẻ, in offset giá rẻ nhất tp hcm

Share Button

Quy trình in offset

 

Bước 1: Thiết kế chế bản:

Đầu tiên phải tạo ra đi tượng cần in trên máy tính. Ví dụ ta định in một tờ rơi khổ A4 để quảng cáo cho một Công ty Bán máy tính, trước hết ta phải chuẩn bị các tư liệu liên quan tới việc quảng cáo đó: hình ảnh máy vi tính và các thiết bị, địa chỉ, số điện thoại…., sau đó đưa lên máy tinh để xử lý và sắp xếp cho hài hoà và ấn tượng với sự phối hợp cả tư duy, kinh nghiệm của người thiết kế và dựa trên ý muốn của khách hàng…, hoàn thành xong phần thiết kế chế bản là tới phần outfilm…

Bước 2: Output Film

Chế bản xong thì xuất để outfilm, đối với các tờ rơi có hình ảnh, Film sẽ được out thành bốn tấm đại diện cho bốn lớp mầu C (Cyan), M (Magenta), Y (Yellow), K (Black). Tới đây ta đề cập một chút về vấn đề mầu sắc trong in Opset:

Mầu trong in Opset là hệ mầu CMYK, ta có thể hiểu khái quát rằng tất cả các mầu sắc đều có thể pha được từ 4 mầu CMYK này, ví dụ mầu đỏ cờ là sự kết hợp từ mầu Y (Yellow/vàng) và mầu M (Magenta/hồng); Hay mầu Xanh Blue (xanh tím) là sự kết hợp của hai mầu C (Cyan/xanh nhạt) và M (Magenta/hồng); Rồi còn các mầu được kết hợp từ 3 trong 4 mầu nói trên hay kết hợp của cả 4 mầu với nhiều thông số khác nhau sẽ đạt được nhiều kết quả mầu sắc khác nhau.

Output 4 tấm phim xong thì chuyển sang phơi bản kẽm

Bước 3: Phơi bản kẽm:

Khi đã có 4 tấm phim, người ta đem phơi từng tấm một lên bản kẽm (hiểu một cách đơn giản hơn là đem chụp hình ảnh của từng tấm phim lên từng tấm bản kẽm bằng máy phơi kẽm), đến đây ta đã có trong tay 4 bản kẽm đại diện cho 4 mầu C, M, Y, K để bước sang phần in.

Bước 4: In Opset:

Người ta sẽ tiến hành in từng mầu một, in mầu gì trước, mầu gì sau không quan trọng hoặc tùy vào kinh nghiệm của người thợ in. Đầu tiên, người ta sẽ lựa chọn một trong 4 kẽm mầu đó để lắp lên quả lô máy in Opset, ở phần vào mực của máy người ta cũng sẽ cho loại mực tương ứng (ví dụ bản kẽm mầu C (Cyan) thì người ta cũng cho mực C và tiến hành in, Quả lô quay qua tờ giấy sẽ đập phần tử in xuống tờ giấy in, sau khi chạy xong hết số lượng định in, người ta tháo kẽm ra, vệ sinh hết mực cũ, lắp kẽm mới vào, ví dụ mầu vừa in xong là mầu C (cyan) thì giờ sẽ lắp kẽm Y (Yellow) vào, phần vào mực sẽ cho mực Y (vàng), cho giấy đã in một mầu kia vào và lại tiếp tục quy trình cũ…. Cứ thế tuần tự cho đến khi hết cả bốn mầu, bốn mầu đó chồng lên nhau sẽ cho ra bản in cuối cùng.Trong quá trình in như vậy, với mỗi màu, người ta sẽ phải chạy thử khoảng 50 bản cho màu thật ổn định. Tổng cộng cả quá trình vào khoảng 200 bản chạy thử. Chính vì vậy, khi in offset, người ta phải tính dư giấy ra khoảng 200 tờ in (gọi là bù hao giấy)

Bước 5: Gia công sau in:

Cán láng: Cán láng là cán lớp màng mỏng lên bề mặt của tờ rơi sau khi in, cán láng sẽ tạo ra cho tờ rơi sự mịn của giấy khiến cho hình ảnh cũng trở nên đẹp hơn.

Có 2 kiểu cán láng: cán mờcán bóng: Cán mờ sẽ tạo ra bề mặt mịn và mềm còn Cán bóng sẽ cho bề mặt bóng hẳn lên.

Cán láng chỉ là một trang sức sau khi in, không bắt buộc, khách hàng có thể lựa chọn hoặc không là tuỳ.

Xén: Thông thường khi in người ta sẽ để tờ giấy to (phù hợp với khổ máy) để in; Sau khi in xong sẽ sử dụng máy xén để xén thành phẩm.

(Sưu tầm)

Phương pháp in FLEXO

In Flexo (flexography) là kỹ thuật in nổi, các phần tử in (hình ảnh, chữ viết..) trên khuôn in nằm cao hơn các phần tử không in. Hình ảnh trên khuôn in ngược chiều, được cấp mực bằng trục anilox, sau đó truyền mực trực tiếp lên vật liệu in qua quá trình ép in. Bản in được gắn vào trục bản có các chu vi khác nhau và được chà mực bởi lô định lượng mực (lô anilox) có cấu trúc các vi lỗ, có thể có hoặc không có hệ thống dao gạt mực. Mực in dạng lỏng có khả năng khô nhanh truyền lên khuôn in và chúng được in lên bất kỳ một loại vật liệu nào, cả vật liệu thấm hút hay không thấm hút.

Lô máng mực (fountain Roll)

Lô máng mực thường được phủ bề mặt bằng một lớp cao su tự nhiên hay cao su tổng hợp. Nó được định vị trong máng mực in Flexo và có thể quay trong đó. Mục đích của nó là nhận và truyền một lượng mực in từ máng mực đến lô định lượng mực (lô anilox). Bởi vì lô máng thường quay với tốc độ chậm hơn lô anilox, nó có ảnh hưởng đến việc làm sạch mực in trên bề mặt lô anilox sau này.

Lô định lượng mực (hay lô anilox)
Lô định lượng mực hay còn gọi là lô anilox, nó là lô trung tâm trong hệ thống chà mực in. Lô anilox là một trục thép được ăn mòn để tạo ra các vi lô trên bề mặt (từ 80 đến 550 lỗ/inch). Sau đó, phủ một lớp crôm hay lớp ceramic để bảo vệ bề mặt lô chống lại sự mài mòn bề mặt. Các lỗ này nhận mực in từ máng mực và truyền mực lên bản in.

Mỗi lô anilox khác nhau, chúng có cấu trúc dạng vi lỗ khác nhau, số lỗ/inch cũng khác nhau. Do đó, các lô này quyết định lượng mực in được truyền tới bản in hay mật độ của màng mực in trên vật liệu được in. Hình dạng, mật độ vi lỗ và kích thước của vi lỗ yêu cầu trên bề mặt lô anilox tuỳ thuộc vào một số yếu tố như: loại mực in được sử dụng, lượng mực in cần truyền tới bản in, vật liệu được in, đặc tính của bài mẫu và đặc thù của hệ thống chà mực là hệ thống hai lô hay ba lô chà mực.

Các hệ thống chà mực ba lô:

Bao gồm lô máng mực, với bề mặt của lô được phủ lớp cao su, lô này truyền mực in tới bề mặt của lô anilox. Đối với hệ thống chà mực in kiểu này, tốc độ của lô máng được duy trì không đổi, trong khi đó tốc độ của lô anilox lại có thể thay đổi được. Đó là bởi vì, lô máng không chỉ làm nhiệm vụ truyền mực cho lô anilox mà nó còn làm nhiệm vụ như là một lưỡi dao gạt mực để gạt sạch lượng mực in thừa do nó chà tới bề mặt của lô anilox. Do đó, việc định lượng mực in được chà lên bề mặt của lô anilox trong hệ thống chà mực ba lô được thiết lập bằng việc điều chỉnh tốc độ quay của lô anilox.

Hệ thống chà mực hai lô:

Trong hệ thống này không có lô máng mực, do lô anilox quay ngược trở lại máng mực lấy mực trực tiếp từ máng mực và lưỡi dao thép được sử dụng để gạt sạch lượng mực thừa trên bề mặt của lô anilox. Lưỡi dao gạt mực được đặt song song với bề mặt của lô anilox và nghiêng một góc 300. Vị trí của lưỡi dao gạt mực phải đảm bảo chính xác và chắc chắn, nếu không nó sẽ có xu hướng làm mài mòn bề mặt của lô anilox nhiều hơn so với hệ thống chà mực ba lô. Sự mài mòn bề mặt của lô anhilox sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng chứa mực của các vi lỗ hay làm ảnh hưởng đến mật độ của màng mực.

Dao gạt mực được sử dụng kết hợp với hệ thống chà mực hai lô. Mục đích của lưỡi dao gạt là gạt sạch lượng mực in thừa trên bề mặt của lô anilox và đảm bảo việc chà mực lên bản được tốt hơn. Dao gạt mực thường được làm bằng thép, nhựa hay các vật liệu nhựa tổng hợp khác.

Trục mang bản (trục bản): Plate Cylinder

Trục bản thường là trục thép và được đặt giữa lô anilox và trục ép in. Các bản in được dán lên trục bản bằng băng dính hai mặt hoặc bằng keo hay băng dính hai mặt. Không giống như bản in offset, kích thước của bản in có thể thay đổi tuỳ thuộc vào đặc thù của bài mẫu in. Thông thường, một số hình ảnh lặp lại được in từ một vài loại bản được dán trên cùng một trục bản. Vì vậy kích thước của trục bản được lựa chọn phù hợp với kích thước của hình ảnh được lặp lại.

Trục ép in: Impression Cylinder

Trục ép in là một trục thép có bề mặt nhẵn bóng và ép vật liệu in tiếp xúc với bản in khi nó đi qua giữa bản in và trục ép. Tốc độ của trục ép in phải phù hợp với tốc độ của lô anilox và tốc độ của băng vật liệu in. áp lực giữa trục ép in và trục bản phải được điều chỉnh. Bởi vì, các loại vật liệu màng mỏng thường sử dụng cho in Flexo là rất mỏng, và vì bản in có khả năng đàn hồi, nên áp lực in nhỏ nhất có thể cần thiết để truyền hình ảnh được ứng dụng trong in Flexo. Nếu như áp lực in quá lớn, làm cho hình ảnh in bị bẹt rộng ra, làm gia tăng tầng thứ và làm giảm chất lượng in, áp lực quá lớn còn có thể làm hỏng bản in hay vật liệu được in.


Tìm hiểu về bản in

Việc chọn lựa bản in có ảnh hưởng trực tiếp và có vai trò rất quan trọng trong bất kỳ mọt hệ thống ctp nào dù cho nó là hệ thống ghi bản nhiệt, violet hay ánh sáng khả kiến .

Có một điều đáng ngạc nhiên là người ta ít khi đề cập đến bản in và quá trình xử lý bản in khi quyết định lựa chọn một hệ thống ctp. Dường như mọi người đã quên mất rằng các bản in ctp và quá trình xử lý bản luôn có những khác biẹt cơ bản trong khi các công nghệ ghi bản tiên tiến hiện nay ngày càng có khả năng tương tự nhau . Trên thực tế đây là một vấn đề thường xảy ra.

Hầu như tất cả các công ty có trang bị hệ thống ctp, dù là ghi nhiệt, violet hay ánh sáng khả kiến điều cho biết là chất lượng in có tăng lên và hiệu qủa đạt được thấy rõ.

Song ngày nay sự khác biệt quan trọng giữa các hệ thống ctp chính là loại bản in được sử dụng và cá yêu cầu cho quá trình xử lý bản. Nói chung tất cả các bản kim loại dù là dành cho hệ thống ghi bản nhiệt hay ánh sáng đến là loại bản có đế nhôm.Cách tạo hạt cho bản giữa nhàsản xuất có khác nhau chút ít so với các loại bản in truyền thống .

Tuy nhiên, sự khác biệt cơ bản chính là loại laser sử dụng để ghi bản – nhiệt hay ánh sáng.Vì nguồn laser phát ra năng lượng ở một bước sóng nhất định nên loại bản ghi cần phải được chế tạo sao cho lớp nhũ tương của nó có phản ứng với nguồn năng lượng laser chiếu tới. Do vậy mỗi nguồn laser đều yêu cầu một loại bản phù hợp với bước sóng của nó.

LỚP NHŨ TƯƠNG TẠO ẢNH

Với các loại bản được ghi bằng ánh sáng khả kiến, lớp phủ là lớp nhạy sáng bằng photopolimer hay có gốc bạc.Trái lại, các loại bản dành cho phương pháp ghi bản nhiệt lại có một lớp photopolimer nhạy với nhiệt độ.Mỗi một phương pháp ghi bản lại có ưu điểm và khuyết điểm riêng của nó xét theo một góc độ:chất lượng hình ảnh, tốc độ ghi bản, quá trình xử lý bản.

CHẤT LƯỢNG HÌNH ẢNH

Các loại bản nhiệt chủ yếu nhạy với bước sóng 800-850nm của laser hồng ngoại,trong quá trình ghi bản, điểm nào trên bản được đầu laser chiếu vào với một mức năng lượng cụ thể sẻ phản ứng để trở thành một điểm ảnh. Điểm nào không được đầu laser chiếu vào hay chiếu dưới nguồn năng lượng cần thiết thì sẽ không có phản ứng và coi như không được ghi.Với kỹ thuật ghi này, các hạt tram gọn và sắc nét sẽ được tạo thành khi in với độ phân giải tram (Ipi) cao.Loại bản này cũng có thể được nung để có thể in nhiều lược hơn hay khi dùng với loại mực UV.

Tuy nhiên,lớp phủ nhạy nhiệt lại yêu cầu một mức năng lượng lớn hơpn đáng kể so với lớp phủ nhạy sáng (cả lớp ph nhạy sáng gốc bạc lẫn gốc photopolimer).

Các loại bản nhạy sáng có một đọ nhạy tương tự như các loại bản in truyền thống và có thhể được ghi nhanh hơn với một mức năng lượng laser thấp hơn.Thông thường các loại bản này cũng cho độ phân giải tram(Ipi) cao hơn với lứp phủ photopolimer và mức năng lượng laser chỉ bằng1% so với kỹ thuật ghi bản nhiệt.

ĐỘ BỀN BẢN KHI IN

Mới đây hãng Fuji đã thông báo rằng loại bản photopolimer nhạy sáng với ánh sáng violet của họ hiện nay đang được bán trên thị trường cho chất lượng tương đương như các loại bản nhiệt có cùng độ bền bản.Độ bền bản sau khi được nung của nó từ 200.000 đến một triệu lược in.

Tuy nhiên, loại bản này đòi hỏi mức năng lượng laser 30nm và không giống như các loại bản nhiệt , tất cả các loại bản nhạy sáng cần phải được xử lý cẩn thận với ánh sáng ban ngày mặc dù các loại bản nhạy với ánh sáng violet cũng có thể được xử lý trong điều kiện ánh sáng ban ngày ngã vàng . các loại bản nhạy sáng cũng có thể bị ghi già hay ghi non (thiếu sáng) do sự biến đổi mức năng lượng chiếu sáng trong suốt quá trình ghi bản. Các vấn đề khác cũng có thể xãy ra khi hoá chts hiện quá mạnh hay quá yếu và thời gian hiện quá lâu hay quá mau.

Thật ra , trong thực tế, khi so sánh quá trình hiện bản giữa các loại bản với nhau thì qu trình hiện bản nhiệt ít phức tạp nhất (Kỹ thuật ghi bản trên các loại bản truyền thống nếu xét đến còn đơn giản hơn vì đôi khi không cần hiện bằng máy mà có thể hiện bản thủ công) . Nó có khuynh hướng tiêu hao ít hoá chất khi hiện hơn. Điều này rất quan trọng vì hoá chất hiiện rửa có thể chiém tối thiểu 10% khi tính chi phí cho một bản kẽm được ghi.

Chính vì các loại bản nhiệt tiêu tốn ít hoá chất hơn khi hiện bản nên nó cũng tạo ra ít cặn bã hay chất thãihơn và thời gian bảo trì máy hiện cũng ít hơn . Lấy ví dụ, hãng Kodar Polychrome Graphic đã ước tính rằng một công ty cở vừa có từ 2 đến 4 máy in phải mất đến 6 giờ lao động hàng tuần để rửa máy hiện bản nhạy sáng hay xử lý các vấn đề phát sinh do máy hiện các loại các loại bản nhạy sáng gây ra.Tuy nhiên, trong thời gian tới các loại bản nhạy sáng chắc chắn sẽ được cải tiến phát huy các ưu điểm và loại bỏ các hạn chế của nó.

CÁC QUÁ TRÌNH XỬ LÝ PHÁT SINH

Các quá trình xử lý phát sinh có thể được yêu cầu đối với các loại bản nhạy nhiệt ví dụ như phải được nung trước khi ghi để tăng dộ nhạy và phải được làm sạch trước khi hiện cũng như phải numg sau khi hiện để làm tăng độ bền bản.

Những điều này không chỉ ảmh hưởng đến chi phí cho năng lượng tiêu thụ mà còn làm tăng thêm tính phức tạp xét về mặc kỹ thuật.

Tuy nhiên các bước phát triển mới đây của loại bản nhạy nhiệt cho thấy khả năng gia tăng số lượt in mà không phải nung bản.

Ngoài ra, còn phải kể đến sự khác biệt giữa các loại hoá chất hiện rữa sử dụng cho mỗi loại bản, mỗi loại bản điều phải được hiện rửa bằng các loại hoá chất tương thích với nó theo khuyến cáo của các nhà sản xuất chứ không thể tuỳ nghi sử dụng như các loại bản truyền thống. Những vấn đề phát sinh do sử dụng không đúng loại thuốc hiện co0s khuynh hướng xảy ra trên loại bản nhạy sáng nhiều hơn là trong loại bản nhạy nhiệt.

Trong giai đoạn phát triển của CTP hiện nay, các nhà in cũng có thể kết hợp việc hiện bản nhạy nhiệt chung với các loại bản truyền thống.Đây là một ý tưởng được Paul Burton đưa ra, nhà máy in của ông hiện đang dùng loại máy Screen 8000 II có thể xử lý luôn cả các bản Electra Excel củaKPG. Oâng dã nói “Trên thực tế,chúng ta có thể đưa cả bản CTP lẫn bản truyền thống vào hiện chung để tiết kiệm các chi phí không cần thiết và diện tích đặt máy hiện”.

Khi đề cập đến yếu tố môi trường, không có một công nghệ nào hoàn thiện cả và phải mất một thời gian dài để có thể chế tạo một hệ thống lọc và xử lý các chất thải cho các hệ thống máy hiện nay.

NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIỀM TÀNG

Thêm một ảnh hưởng của giá thành của bản nữa đó là chi phí sản xuất. Việc chế tạo lớp nhũ tương tạo ảnh gốc bạc có thể mắc hơn nhiều so với lớp nhũ tương tạo ảnh gốc photopolimer nên giá nguyên vạt liệu thô phụ thuộc vào yếu tố này.Trong khi đó hãng Fuji film lại cho rằng việc sản xuất loại bản với lớp mhũ tương gốc Photopolymer không khó hơn bao nhiêu so với các laọi bản truyền thống.

Steven Doyle – Giám đốc ứng dụng công nghệcủa KPG – đã tuyên bố” viẹâc chế tạo lớp phủ bản nhạy nhiệt được chế tạo gần giống như lớp phủ bản truyền thống sẽ cho phép các nhà sản xuất linh hoạt hơn trong viẹc cung cấp bản.” Tuy nhiên, ông ta cũng cho biết “Bản CTP đòi hỏi các tiêu chuẩn cao hơn các loại bản truyền thống, chúng tôi đã sản xuất bản CTP nhạy nhiệt trong 7 năm qua và chúng tôi đã có rất nhiều bài học và đã có nhiều kinh nghiệm để duy trì chất lượng và giảm thiểu hư hỏng.”

Qua những phân tích trên chúng ta có thể thấy rõ rằng loại bản dùng cho CTP và việc xử lý bản có ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn công nghệ cho phù hợp. Mỗi laọi bản dù nhạy nhiệt hay nhạy với ánh sáng laser violet điều có ưu khuyết điểm riêng của nó.Trong tương lai giá thành của các loại bản chắc chắn sẽ giảm đi và nhu cầu ứng dụng CTP sẽ trở nên phổ biến hơn.

Hiện nay, tại nước ta đơn vị đi đầu trong lĩnh vực CTP là xí nghiệp Lê Quang Lộc với hai máy ghi bản đã được lắp đặt và hoạt động tốt.Một bản đáng lưu ý ở đây là công nghệ ghi trên các loại bản truyền thống(CTPt) là một công nghệ giúp loại bõ hoàn toàn các vấn đề do bản CTP nhạy nhiệt và nhạy với ánh sáng violet gây ra mà chúng ta đã trình bày ở trên.Đây là một công nghệ mới phát triển nên người ta còn ngại ngùng khi quyết định đầu tư vì e rằng còn nhiều điều bất ổn. Tuy nhiên những gì đang diễn ra tại xí nghiệp in Lê Quang Lộc cho phép khẳng định ưu thế của công nghệ ghi bản trên các loại bản truyền thống. Trong tương lai chắc chắn chúng ta sẽ còn nhiều dịp để xem xét khi Xí nghiệp in Itaxa Tp.Hồ Chí Minh sắp về một hệ thống ghi bản hiện đại của Creo Scitex, Trần Phú với hệ thống ghi bản của Heidelberg và In Quân Đội 2 với hệ thống ghi bản của Dainippon Screen.

(ThS.Ngô Anh Tuấn – Nội san khoa KTI)

Khái niệm về in lụa

Chắc hẳn các bạn ai cũng nghe nói đến in lụa, nhưng ít nhiều bạn lại không biết người ta in lụa như thế nào.

IN LỤA là một dạng trong kỹ thuật in lưới. Để họa tiết cần in có độ tinh xảo cao hơn, lưới được dùng là loại vải lụa nên còn được gọi là in lụa.

Phương pháp thủ công

Trong phương pháp in lụa thủ công, những dụng cụ được dùng bao gồm:

* một khung gỗ trên đó căng (rất căng) một tấm lụa mỏng
* một tấm gỗ hoặc nhựa dẻo không thấm mực dùng để kéo lụa gọi là “dao”
* một số hóa chất đặt biệt và mực in chuyên dùng
* một dàn đèn chiếu dùng để sấy phim.

Những bản in được họa sĩ vẽ mẫu thiết kế hoặc thiết kế bằng kỹ thuật số rồi in ra trên giấy cal (loại giấy có độ trong suốt nhưng không phải nilon) gọi là film sau đó được truyền tải lên tấm lụa. Thao tác đó gọi là chụp bản

Film được chia ra 2 loại âm bản và dương bản, sử dụng tùy theo nhu cầu

Bản là tấm lụa được căng trên giá, phủ keo bắt sáng, lớp keo có tác dụng cô lại khi gặp ánh sáng dùng để bít các lỗ trên bản.

Công đoạn chụp bản được tiến hành:

* Đặt film lên bản cùng chiều với mẫu in thật.
* Rọi đèn cho đến khi keo trên bản khô hoàn toàn.
* Mang bản đi rửa sạch, chổ bị film che sau này kéo mực sẽ thấm qua đi đến giấy.
* Phơi khô bản.

Công đoạn in lên giấy, vải, kim loại, nhựa, nilon, decal, sành sứ, thủy tinh

* Cho giấy in nằm bên dưới bản, bản đặt lên trên cùng chiều với bản in thật.
* Cho mực tùy từng chất liệu cần in, lượng vừa phải sau đó dùng dao kéo nháp thử cho đều tay.
* Thực hiện tiếp cho đến khi có bản in như ý.
* Phơi bản in cho khô trên giá phơi.

Ưu điểm: chi phí thấp, in số lượng ít, có thể in trên nhiều loại chất liệu khác nhau, chủ động về màu sắc.

Khuyết điểm: bản in chấp nhận được, độ nét tạm, tốn thời gian


Đồ họa ấn loát

Đồ họa in ấn, hay còn gọi là Đồ họa ấn loát, là khái niệm dùng trong ngành Mỹ thuật. Đây là quá trình sáng tác hình ảnh (tạo hình) một cách gián tiếp, đưa màu từ một khuôn in sang một bề mặt khác. Vì có khuôn in, nên tác phẩm đồ họa thường có nhiều bản sao tùy ý họa sĩ.
Vật liệu dùng làm khuôn in thường là ván gỗ, đá, kim loại, vv.. Trong đồ họa in ấn, họa sĩ có thể sử dụng con lăn (brayer), và cả các loại máy in lớn.Các kỹ thuật:Bốn kỹ thuật chính thuộc đồ họa in ấn là:
khắc gỗ (woodcut),
khắc axít (etching),
in thạch bản (lithography)
in lưới (screen-printing).
in độc bản (monotyping),
khắc ngòi khô (khắc kim loại, engraving, drypointing),
khắc nạo (mezzotint),
in sáp (batik), …
Khắc gỗ
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tranh in khắc gỗ: Rồng trên đỉnh Fuji, Hokusai

Khắc gỗ là một kỹ thuật in đồ họa sử dụng một bản in bằng gỗ có hình nổi. Khắc gỗ được dùng để diễn đạt ý tưởng của các nhà nghệ thuật trước nhất là trong thế kỷ 16 và sau đó là bởi các nhà nghệ thuật theo trường phái biểu hiện (tiếng Anh: expressionism).

Để tạo nên một bản in gỗ người ta dùng dao cắt các phần không in ra khỏi một mảnh gỗ đã được bào nhẵn, các phần nổi sau đó được quét màu lên và mang đi in hoặc bằng tay dùng một búa là (tiếng Đức: Falzbein) chà lên hay bằng máy in.

Cách tạo bản khắc gỗ
Chế tạo bản in
Thông thường gỗ được cắt thành một mảnh dầy từ 2 đến 4 cm có sợi chạy theo chiều của hình (cắt dài). Mảnh gỗ được bào, mài và làm nhẵn cho đến khi bề mặt hoàn toàn phẳng có thể được phủ một lớp sơn nền, thường là một lớp phấn trắng mỏng. Theo thông lệ bản vẽ trước của nghệ sĩ được mang đặt lên lớp phấn này rồi dùng nhiều loại dao cắt theo các đường vẽ trước. Người ta không cắt thẳng đứng mà cắt hai lần, một lần cắt nghiên từ đường vẽ ra ngoài và một lần nghiên ngược lại rồi tách dăm bào ra. Trong phương pháp gọi là cắt đường đen này việc tạo hình được tiến hành bằng đường nét đen trên nền trắng.

Sau đấy bản in khắc gỗ đã hoàn chỉnh được phết mực in lên bằng một quả banh tròn tẩm mực to bằng nắm tay hay thường hơn là bằng một con lăn.

In

Người ta in bằng cách ép lên bản khắc gỗ một tờ giấy có khả năng hút nước tức là không có pha keo và vì thế mà hút mực và đã được làm ẩm một ít (hoặc là ngược lại ép bản gỗ lên giấy). Có thể dùng một trái banh lăn trên tờ giấy hay dùng một cây cọ quét lên để tạo lực cần thiết ép giấy sát vào bản in gỗ. Thông thường nhất là bản in được in bằng máy in sách (máy ép in nổi) có thể ép đều lực lên bản in gỗ và giấy. Sau mỗi lần in phải quét mực lại cho bản in khắc gỗ.

Đôi khi bản khắc gỗ lại được in qua đá và sau đó in ra như là một bản in thạch bản (tiếng Anh: lithography).

Các loại gỗ được sử dụng
Gần như tất cả các loại gỗ thông dụng đều có thể sử dụng trong khắc gỗ. Một trong số ít loại gỗ không thích hợp cho việc khắc gỗ là gỗ của cây thông (Pinus) vì gỗ này có nhiều mấu và nhựa.
Gỗ thường được cắt dọc theo chiều dài của sợi (gỗ dài). Các loại gỗ cứng như gỗ của cây lê, hồ đào hay anh đào rất được ưa chuộng dùng trong các bản in có nhiều chi tiết vì so với loại gỗ mềm có thể cắt đều đặn hơn và vì thế có thể tạo những đường nhỏ tốt hơn. Gỗ mềm rất thích hợp cho những tác phẩm lớn và ngoài ra có ưu điểm là các tấm gỗ lớn không đắt như từ loại gỗ cứng.

Vân hay cấu trúc của gỗ đôi khi cũng được cố ý sử dụng như là một yếu tố đồ họa. Thích hợp nhất là những tấm gỗ đã qua mưa nắng mà vân của nó nổi lên như hình nổi vì những lớp mềm qua mưa nắng dễ bị mòn nhiều hơn. Tính chất này có thể được làm nhân tạo bằng cách quét tấm gỗ với một cây cọ bằng sắt hay dùng axít nitric loãng để xử lý bề mặt.

Nếu như trong phần lớn các kỹ thuật khắc gỗ việc lựa chọn gỗ chủ yếu chỉ là quyết định của nhà nghệ thuật thì trong chạm gỗ (wood engraving) gỗ phải có sợi nhỏ sát với nhau. Được ưa thích là gỗ của cây hoàng dương (Buxus sempervivens) được cắt ngang chiều của sợi nhưng lại rất đắt tiền vì loại cây này tăng trưởng chậm. Vì thế ở các bản khắc gỗ cũ từ cây hoàng dương mặt dưới được sử dụng lại hay mặt trên được bào đi để có thể khắc bản mới.

Dụng cụ
Trang bị cơ bản của một người khắc gỗ bao gồm:
Dao khắc dùng để khắc các đường thẳng và song song
Dao trổ dùng để tạo rãnh hình chử V
Cây đục bán nguyệt để cắt bỏ đi những phần lớn không phải in.
Dao mỏng dùng để khắc các đường viền.

Một số nhà khắc gỗ chỉ sử dụng các cây đục bán nguyệt nhỏ và lớn chứ không dùng đến những dụng cụ như dao nhỏ. Ngày nay người ta cũng sử dụng các dụng cụ hiện đại như máy phay. HAP Grieshaber còn dùng đến cả máy cưa trong các bản khắc gỗ rất lớn của ông.

Đặc điểm của khắc gỗ bằng tay
Một bản in khắc gỗ nghệ thuật có những đặc điểm khác với các bản in đồ họa sử dụng các kỹ thuật khác như khắc đồng hay khắc nạo (tiếng Anh: mezzotint):
Mặt trái của bản in có dấu ấn nhẹ khi sờ vào có thể cảm nhận được.
Nếu in bằng tay, mặt trái của giấy sẽ bóng hơn một ít vì phải dùng dụng cụ để chà xát.
Vì chỉ cần lực ép tương đối ít hơn nên các cạnh của bản in ra không có vết hằn (tiếng Anh: platemark).
Màu của đường kẻ đều hòa trên khắp tờ giấy vì lực ép đều nhau.

Các biến thể của kỹ thuật khắc gỗ

Các kỹ thuật cổ điển của khắc gỗ bao gồm:
“Cắt đường đen”: Các phần nổi (và vì thế được in ra) của bản khắc gỗ sẽ tạo hình, đây là cách đầu tiên của kỹ thuật khắc gỗ.
“Cắt đường trắng”: Đường nét được chạm trổ chìm vào gỗ, khi in bề mặt, thật ra là nền của bức tranh, sẽ được in ra, hình ảnh được tạo thành bởi các đường nét trắng do không được in. Phương pháp này được sử dụng nhiều nhất là trong thế kỷ thứ 16. Albrecht Dürer là một trong những nhà nghệ thuật đã sử dụng phương pháp này để tăng thêm ấn tượng cho các tác phẩm của ông.
Nhiều nhà nghệ thuật (Paul Gauguin, Edvard Munch, Ewald Maraté, Gerhard Altenbourg) ngược lại đã sử dụng những bản khắc gỗ lớn, nhấn mạnh đến hình dáng của bề mặt. Kỹ thuật này chú ý đến các tính chất tự nhiên của gỗ với các vân và cấu tạo của nó và là tiêu biểu cho kỹ thuật khắc gỗ trong khoảng thời gian từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20.
Chạm gỗ (tiếng Anh: xylography): Dùng dao chạm trong khắc đồng khắc trên gỗ được cắt ngang chiều của sợi để có thể tạo ra nhiều tông màu hơn.

Sơ lược lịch sử

Nguồn gốc
Kỹ thuật in nổi, về nguyên tắc rất đơn giản, là một trong những phương pháp lâu đời nhất của loài người để giữ lại những ý tưởng về hình ảnh. Trong các kỹ thuật in nổi khắc gỗ là phương pháp in lâu đời nhất. Người Babylon và người Ai Cập đã từng in con dấu làm bằng gỗ khắc nổi trên đất sét mềm, tại Trung Quốc ngay từ thế kỷ 4 người ta đã biết dùng mực quét lên những tảng đá có khắc chữ và chà giấy lên để in ra.

Trong thời nhà Đường (618 – 907) tranh vẽ và chữ kèm theo (trên cùng một bản in) đã được in ra bằng các bản in gỗ, sách in bằng bản khắc gỗ cũng đã được biết đến từ thế kỷ 9, trong khi loại này ở châu Âu mãi đến thế kỷ 15 mới xuất hiện. Quyển sách lâu đời nhất in bằng bản khắc gỗ được biết đến bao gồm 6 trang với các bản khắc gỗ nhỏ cho nửa trang một là quyển Kinh Kim Cang (tiếng Anh: Diamond Sutra) ra đời vào năm 868.

Khắc gỗ ở châu Âu
Tại châu Âu việc sử dụng con dấu bằng gỗ đã được chứng minh là bắt đầu từ thế kỷ 12: Ở Ý vải được in bằng cách này. Người ta đoán rằng kỹ thuật này lan truyền vào Đức trong thế kỷ thứ 14 qua các người vẽ hình cho con bài.

Các tác phẩm nghệ thuật khắc gỗ đầu tiên ra đời trong khoảng thời gian từ năm 1400 đến năm 1500 trong các tu viện ở Bayern và vùng núi Alpes là các bản in một mặt từng trang rời. Dưới dạng như các tờ truyền đơn hay sách mỏng, các bản in khắc gỗ được dùng để truyền bá các ý tưởng về nghệ thuật, thế giới quan và tôn giáo, đặc biệt là trong thời kỳ của Phong trào cải cách (Reformation).

Bên cạnh các bản in khắc gỗ một mặt, từ năm 1430 đã xuất hiện loại sách in bằng bản khắc gỗ mà mỗi trang được in bằng một bản in khắc gỗ bao gồm cả chữ viết lẫn hình ảnh. Việc sử dụng các bản khắc gỗ để minh họa trong sách càng được phổ biến từ khi Johannes Gutenberg phát triển kỹ thuật in sách. Quyển “Sử biên niên thế giới Schedel” do Anton Koberger ở Nürnberg (Đức) in vào năm 1493 bao gồm gần 2.000 bản khắc gỗ. Để in quyển sách này Koberger đã phải cần đến 100 người thợ và 24 máy ép in nổi.

Khắc gỗ trong thời kỳ Phục hưng
Khắc gỗ đạt đến đỉnh cao đầu tiên trong thời kỳ Phục hưng khi các nhà nghệ thuật như Albrecht Dürer và Hans Baldung tạo ra các tác phẩm có giá trị cao dưới hình thức nghệ thuật này. Đặc biệt Dürer đã giải phóng khắc gỗ ra khỏi tính năng chỉ để minh họa cho sách và mang lại một định nghĩa mới cho khắc gỗ như là phương tiện truyền đạt một tác phẩm nghệ thuật. Về hình thức Dürer mang nghệ thuật khắc gỗ đến gần khắc đồng bằng cách tạo ra được nhiều tông màu giữa đen và trắng.

Trong thời kỳ này cũng đã có những thử nghiệm đầu tiên in nhiều bản khắc gỗ có màu khác nhau trên cùng một bản in vì cho đến lúc đó các bản in rời từng tờ đều được tô màu bằng tay sau khi in ra. Trong một bản in màu thật sự mỗi một màu đều có bản khắc gỗ riêng, khó khăn về kỹ thuật của phương pháp này là ở chỗ không điều khiển chính xác được quy trình in vì giấy co giãn khi thấm ướt và lại được hong khô lại. Các bản in khắc gỗ màu đầu tiên được xác định là vào năm 1486. Lucas Cranach der Ältere (Lucas Cranach Già) và Albrecht Altdorfer tiếp tục thử nghiệm sau đó. Altdorfer đã thành công trong thời gian 1519/1520 với một bản in màu dùng 6 bản khắc gỗ. Sau các tác phẩm của Altdorfer thử nghiệm về in bản khắc gỗ màu tạm thời không còn được tiếp tục ở Đức nữa, có thể là do ảnh hưởng của việc truyền bá rộng rãi các tác phẩm trắng đen của Albrecht Dürer.

Sự phát triển của kỹ thuật khắc gỗ
Cùng với sự phát triển của khắc kim loại, khắc gỗ mất đi tầm quan trọng như là một phương tiện để diễn đạt trong nghệ thuật. So với khắc gỗ, khắc kim loại cho phép nhà nghệ thuật tạo thành nhiều tông màu và nhiều chi tiết hơn. Ở khắc gỗ, tông màu sáng và tối chỉ hình thành nhờ vào chiều rộng và khoảng cách của các đường khắc. Ngược lại, ở kỹ thuật khắc kim loại độ sâu của đường khắc quyết định độ đậm nhạt của màu đen. Vì thế khắc kim loại trở thành một phương pháp được nhiều nhà nghệ thuật ưa chuộng. Xu hướng này chỉ được thay đổi khi nhà nghệ thuật tạo hình người Anh Thomas Bewick vào cuối thế kỷ 18 đảo lộn tất cả các quy luật cắt hình và vì vậy cách mạng hóa kỹ thuật khắc gỗ.

Thomas Bewick là người đầu tiên không khắc các hình ảnh của mình trên loại gỗ được cắt theo chiều dài của sợi nữa mà khắc trên gỗ cứng của cây hoàng dương được cắt ngang chiều sợi và đồng thời dùng những dụng cụ khác để có thể tạo nhiều tông màu hơn, mang lại cho khắc gỗ giá trị ngang như khắc kim loại. Kỹ thuật của ông cũng còn được gọi là chạm gỗ (xylography). Bản in gỗ cắt ngang chiều của sợi có độ cứng gần như thép và vì thế còn hơn cả bản in khắc kim loại. Cùng với phương pháp này khắc gỗ lại trở thành phương tiện được ưa thích, nhất là trong các kỹ thuật in lại hình ảnh. Honoré Daumier và Gustave Doré là những nhà nghệ thuật sử dụng kỹ thuật này nhiều nhất như là một phương tiện để diễn đạt nghệ thuật.

Khắc gỗ ở Trung Hoa và Nhật Bản

Hokusai, Sóng thần ở Kanagawa (khoảng năm 1830)
Kỹ thuật đồ họa này phát triển trong khu vực Đông Á độc lập với châu Âu. Khắc gỗ đạt đến đỉnh cao đầu tiên ở Trung Quốc trong thời nhà Tống (960-1279) khi các nhà nghệ thuật liên hợp lại với nhau thành lập các xưởng khắc gỗ. Sản xuất khắc gỗ màu đạt đến một trình độ hoàn hảo cao, thế nhưng trong thế kỷ 17 khắc gỗ ở Trung Quốc chỉ được sử dụng để in lại hình ảnh, mà trong đó có rất nhiều cố gắng để diễn đạt lại thật đúng các ấn tượng do vẽ bằng cọ và các tông màu mang lại.

Tại Nhật Bản khắc gỗ lại phát triển như một hình thức nghệ thuật bắt đầu từ khi kỹ thuật này lan truyền vào từ Trung Quốc ở cuối thế kỷ thứ 8. Khắc gỗ tại Nhật Bản đạt đến đỉnh cao trong khoảng thời gian từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19. Đầu tiên, các bản khắc gỗ Nhật là các hình ảnh mang chủ đề tôn giáo được sáng tác trong xưởng khắc gỗ của chùa. Các tác phẩm này có chức năng giống như các tờ in khắc gỗ rời tại châu Âu của thế kỷ 15.

Đầu thế kỷ 17 các nhà nghệ thuật khắc gỗ Nhật bắt đầu quan tân đến các đề tài khác ngoài tôn giáo như các minh họa cho văn học dân gian và cổ điển. Đầu tiên chỉ có một màu, khắc gỗ màu Nhật Bản bắt đầu phát triển từ giữa thế kỷ 18.

Bản in khắc gỗ màu tại Nhật Bản được sản xuất nhờ sự cộng tác của người họa sĩ, nghệ nhân cắt gỗ và thợ in. Để in một bản khắc gỗ màu đã phải cần cho đến 12 tấm khắc gỗ, đòi hỏi phải làm việc một cách rất chính xác. Bên cạnh các tranh về thiên nhiên là các tranh mang chủ đề về cuộc sống hằng ngày như các cảnh luyến ái, tranh từ thế giới của các vũ nữ Nhật (geisha), chân dung của các nghệ sĩ và của những người đô vật sumo.

Đại diện cho nghệ thuật khắc gỗ màu Nhật Bản là Nisikawa Sukenobu, Suzuki Harunobu, Kitagawa Utamaro và Katsushika Hokusai. Thế nhưng vào cuối thế kỷ 19 khắc gỗ màu Nhật Bản mất đi tầm quan trọng về nghệ thuật vì không còn người vẽ đồ họa nào mang lại thúc đẩy mới về nghệ thuật nữa.

Ảnh hưởng của khắc gỗ màu Nhật Bản
Tranh in khắc gỗ màu Nhật bản với các màu in rực rỡ, tương tự như màu trong tranh vẽ màu nước trở thành những vật sưu tầm được ưa chuộng ở châu Âu. Tính cách đơn giản và sức mạnh diễn đạt của kỹ thuật này thúc đẩy các nhà nghệ thuật châu Âu lại tiếp tục quan tâm đến kỹ thuật khắc gỗ và đặc biệt là khắc gỗ màu. Một trong những nhà nghệ thuật đầu tiên tái khám phá ra kỹ thuật này là người Anh William Morris đã dùng kỹ thuật này để minh họa cho sách. Sau năm 1850 những nhà nghệ thuật theo trường phái ấn tượng người Pháp, trong đó có Paul Gauguin, và sau đó là các nhà nghệ thuật theo trường phái biểu hiện (Erich Heckel, Ernst Ludwig Kirchner, Max Pechstein, Edvard Munch, Frans Masereel, Emil Nolde hay ở Thụy Sĩ là Carl Eugen Keel) đã thử nghiệm kỹ thuật này. Đặc biệt là các nhà nghệ thuật theo trường phái biểu hiện đã đánh giá cao khắc gỗ vì tính cách diễn đạt mạnh mẽ của kỹ thuật này.

Ngoài ra nhiều nhà nghệ thuật còn sáng tạo theo cách phối hợp tranh của khắc gỗ màu cổ điển Nhật: Không có một điểm trung tâm trong tranh và vì thế dẫn người xem tranh nhìn qua toàn bộ bức tranh, nhiều bản khắc gỗ có góc nhìn lạ thường và có hình dáng bị cắt đi ở rìa bức tranh. Đặc biệt là các nhà nghệ thuật theo chủ nghĩa ấn tượng hay dùng cách phối hợp này.

Cùng với sự tiến triển của nghệ thuật trừu tượng, khắc gỗ không còn được ưa chuộng nhiều nữa. Ngày nay kỹ thuật khắc gỗ chỉ thỉnh thoảng mới được dùng đến để diễn đạt một ý tưởng nghệ thuật bằng phương pháp in đồ họa. Trong nửa sau của thế kỷ 20, bên cạnh Hans Arp và Frantisek Kupka, HAP Grieshaber là người duy trì giá trị của khắc gỗ như là một phương tiện truyền đạt nghệ thuật. Ông gần như chỉ làm việc theo kỹ thuật này. Ở ông khắc gỗ đạt được tác động lớn trước nhất là nhờ vào sự hòa hợp của các đường nét mạnh mẽ trên mặt vẽ trắng đi cùng với cách diễn đạt có mức độ trừu tượng cao.

St

Quy luật màu sắc

Một nhãn hiệu nên dùng màu sắc trái ngược với màu sắc của nhãn hiệu cạnh tranh. Một cách khác để làm nổi bật nhãn hiệu là dùng màu sắc. Nhưng màu sắc không phải là thuộc tính dễ sử dụng.

Có hàng nghìn từ ngữ có thể sử dụng nhằm tạo ra một cái tên độc đáo, nhưng chỉ có một số màu sắc nhất định mà thôi.

Có 5 màu cơ bản (đỏ, da cam, vàng, xanh lá cây, xanh dương) bên cạnh các màu trung tính (đen, trắng, xám). Nên chọn một màu từ 5 màu chính đó thôi hơn là chọn một màu trung gian hoặc một màu pha trộn. Nhưng chọn màu nào?

Hãy nhớ rằng các màu không có tác động giống nhau đối với mắt người nhìn. Các màu thiên về cạnh đỏ của quang phổ thì hơi tập trung vào phía sau võng mạc. Do đó khi một người nhìn màu đỏ, nó có vẻ di chuyển về phía mắt của anh ta. Những màu ở phía màu xanh của quang phổ thì tập trung phía trước võng mạc. Do đó màu xanh dương có vẻ di chuyển xa người nhìn.

Vì các nguyên nhân có tính vật lý này, màu đỏ được coi là màu của năng lượng và gây kích thích. Màu đỏ là màu đập vào mắt người nhìn, đó là lý do tại sao 45% các quốc kỳ trên thế giới đều có màu đỏ (Xanh dương là màu nổi bật thứ nhì. Màu xanh dương có trên khoảng 20% các quốc kỳ trên thế giới).

Xanh dương là màu tương phản với đỏ. Xanh dương tạo cảm giác an bình, yên tĩnh. Màu của sự nhàn tản, nhẩn nha. Trong thế giới của nhãn hiệu, màu đỏ là màu có tính cách của điểm bán lẻ, thu hút sự chú ý. Màu xanh dương là màu có tính cách của công ty, tạo ra sự bình ổn. Ví dụ logo Coca-Cola màu đỏ, logo IBM xanh dương.

Các màu kia là màu giữa hai thái cực này. Màu cam gần đỏ hơn xanh dương. Xanh lá cây gần xanh dương hơn đỏ. Màu vàng là màu trung tính. Nhưng vì nó nằm giữa phạm vi các độ dài sóng mà mắt ta có thể phát hiện được, cho nên màu vàng cũng là màu sáng nhất. (Do đó mà màu vàng được dùng trong các điểm báo “hãy chú ý” như đèn giao thông màu vàng, các lằn sơn màu vàng, các biển báo màu vàng).

Sau nhiều năm, một số màu đã đi cùng nhiều đặc trưng khác nhau như tính chất, dịp đặc biệt và các phong trào.

  • ·Màu trắng thanh khiết (ví dụ áo cưới).
  • ·Màu đen sang trọng (ví dụ nhãn chai rượu Johnnie Walker Back Label).
  • ·Màu xanh dương là màu của sự lãnh đạo (ví dụ dải băng khen thưởng màu xanh dương khoác lên người chiến thắng trong cuộc đua ngựa).
  • ·Màu đỏ tía là vương giả, quý tộc (như trong câu nói “xuất thân quý tộc” = “born to the purple”).
  • ·Màu xanh lá cây là màu của môi trường và sức khỏe (ví dụ màu của các biểu tượng Greenpeace, Healthy Choice, và SnackWell’s).

Khi chọn màu cho một nhãn hiệu hoặc một logo, các nhà quản lý thường tập trung vào tâm trạng mà họ muốn tạo ra cho người nhìn, hơn là bản sắc độc đáo nào đó của nhãn hiệu. Và khi tâm trạng được xem là quan trọng, các yếu tố khác phải nhường chỗ.

Lãnh đạo công ty có quyền chọn lựa trước hết. Nói chung, màu tốt nhất để chọn là màu tượng trưng cho dòng sản phẩm nhiều nhất. John Deere là nhãn hiệu hàng đầu về máy cày. Anh có ngạc nhiên không khi John Deere dùng màu xanh lá cây – màu của cây cỏ của ruộng đồng – làm màu tiêu biểu của nhãn hiệu? Một công ty máy cày ở Brazil đã yêu cầu chúng tôi nghĩ giùm một tên nhãn hiệu và màu sắc của nó.

Chúng tôi chọn cái tên Maxion làm tên nhãn hiệu vì nó có vẻ truyền đạt được “sức mạnh”, một đặc tính chủ yếu của máy cày. Nhưng màu cho cái nhãn hiệu máy cày mới toanh này nên là màu gì? Màu xanh dương có tốt cho máy cày không? Không, nhưng việc tạo ra một bản sắc nhãn hiệu khác biệt thì quan trọng hơn là việc sử dụng màu tượng trưng cho dúng.

Hertz, nhãn hiệu đầu tiên trong dịch vụ cho thuê ô tô, đã chọn màu vàng. Do đó Avis, một nhãn hiệu hạng nhì trong lĩnh vực dịch vụ này, đã chọn màu đỏ. Nhãn hiệu National dùng màu xanh lá cây. (Đã nhiều năm qua, National đã đưa ra nhãn hiệu S&H Green Stamps cho các khách hàng của dịch vụ thuê ô tô, đây là nước cờ marketing giúp liên kết cái tên National với màu xanh lá cây).

Người ta thường lý luận rất logic rằng cần phải chọn một màu trái ngược với màu mà các đối thủ cạnh tranh sừng sỏ của mình đã chọn. Khi phớt lờ quy luật về màu sắc, anh đã làm một việc dại dột.

Nước cola màu nâu đỏ. Cho nên màu hợp lý cho một nhãn hiệu cola là màu đỏ. Đó là một lý do tại sao hơn 100 năm qua Coca-Cola đã chọn màu cho nhãn hiệu là màu đỏ.

Pepsi-Cola thì chọn màu dở tệ. Họ chọn màu đỏ và xanh dương làm màu nhãn hiệu. Màu đỏ tượng trưng cho màu nước cola, còn màu xanh dương để phân biệt với màu nhãn hiệu của Coca-Cola. Bao năm qua Pepsi đã vất vả đáp trả lại chiến lược màu sắc của Coca-Cola mà vẫn không được thành công lắm.

Hãy trung thực với mình. Trong tâm thức của anh, không phải là thế giới như ngập tràn các biểu tượng màu đỏ của Coca-Cola hay sao? Và để hình dung ra các biểu tượng của Pepsi-Cola chẳng phải là khó khăn hay sao? Pepsi có mặt ở đó, nhưng việc thiếu một màu sắc độc đáo tạo sự khác biệt đã khiến Pepsi chìm nghỉm trong đại dương màu đỏ của Coca-Cola.

Gần đây Pepsi-Cola đã nhìn ra được chân lý, hay đúng hơn là nhìn được màu hợp lý. Họ đang thực hiện cái mà lẽ ra họ đã phải thực hiện cách nay 50 năm. Đó là làm cho màu sắc nhãn hiệu trái với màu sắc của các đối thủ cạnh tranh sừng sỏ của mình.

Pepsi-Cola đang “xanh hóa” mọi thứ của mình, họ thậm chí còn chơi sang, sơn màu xanh dương cho một chiếc máy bay phản lực siêu thanh Concorde để chuyển tải thông điệp màu xanh đi tới các nhà máy đóng chai nước giải khát này trên khắp thế giới.

Hãy làm cái gì đó đối lập. Kodak màu vàng thì Fuij màu xanh dương. Màu vàng (như trong Golden Arches) cũng là màu người ta hay coi là màu đặc trưng của McDonald’s, mặc dù logo của nó hầu như toàn màu đỏ. Nhưng Burger King thì màu gì?

Burger King đã sai lầm khi chọn màu của bánh hamburger thay vì chọn màu trái ngược với màu của các đối thủ cạnh tranh sừng sỏ của mình. Burger King đã kết hợp màu vàng của vỏ bánh hamburger với màu đỏ cam của thịt. Một logo gọn gnàg, nhưng với màu sắc tệ hại.

Budweiser màu đỏ, vậy Miller nên chọn màu gì? Một trong các rắc rối mà Miller gặp phải là họ tung ra thị trường quá nhiều dòng sản phẩm đến nỗi chúng phá hủy bản sắc màu sắc để nhận dạng nhãn hiệu. Để phân biệt các dòng sản phẩm của mình, Miller đã dùng một dải các màu phối hợp. Do đó họ đã đánh mất cơ hội để tự phân biệt mình với Budweiser, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của họ.

Hãy nghĩ đến thứ màu không thể nhầm lẫn trên vỏ hộp nữ trang Tiffany. Bằng cách chuẩn hóa một màu duy nhất và sử dụng đồng bộ trong nhiều năm, ta có thể tạo ra một sự hiện diện mạnh mẽ xét về phương diện thị giác trong cái thế giới rối tung này. Vào mùa giáng sinh, mỗi nhãn hiệu, mỗi cửa hàng đều dùng màu xanh lá cây và màu đỏ để trang hoàng, từ M&M’s đến Macy’s.

Tuy niên, Tiffany còn gây chú ý hơn khi trở thành món quà đặt dưới cây thông giáng sinh. Các bà vợ ôm hôn chồng ngay khi họ thấy cái hộp màu xanh giống vỏ trứng chim két. Chẳng cần mở ra họ cũng biết bên trong hộp có món quà tuyệt vời gì.

Có lẽ ta đã thấy nhiều lon bia Miller hơn hộp Tiffany. Nhưng ta biết rõ đó là Tiffany trong khi không chắc lắm có phải đó là Miller không.

Trong khi một màu đơn luôn luôn là chiến lược màu tốt nhất cho một nhãn hiệu, đôi khi có thể sử dụng nhiều màu một lúc.

Federal Express (Fedex), công ty giao nhận hàng qua đêm hàng đầu, đã muốn các kiện hàng nằm nổi bật trên bàn của người nhận. Do đó họ kết hợp hai màu gây sốc là cam và tía. Khi một kiện hàng do Fedex giao đến nơi, chỉ nhìn thì ai cũng biết kiện hàng đó do Fedex giao đến. Nó khác nào bộ đồ tắm biển màu cam và đỏ tía trong đại dương màu xanh dương của các công ty.

Dùng mãi một màu qua nhiều năm có thể giúp nhãn hiệu khắc sâu vào tâm thức mọi người. Hãy nhìn màu vàng của Caterpillar, màu nau của United Parcel Service, màu đỏ của Coca-Cola, và màu xanh dương của IBM mà xem.

Cái mà màu xanh dương vĩ đại đã mang lại cho Big Blue cũng là cài mà một màu độc đáo sẽ mang lại cho nhãn hiệu của anh.

Nguồn Unicom


Vì sao phải thuê thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu ?

Hệ thống nhận diện thương hiệu làm tăng thêm nhận thức về thương hiệu, xây dựng tính ổn định và vị thế của Doanh nghiệp trên thương trường.

Hệ thống nhận diện Thương hiệu được bắt đầu bằng tên (Brand name) và Biểu trưng (Logo) Thương hiệu, nó được xây dựng dựa trên sự kết hợp của nhiều yếu tố mang tính đồng bộ và nhất quán của thương hiệu, từ những ứng dụng cơ bản nhất trong kinh doanh là tấm danh thiếp cho đến một website hay một chiến lược quảng cáo rầm rộ.

Hệ thống nhận diện Thương hiệu mạnh phải có một ý tưởng cụ thể, khác biệt, dễ nhớ, đáng tin cậy, uyển chuyển, linh động và phải thể hiện được một bản sắc Văn hóa riêng. Điều cần thiết để phát huy tính hiệu quả của một, Hệ thống nhận diện Thương hiệu là tính đại chúng.

Hệ thống nhận diện Thương hiệu là một công cụ quảng bá Thương hiệu hữu hiệu, nó là
một tài sản cần phải được chăm sóc, quản trị và đầu tư một cách sâu rộng và dài lâu. “Một Thương hiệu mạnh phải có một Hệ thống nhận diện Thương hiệu mạnh”

Nhãn hiệu có đặc điểm nhận diện rõ ràng sẽ có một tầm ảnh hưởng rất lớn, thậm chí góp phần quyết định thành công của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều chủ doanh nghiệp thường có một số nhận thức sai lầm dưới đây về đặc điểm nhận diện của nhãn hiệu sẽ làm ảnh hưởng đến hình ảnh doanh nghiệp của mình

Khi tự khởi nghiệp, có rất nhiều công việc quan trọng nên nhờ đến các chuyên gia chứ không nên tự làm. Và thiết kế nhãn hiệu, tạo cho nó một nét đặc trưng riêng là một công việc như vậy.

Lý do là bạn bè, người thân có thể là những người rất có năng khiếu về mỹ thuật, hội hoạ, nhưng không có nghĩa là họ có đủ kiến thức và trình độ chuyên môn để thiết kế cho doanh nghiệp của bạn những nhãn hiệu độc đáo, chuyển tải được những thông điệp, những giá trị mà doanh nghiệp muốn đem đến cho khách hàng.

1. Nghĩ rằng bạn bè, người thân có thể giúp thiết kế nhãn hiệu cho doanh nghiệp của bạn.

Thiết kế logo, danh thiếp hay trang wed hoàn toàn khác với việc vẽ tranh. Một logo hay nhãn hiệu phải có những nét biểu trưng đặc thù và mang một ý nghĩa nào đó.

Mặt khác, khi nhờ chuyên gia thiết kế một nét đặc trưng cho nhãn hiệu, người khởi nghiệp sẽ tiết kiệm được thời gian, tập trung vào các công việc thuộc chuyên môn theo sở trường của mình. Còn nếu để cho bạn bè làm việc thiết kế nhãn hiệu này, việc thiết kế nhãn hiệu có thể bị kéo dài, lại còn phải mất thời gian theo dõi, đôn đốc.

2. Cho rằng thiết kế một nhãn hiệu có đặc điểm nhận diện rõ ràng là một việc làm quá tốn kém.

Nhiều chủ doanh nghiệp không muốn thuê các chuyên gia thiết kế nhãn hiệu cho doanh nghiệp của mình vì ngại tốn kém. Nhưng nếu không có một nhãn hiệu có đặc điểm nhận diện rõ ràng, có tính chuyên nghiệp cao, doanh nghiệp có thể sẽ bị tốn kém hơn.

Lý do dễ thấy nhất là các khách hàng sẽ có ấn tượng xấu về nhãn hiệu của doanh nghiệp, có khi còn suy diễn ý nghĩa của nhãn hiệu theo một nghĩa tiêu cực và từ đó xem thường doanh nghiệp. Ngược lại, khi xây dựng một nhãn hiệu có nét đặc trưng riêng, thể hiện được những giá trị mà các khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp đang tìm kiếm, doanh nghiệp sẽ được khách hàng nhớ đến và liên lạc khi họ có nhu cầu.

Hãy xem chi phí cho việc thiết kế nhãn hiệu là một khoản đầu tư hợp lý và có thể chấp nhận được. Bởi vì một nhãn hiệu, một logo có sức sống với thời gian sẽ giúp cho doanh nghiệp xây dựng được những chương trình tiếp thị hay làm ra những vật dụng, tài liệu tiếp thị có tính nhất quán cao, chuyển tải được một trong những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và để lại ấn tượng sâu trong trí nhớ khách hàng.

3. Cho rằng doanh nghiệp không cần một nhãn hiệu có điểm nhận diện riêng.
Trong môi trường kinh doanh chuyên nghiệp hiện nay, doanh nghiệp cần phải có một hình ảnh nhận diện riêng. Đây chính là yêu cầu cơ bản nhất, là “kim chỉ nam“ định hướng mọi hoạt động tiếp thị, khuyến mãi của doanh nghiệp.

Nếu không có một hình ảnh rõ ràng, nhất quán và thể hiện tính chuyên nghiệp cao, doanh nghiệp sẽ khó lấy được lòng tin của các khách hàng tiềm năng. Một lý do chung là các công ty này đều muốn thể hiện tính chuyên nghiệp của mình.
Theo Báo Kinhdoanh

10 Điều răn dành cho chuyên gia sáng tạo

hẳn những ai làm việc trong ngành quảng cáo đều mong muốn có được những lời khuyên bổ ích cho công việc của mình. nhưng 10 điều răn dưới đây có thể sẽ làm bạn ngạc nhiên, sửng sốt. .
không có gì phải ngạc nhiên, bởi đơn giản đó là những dòng cay độc, mỉa mai của một chuyên gia quảng cáo chán ghét cái nghề nghiệp bịp bợm của mình. Đơn giản, vì đó là những gì nằm trong khuôn khổ cuốn 99 phờ-răng

Hẳn những ai làm việc trong ngành quảng cáo đều mong muốn có được những lời khuyên bổ ích cho công việc của mình. Nhưng 10 điều răn dưới đây có thể sẽ làm bạn ngạc nhiên, sửng sốt. Không có gì phải ngạc nhiên, bởi đơn giản đó là những dòng cay độc, mỉa mai của một chuyên gia quảng cáo chán ghét cái nghề nghiệp bịp bợm của mình. Đơn giản, vì đó là những gì nằm trong khuôn khổ cuốn “99 phờ-răng”.

Marronnier là giám đốc sáng tạo của Rosse, ngoài ra, hắn còn kịp in sách, xuất hiện trên truyền hình, li dị vợ và phê bình văn học trên các tạp chí tai tiếng…Nói chung, hắn là kẻ nhiều mánh và khuyến khích nhân viên dưới quyền cũng làm theo như vậy, như cách hắn nói là để “đầu óc khỏi tù túng” (tôi biết rằng, hắn làm vậy là cốt không để họ hóa điên). Trong nghề chúng tôi, Marronnier được coi là kẻ tụt dốc về chuyên môn nhưng đã từng một thời nổi đình đám với giải Sư tử Cannes, xuất hiện trên trang bìa của tạp chí “Chiến lược”, giật giải Grand Priz tại Câu lạc bộ các giám đốc sáng tạo…Hắn là tác giả của nhiều slogan nổi tiếng:

Thế điện thoại di dộng của bạn hiệu gì ?” (cho Bouygues Telecom),

Dù yêu âm thanh, vẫn cần thêm hình ảnh ” (cho MCM),

“Hãy nhìn vào mắt em đi, em nói rằng : Hãy nhìn vào mắt em đi ” (cho đồ lót Wonderbra.)

“Một nửa của bạn đang thèm khát có nó, nghĩa là một nửa còn lại có thể câm lặng\ (cho xe Ford).

Nhưng nổi tíếng nhất vẫn là câu slogan này “Cafe MAMIE? Có lẽ đâu đó còn có loại cafe ngon hơn. Thật đáng tiếc là không có loại tốt hơn”. Nghe tuyệt đấy, quỷ tha ma bắt Thoạt nhìn, những câu này có vẻ như chẳng có gì đơn giản hơn thế, tuy nhiên, để sáng tạo ra những cái “tít” như thế, hoàn toàn không hề đơn giản chút nào.

Điều cơ bản trong những câu slogan này là sự thật trần trụi:

“Có điên mới chi nhiều nữa ”,

Những gì ở bên trong đều nhìn thấy được ở bên ngoài”,

Nước, không khí, cuộc sống”,

Bánh Mỳ, Rượu Vang – Cuộc đời viên mãn”,

100% Người trúng đều đã thử vận may”,

“Kết nối tài năng chúng ta”,

Đời quá ngắn mà lại còn ăn mặc buồn tẻ ”,

Mù tạt “MAY” Dành cho tất cả”,

\SEBDành cho bạn và chỉ bạn mà thôi

Vì bạn rất xứng đáng với nó”,

Đừng bỏ qua những món hàng đơn giản

Mươi gờ-ram tế nhị trong thế giới vũ phu”,

Và dĩ nhiên “JUST DO IT”, câu slogan hay nhất trong lịch sử Kinh doanh, cho dù câu slogan mà tôi thích vẫn là “HYUNDAI. PREPARE TO WANT ONE”. Đây là câu trung thực nhất trong tất cả các câu khẩu hiệu. Ngày xưa, khi tra tấn tù nhân, người ta hét vào mặt nạn nhân “Mày phải mở miệng ra”; còn ngày nay, thì người ta lại hét “mày phải muốn”. Nỗi đau này nhức nhối hơn, vì nó sát thương hơn.

Marronnier rất tỏ tường mọi chuyện trong nghề. Hắn đã truyền cho tôi những quy tắc bất thành văn trong nghề quảng cáo, những quy tắc mà bạn không bao giờ được học ở trường Quảng cáo. Và tôi đã in những điều này lên một tờ A4 rồi cắm lên laptop của mình.

MƯỜI ĐIỀU RĂN DÀNH CHO CHUYÊN GIA SÁNG TẠO

1) Một nhân viên sáng tạo có kinh nghiệm tiếp xúc không phải với người tiêu dùng mà là với vài chục người ở Paris – những kẻ có thể thuê anh ta về làm việc (với chức giám đốc sáng tạo của 20 hãng quảng cáo tốt nhất).

Việc giành được một giải ở Cannes hay ở Câu lạc bộ các giám đốc sáng tạo còn quan trọng hơn là giúp khách hàng chiếm giữ được thị phần.

2) Ý tưởng đầu tiên là thứ thành công nhất nhưng phải biết chờ đợi khoảng ba tuần trước khi trình bày ý tưởng đó cho khách hàng.

3) Quảng cáo là nghề duy nhất, nơi người ta được trả lương để làm việc tệ hơn. Nếu bạn trình bày một ý tưởng tuyệt diệu, còn đơn vị quảng cáo lại muốn báng bổ nó thì trước tiên hãy nghĩ đến đồng lương của mình, hãy nhắm mắt nghe họ nhắc nhở, nhanh chóng trét thêm một chút cứt đái nào đó (chừng ba chục giây) rồi phắn đến Miami hay ở Captown để quay phim quảng cáo.

4) Luôn xuất hiện trong các cuộc họp muộn hơn thời gian được ấn định. Một nhân viên sáng tạo mẫu mực đúng giờ là kẻ không đáng tin cậy. Khi bước vào phòng họp, nơi người ta chờ bạn đã bốn mươi lăm phút, không cần xin lỗi mà tốt hơn hãy nói “Xin chào, tôi chỉ có đúng ba phút dành cho các vị thôi đấy”. Hoặc dẫn câu nói này của Roland Barthes “Chúng ta không phải bán giấc mơ mà là bán ý nghĩa” (Phương án khác, câu trích dẫn của Raymond Loewy, nghe không được “phê” bằng “Đồ xấu làm sao bán chạy”)

Lúc đó, khách hàng sẽ đồng ca cho rằng, bạn hoàn toàn xứng đáng với số tiền của họ. Đừng bao giờ quên rằng các đơn vị quảng cáo tìm đến các hãng quảng cáo là vì họ không có khả năng đưa ra ý tưởng, họ đau khổ về điều đó và muốn có sự giúp đỡ của chúng ta. Bởi vậy, các chuyên gia sáng tạo cần phải coi thường, khinh miệt họ – tất cả cái đám phụ trách thương hiệu là những kẻ mắc chứng khổ dâm ghen tị. Họ trả lương cho chúng ta cốt để chúng ta làm nhục họ.

5) Nếu như dự án của bạn chưa được chuẩn bị, bạn hãy phát biểu sau cùng và đừng ngần ngại nhắc lại những gì thiên hạ đã múa miệng trước đó. Trong mọi cuộc hội họp, kẻ nói sau cùng luôn là kẻ đúng. Đừng bao giờ được quên rằng, mục đích chính của một cuộc họp là để cho những kẻ khác đến làm nền cho mình.

6) Sự khác nhau giữa nhân viên cấp cao và nhân viên cấp thấp thể hiện ở chỗ, nhân viên cấp cao được trả lương nhiều hơn trong khi làm việc ít hơn. Càng được trả lương hậu hĩnh bao nhiêu, bạn càng được thiên hạ lắng nghe, và thiên hạ càng lắng nghe thì bạn càng phải nói ít đi. Trong nghề này, phải nắm vững một số điều quan trọng, vì càng tài năng bao nhiêu, bạn càng phải ít mồm ít miệng bấy nhiêu.

Kết luận rút ra là: để bán một ý tưởng cho GĐST (Giám đốc sáng tạo), nhân viên sáng tạo cần phải thật BÀI BẢN để khiến cho giám đốc sáng tạo tin rằng chính ông ta mới là người đẻ ra cái ý tưởng đó. Muốn vậy, bạn cần bắt đầu buổi thuyết trình của mình bằng những câu kiểu như “Tôi đã suy nghĩ nhiều về những gì mà anh nói với tôi hôm qua” hay “Tôi lao vào ý tưởng mà hôm kia anh chia sẻ…”hay “Tôi quyết định đi theo cách mà anh đã từng đề cập đến…”, trong khi ai mà chẳng biết là gã giám đốc kia chẳng hề “nhả ngọc phun châu” gì ngày hôm qua, hôm kia và càng không phải cách này cách nọ gì hết.

6 b) Một cách khác để nhận ra sự khác biệt giữa một nhân viên cấp cao và một nhân viên cấp thấp – nhân viên cấp thấp “phát” ra những câu pha trò sắc sảo – những câu chẳng khiến cho mọi người cười, trong khi cẩp trên lại thò ra những câu nghe chẳng hài hước chút nào nhưng lại khiến cho tất cả đều cười ngoác miệng.

7) Chăm chút vun trồng chủ nghĩa vắng mặt, hãy đến nơi làm việc vào buổi trưa, đừng bao giờ trả lời khi đồng nghiệp chào hỏi, ăn trưa suốt ba tiếng đồng hồ, đừng trả lời điện thọai. Nếu người ta trách cứ bạn về chuyện này, hãy nhắc đi nhắc lại với họ rằng “Một nhân viên sáng tạo không có giờ giấc mà chỉ có thời hạn thôi ”

8) Đừng bao giờ hỏi ý kiến người khác về chiến dịch quảng cáo. Nếu tham khảo ý kiến người khác, bạn sẽ có nguy cơ LUÔN mạo hiểm trong việc nghe theo hắn. Và nếu đã nghe hắn ta, sẽ RẤT CÓ THỂ bạn còn cần phải chú trọng đến hắn.

9) Mỗi một nhân viên đều thực hiện công việc của cấp trên. Cậu bé tập sự đảm nhiệm công việc của gã nhân viên ý tưởng, gã này lại làm công việc của GĐST, rồi gã giám đốc này lại làm công việc của vị Chủ tịch. Chức vụ của bạn càng cao, bạn càng phải làm ít việc (xem điều răn thứ 6). Jacques Séguéla đã sống không đến nỗi tệ chừng vài chục năm bằng nguồn lợi tức cổ phần từ câu slogan “Sức mạnh yên bình” – câu khẩu hiệu do Léon Blum tạo ra nhưng đã được hai gã sáng tạo vô danh tiểu tốt của hãng làm cho hồi sinh trở lại.

Philippe Michel được công chúng biết đến với quảng cáo “MAI TÔI LỘT BỎ PHẦN TRÊN, MAI TÔI LỘT BỎ PHẦN DƯỚI” vốn là ý tưởng của Pierre Berville, nhân viên cấp dưới của hắn. ĐÙN ĐẨY công việc của mình cho cậu bé tập sự: nếu thành công, bạn sẽ được vinh danh, còn nếu thất bại, người ta sẽ tống cổ thằng bé ấy, còn bạn thì bình an vô sự.

Đám tập sự là những tên nô lệ thời hiện đại: không thù lao, mọi chế độ có thể bị cắt xén bất cứ lúc nào, khả năng bị đuổi việc luôn rình rập, đứa bưng bê cà phê, đứa lăng xăng quanh máy photocopy hay máy fax – nói chung, đám này được coi như loại đồ dùng một lần rồi bỏ, hệt như những chiếc lưỡi dao cạo Bic vậy.

10) Khi một gã đồng nghiệp trong bộ phận sáng tạo trình bày cho bạn một slogan đắt giá, điều trước hết cần lưu ý là đừng vội khen hắn ta. Ngược lại, hãy nói với hắn ta rằng, cái ý tưởng đó chán ngắt và cũ xưa như Trái Đất, từng được thực hiện đến cả nghìn lần rồi hoặc được chôm chỉa từ một chiến dịch quảng cáo cũ rích của người Anh. Ngược lại, nếu gã trình cho bạn một slogan vô tích sự đến mức chán ngắt thì bạn hãy bảo gã rằng “tớ thích cái ý tưởng này” và làm ra vẻ rất mong muốn thực hiện…

Nguồn : Marketing Vietnam


Design trong các lĩnh vực kinh doanh

Tính đa dạng trong design.

Việc chấp nhận một sản phẩm thiết kế mới vào thị trường là tùy thuộc vào đối tượng tiêu dùng trong xã hội, chúng ta không được quên rằng mọi cố gắng của chúng ta là nhằm tạo nên một cuộc sống chất lượng hơn bằng các sản phẩm phục vụ cho cuộc sống ấy, bởi vậy thiết kế không thể xa rời cuộc sống. Mục đích thật hoàn hảo khi các sản phẩm mới sẽ là các sản phẩm ngày càng tiện dụng và hữu ích hơn trong đời sống xã hội. Trong cuộc sống hiện đại các đồ án thiết kế hữu ích đều có một mối quan hệ khăng khít và luôn luôn loại bỏ đi các yếu tố thừa, hoạt động phục vụ đời sống của con người trong xã hội càng ngày càng chi tiết hơn, còn các vật dụng giúp ích cho các hoạt động đó sẽ đơn giản tới mức tối ưu nhất, dễ sử dụng nhất, nhiều công năng sử dụng và đỡ phiền hà nhất.

Design và đóng gói sản phẩm.

Để đạt được những ý tưởng táo bạo ngoài vấn đề cần thiết để nhằm bảo quản sản phẩm ra thì những thiết kế thời nay cần có sức quyến rũ cũng như tiện lợi cho từng đối tượng sản phẩm cũng như là các đối tượng tiêu dùng. Các nhà thiết kế không thể làm một cách vô cớ để bóp méo đi một sản phẩm bao bì đựng kẹo chẳng hạn, muốn làm được điều đó để mang đến một kết quả tối ưu nhà thiết kế không được tùy tiện làm theo cảm hứng của mình, mà cần có cái cảm hứng đó sau khi đã nghiên cứu kỹ đối tượng sản phẩm được bao gói, đối tượng tiêu dùng, và sản phẩm đó được sử dụng như thế nào khi được bán ra thị trường.

Cấu trúc bao bì dùng để đựng kẹo ở đây chỉ thiết kế được khi đã nghiên cứu kỹ thói quen sử dụng cũng như cách cầm giữ sản phẩm tốt nhất của đối tượng nhỏ tuổi. Trẻ em thì bao giờ cũng có những sở thích riêng và muốn tự mình khám phá ra những cái mới nhất, việc thiết kế ra loại bao bì hình chóp mở nắp ở đáy theo hình khóa xoáy ngộ ngĩnh là việc làm rất hợp lý tạo nên sức lôi cuốn thị giác rất mạnh không những trên các giá bán hàng mà sự tồn tại của sức lôi cuốn thị giác đó còn kéo dài cả trong thời gian sử dụng sản phẩm.

Thiết kế bao bì cho lứa tuổi nhỏ là một vấn đề cần nghiên cứu, một bao bì đựng kẹo có thể mô phỏng theo một chiếc xe đua công thức một là một ý tưởng rất thực tế vừa nhằm mục đích phục vụ đối tượng nhỏ tuổi vừa mang mục đích lớn lao trong việc cải thiện môi trường bằng cách kéo dài thêm sự tồn tại của bao bì trong đời sống xã hội. Các nhà thiết kế cùng các nhà sản xuất hàng hóa có những suy nghĩ cho sự kết thúc đời sống của một sản phẩm bao bì là rất cần thiết nhằm bảo vệ môi trường trong điều kiện xã hội phát triển hiện nay.

Bao bì cho bánh Trung thu hay cho các ngày lễ hội là một ví dụ cho việc thiết kế dã tận dung tối đa nguyên liệu nhằm giảm bớt lượng phế thải sau khi kết thúc một quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hoá trong xã hội. Đi đôi với việc là này sản phẩm cũng được nhà thiết kế tạo ra một cấu trúc hết sức hợp lý tiết kiệm giá thành kết hợp khá uyển chuyển với lối thể hiện đồ họa đậm nét phương đông. Những hình dáng vui mắt mà bao bì đã phỏng theo loại xe đua, cũng như sản phẩm được thiết kế đa dạng hóa và tăng thêm công năng sử dụng của bao bì: các hộp rượu khi mở ra có thể chứa đá, các hộp thức ăn có thể móc lên tay lái ôtô làm bàn ăn nhanh, hay khi mở hộp bao bì trở thành đĩa đựng kẹo, đã phần nào giúp ích cho việc thu hút đối tượng tiêu dùng và kéo dài tuổi thọ của bao bì, hạn chế rác thải trong môi trường xã hội.

Bao bì Gạo bán lẻ là một trong những thiết kế mang tính sát thực với cuộc sống hàng ngày, thay vào việc phải nhìn ngó vào phía trong bao bì thì chỉ cần nhìn qua ô cửa sổ của bao bì khi đổ gạo ra là có thể biết được định lượng cần thiết khi sử dụng sản phẩm, cùng với việc thiết kế cấu trúc tạo ra một cái miệng phễu dùng để đổ gạo đi liền với bao bì là thành công lớn trong công cuộc cải cách nhằm giúp cho người tiêu dùng có một cuộc sống tiện lợi hơn khi sử dụng sản phẩm của họ, với thiết kế hữu ích này bao bì đã được giải thưởng Quốc tế.

Sự tiện lợi trong cuộc sống hiện đại ngày nay bao giờ cũng hấp dẫn đối tượng tiêu dùng hơn bao giờ hết. Các thiết kế mới xuất hiện vì nhu cầu xã hội và tồn tại khi cuộc sống xã hội trở nên sôi động hơn. Có rất nhiều đối tượng tiêu thụ sản phẩm sẽ tham gia để tạo ra mối quan hệ gắn bó giữa: Nhà sản xuất sản phẩm, nhà thiết kế và đối tượng tiêu thụ sản phẩm. Các đối tượng đó là: Trẻ em – phụ nữ – thanh niên – trung niên – cao tuổi – và những người tàn tật, ngoài ra còn có các đối tượng phụ cận như các loài sinh vật – các loài thực vật – các ngành sản xuất – các ngành khoa học, kỹ thuật, giáo dục vv. đã góp phần không nhỏ vào mối quan hệ gắn bó đó. Bởi vậy nhu cầu cã hội và sự tiện lợi cần thiết trong mỗi đối tượng sản phẩm cũng là những vấn đề đòi hỏi rất lớn đối với nhà thiết kế và cũng là một vấn đề khá hấp dẫn trong chiến lược cạnh tranh trên thương trường.

Design và thương mại.

Tạo nên nhịp điệu trong đồ họa cùng với thiết kế cấu trúc phù hợp cho một sản phẩm bao bì là một việc làm rất cần thiết của nhà thiết kế trong quá trình thực hiện một dự án cải tiến mẫu mã bao gói sản phẩm. Việc làm đó không khác nào tạo nên một bản giao hưởng cho đời sống văn hoá xã hội nói chung và đời sống kinh doanh nói riêng mang tính nghệ thuật cao, nó thực sự là một tác phẩm nghệ thuật trong đời sống chứa đựng đầy đủ các yếu tố về khoa học, kỹ thuật và nghệ thuật. Một sản phẩm tốt không những giúp cho sản phẩm có một bản sắc riêng và có tính hấp dẫn đặc biệt tạo ra một sức thu hút lớn trong thương trường, thực tế nhà thiết kế đã tạo ra một sản phẩm mang đầy đủ tính chất cần thiết mà đối tượng tiêu dùng cần trong thực tế xã hội: Một âm hưởng du dương, màu sắc quyến rũ, hình dáng uyển chuyển, sự tiện lợi, và công năng vững chắc đúng với chức năng bảo vệ sản phẩm. Sự kết hợp nhuần nhuyễn nhằm động thái trên đã đem lại hiệu quả cao nhất trong chiến lược kinh doanh tiêu thụ sản phẩm.

Việc thay hình ảnh trên bao bì thôi đã là cả một vấn đề hết sức tốn kém trong chiến dịch kinh doanh của nhà sản xuất bởi lẽ người mua đã quá quen thuộc với hình ảnh của sản phẩm cũ, cho nên thiết kế lại một sản phẩm đang có mặt trên thương trường là không đơn giản chút nào nhất là sản phẩm đó đã nổi tiếng từ khá lâu. Nhưng một cuộc sống mới đã được đổi thay, đổi thay trong nếp sống, sinh hoạt hàng ngày từng giờ từng phút, tiềm thức nhận biết về nhãn quan cũng không ngừng thay đổi theo nhịp sống mới.

Bởi vậy bao bì cũng như các vật dụng đi kèm theo các chiến lựợc bán hàng cũng không thể đứng vững nếu như không có những cuộc cải cách mạnh mẽ trong thiết kế thì dù cho sản phẩm đó có uy tín đến đâu chăng nữa cũng không thể nào trụ nổi bởi lẽ do nhu cầu tiêu thụ của xã hội tăng lên cả về lượng cũng như chất, nhu cầu thẩm mĩ và văn hóa cũng không ngừng tăng cao, xã hội chuyển mình sẽ xuất hiện khá nhiều các công ty mới ra đời và sức cạnh tranh sẽ tăng cao hơn bao giờ hết, lúc đó sản phẩm được thiết kế thay đổi cùng đi đôi với cả chiến lược bán hàng.
Một ví dụ hết sức sát thực cho thấy hãng Nestle từ những năm 1968 nhãn hiệu QUIK được thay bằng nhãn hiệu NESQUIK người ta đã phải chuẩn bị cả một quá trình tiếp thị để ông già QUIK đã già quá rồi cần phải cho ông ta về hưu và thay vào đó bằng nhãn hiệu NESQUIK với hình ảnh một chú thỏ ngộ ngĩnh rễ thương gây một sự kiện chấn động cho đối tượng tiêu dùng. Một loạt sản phẩm được đóng gói đa dạng ra đời và thành công mĩ mãn.

Việc tiếp thị đó gợi cho chúng ta nhớ lại một loại sản phẩm các viên soup bán kèm theo các miếng decan có các hình ngộ ngĩnh dùng để dán lên quần áo của các trẻ nhỏ đã làm cho sản phẩm sản xuất ra tăng trưởng vượt trội.

Thành quả gặt hái được trong kinh doanh có phần đóng góp rất to lớn của các nhà thiết kế sản phẩm nói chung và thiết kế bao bì đóng gói sản phẩm nói riêng, bằng những khả năng sáng tạo không ngừng của mình đã và đang tạo ra đa dạng hình dáng sản phẩm nói chung, bao bì nói riêng rất phong phú đáp ứng không ngừng vào đời sống xã hội đang từng ngày từng giờ đổi thay. Những hình ảnh trang trí đồ họa được đưa lên hết sức quyến rũ bắt mắt người tiêu dùng cùng với đường lối chiến lược tiếp thị hết sức chi tiết đã đem lại sức tăng trưởng mạnh mẽ của sản phẩm và cũng tạo cho xã hội một đời sống văn hóa văn minh hơn.

Mối giao cảm giữa sản phẩm và đối tượng tiêu dùng đạt đựơc mức độ cao hay không ngoài chất lượng và uy tín thương hiệu ra thì còn tùy thuộc vào phần lớn ngoại hình của bao bì sản phẩm và sản phẩm thiết kế đạt được các chuẩn mực trong cuộc sống hiện đại cần có các mối giao cảm giữa sản phẩm và đối tượng tiêu dùng mối giao cảm đó ở đây có thể nói đến như: Thị giác – sức thu hút khi nhìn thấy, Xúc giác – sự cảm nhận khi cầm nắm sản phẩm, Vị giác tạo sự thèm muốn trước khi được thưởng thức sản phẩm, và thậm chí có cả Thính giác khi những sản phẩm cần tạo ra âm thanh để đối tượng tiêu dùng được nghe thấy. Có được các mối giao cảm đó có nghĩa là bản thân sản phẩm đã tự giới thiệu được mình, vấn đề này vô cùng quan trọng, chính là tâm điểm quảng cáo mạnh nhất cho sản phẩm và như thế là khi thiết kế xong.

Khi những bàn tay bé nhỏ có thể chứa đựng sản phẩm một cách dễ dàng và vững chãi, đi đôi với việc tháo mở bao bì thuận tiện.

Theo vietnamfineart.com.vn

 

Những slogan hay nhất mọi thời đại

Các chuyên gia cho rằng cách tốt nhất để thành công trong một thị trường gần như bão hòa hiện nay là cố gắng định vị sản phẩm và sống với định vị đó càng lâu càng tốt. Và slogan được coi là chìa khóa để mở cánh cửa thành công.
Dưới đây là những câu slogan (khẩu hiệu) được cho là hay nhất mọi thời đại:

– Be all you can be. US Army – Hãy là tất cả những gì bạn muốn.

– Friend dont’t let friend drink and drive. US Department of transportation – Bạn tốt không để bạn mình say và phải cầm lái.

– Good to the last drop! MaxWell House – Thơm ngon đến giọt cuối cùng.

– Got Milk? American Dairy Association – Bạn đã uống sữa chưa?

– Tastes great…Less filling. Miller Brewing Company – Hương vị tuyệt hảo… Không no hơi.

– Have it your way. Burger King – Thưởng thức theo cách của bạn.

– I LOVE NEW YORK. New York State Division of Tourism – Tôi yêu New York.

– Imagination at work. General Electric Co. – Trí tưởng tượng trong công việc bay cao.

– It’s everywhere you want to be. Visa – Bất cứ nơi nào bạn đến.

– It takes a lickin’ and keeps on tickin! Timex – Cứ đều đặn tích tắc đúng giờ.

– Just do it. Nike – Cứ làm đi

– Look ma, no cavities. Crest – Mẹ ơi nhìn kìa, không sâu răng.

– Raising the bar. Cingular – Cao và cao hơn nữa.

– They’re Gr-r-reat! Kellogg Frosted Flakes – Ngon tuyệt.

– We deliver for you! United States Protal Service – Chúng tôi chuyên trách việc giao hàng.

– We try harder. Avis – Chúng tôi luôn cố gắng hơn.

– What happens here, stay here. Las Vegas Convention & Visitors Authority – Đến đây, ở lại đây.

– When you care enough to send the very best. Hallmark – Khi bạn thật sự quan tâm gửi đi những điều tốt đẹp nhất.

– You can do it. We can help. Home Depot – Bạn có thể làm điều đó, và chúng tôi có thể giúp.
– You’re in good hands. Allstate – Bạn đang chọn đúng người phục vụ.

Kinh nghiệm cho thấy cách tốt nhất để thành công trong một thị trường hàng hóa gần như là bão hòa hiện nay là cố gắng định vị sản phẩm và sống với định vị đó càng lâu càng tốt.

“Để ngày càng thành công hơn, bạn phải tập trung vào một nhóm khách hàng cụ thể. Nếu tính về số lượng, có thể nhóm khàng hàng mục tiêu không phải là tổng thể thị trường. Tuy nhiên, trước tiên bạn phải chắc là thương hiệu của mình thực sự đặc biệt đối với nhóm khách hàng mục tiêu đó”, theo lời của Barry Crossland, Giám Đốc Marketing của Nestle.

Có thể định vị một sản phẩm là rất khó, nhưng thay đổi một định vị hiện hữu cũng không dễ dàng chút nào, có thể nói là rất khó khăn để thay đổi một hình ảnh tiêu cực về sản phẩm. Sear cố gắng thay đổi hình ảnh thương hiệu cũng như gia tăng lợi nhuận năm 1974 bằng cách tăng giá hàng may mặc nữ. Doanh thu giảm hẳn 28% và Sears phải từ bỏ dự án này.

Một ví dụ khác về Black & Decker. Mặc dù công ty luôn thành công với những sản phẩm mới tung ra thị trường, công ty vẫn phải đối mặt với vấn đề về hình ảnh công ty. Bạn có thể nghe phản hồi của một người tiêu dùng dụng cụ máy cầm tay như “Công ty này đã từng rất tốt. Nhưng bây giờ nó sản xuất thêm cả máy rang bắp và máy nướng bánh mì”, Ellen Foreman, Giám đốc Quảng Cáo và Truyền Thông của Black & Decker đã chia sẻ như vậy.

Dĩ nhiên, thành công của một định vị đôi không phụ thuộc vào vấn đề thời điểm. Năm 1998, Procter & Gamber tung ra thị trường thành công loại tả giấy Luvs dành cho bé trai và bé gái. Thật ra ý tưởng định vị tả giấy dựa vào giới tính trước đó đã được thử nghiệm bởi Scott Paper vào những năm 1970 nhưng chỉ dành được những thành công rất hạn chế.

Luôn phải khôn ngoan để không định vị sản phẩm theo phong trào hay những sự yêu thích nhất thời. Năm 1988, những sản phẩm trong suốt như bia, lăn khử mùi, dầu gội đầu, nước rửa chén và nước ngọt đã tràn vào thị trường như vũ bão. Người tiêu dùng lúc bấy giờ so sánh chất lượng sản phẩm với chuẩn tinh khiết, trong suốt, dịu nhẹ, hay thân thiện với môi trường.

Bốn năm sau đó, sự yêu thích các sản phẩm trong suốt bắt đầu hêt thời. Người tiêu dùng bắt đầu ngại trả tiền cao hơn chỉ để có sản phẩm ít thành phần, nguyên liệu sản phẩm hơn. Theo báo cáo của Kathleen Deveny của tờ Wall Street Journal. Sản phẩm trong suốt đã chết.

Nếu bạn quyết định thay đổi định vị sản phẩm, hãy tiến hành thận trọng từng bước. Và bắt đầu bằng việc thay đổi bao bì sản phẩm.

Chuỗi cửa hàng Tim Hortons đối mặt với một vấn đề về định vị vài năm trước. Người tiêu dùng cho rằng cửa hàng chỉ bán bánh rán (trong khi cửa hàng có bán cả súp và bánh mì). Để giải quyết vấn đề, từ “bánh rán” đã được lấy ra khỏi tên cửa hàng để mọi người nhận thức về các sản phẩm khác ở cửa hàng.

Để tìm hiểu sâu thêm về chủ đề định vị, khuyến khích bạn tìm đọc cuốn Định vị, trận đấu trí não (Positioning: The battle for your mind), tác giả AI Ries và Jack Trout.

Khẩu hiệu sản phẩm là yếu tố thứ năm của định vị thành công. Như Andre Gide từng nói “Khẩu hiệu là những cuộc chiến khốc liệt nhằm mang mọi người đến gần nhau hơn”. Một khẩu hiệu tốt có khả năng khuyến khích mọi người hành động.

Rất nhiều khẩu hiệu thất bại vì nó quá chung chung, không đủ khả năng định vị một sản phẩm. Sau đây là những ví dụ:

– Không gì có thể di chuyển bạn như Mercury Mercury – Nothing moves you like a Mercury.

– Thỉnh thoảng cũng nên phá lệ một chút Burger King – Somtimes you’ve gotta break the rules.

– Tôi yêu những gì bạn làm cho tôi, Toyota Toyota – I love what you do for me Toyota.

– Tinh thần mới của Dodge Dodge – The new spirit of Dodge.

– Được tạo ra cho cuộc đua của loài người Nissan – Built for the human race.

– Biết thêm về GeoGeo – Get to know Geo.

Đơn thuần là cảm thấy tuyệt vời Marda – It just feels right.

– Nghệ thuật của du lịch Louis Vuitton – The art of travel.

– Nghệ thuật của viết lách Mont Blanc – The art of writting.

– Nghệ thuật của sự độc đáo Cartier – The art of being unique.

– Nghệ thuật của thời gian chính xác Ballantine’s scotch – The art of perfect timing.

– Nghệ thuật của khoa học kỹ thuật Audi – The art of engineering.

– Mang tương lai đến gần bạn Ameritrust – Bringing the future to you.

– Vấn đề về hiệu suất Kodak – Performance that counts.

– Đam mê sự hoàn hảo Lufthansa – A passion to perfection.

– Nơi ý tưởng thành hiện thực Ricoh – Where imagination becomes reality.

– Vì hôm nay không phải là hôm qua Bankers Trust Co – Because today isn’t yesterday.

– Hình ảnh của tương lai Anacomp – The image of the future.

Khẩu hiệu giúp bán tốt hơn những sản phẩm không đắt tiền, có chút ít yếu tố rủi ro và được mua theo kiểu bốc đồng. Khẩu hiệu tóm tắt sứ mệnh của công ty trong vài từ cô đọng và khắc vào tâm trí khách hàng một ý niệm đơn giản về sản phẩm. Khẩu hiệu cũng mang lại sự thống nhất khi sử dụng nhiều phương tiện truyền thông khác nhau. Khẩu hiệu mang tính sống còn trong phương diện chính trị.

Những khẩu hiệu tốt thường dễ được thuộc lòng, nghĩa là nó phải ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc. Như lời của Kevin Clancy, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành của công ty tư vấn Marketing Copernicus “Tạo ra một khẩu hiệu nghĩa là tìm ra hai hay ba từ hoặc cụm từ và ghi khắc nó vào tâm trí người tiêu dùng. Nếu bạn thành công, mọi người sẽ quyết định mua sản phẩm của bạn một cách vô thức và luôn bàn về sản phẩm với những người tiêu dùng khác”.

Một khẩu hiệu tốt phải có khả năng đẩy sản phẩm gần hơn đến thành công. Khi nhà sản xuất nước giặt quần áo Wisk giới thiệu câu khẩu hiệu “Tẩy sạch vết dơ quanh cổ” (ring around the collar) lần đầu tiên, doanh số sản phẩm gấp ba lần ngay sau sự trợ lực đáng kể về mặt quảng cáo sản phẩm.

Intel tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành công nghệ thông tin bằng việc đầu tư 6% doanh thu cho quỹ phát triển khẩu hiệu Intel. Chiến lược quảng cáo bắt nguồn từ sản phẩm X386. Kể từ đó Intel bắt đầu dùng câu khẩu hiệu “Intel.

The Computer inside” (sau này trở thành “Intel inside”). Gần như cùng thời gian này, IBM là nhà sản xuất máy vi tính đầu tiên dùng logo Intel trên sản phẩm của mình. Tính từ lúc bắt đầu tung ra chiến dịch, Intel hưởng lợi khoảng 11 tỷ đô la từ chiến dịch quảng cáo và câu khẩu hiệu nổi tiếng của mình.
Cần phải nhấn mạnh rằng một chiến dịch quảng cáo thành công duy trì cùng một khẩu hiệu, hình ảnh và cá tính thương hiệu một cách thống nhất qua nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ. Như Ron Kovas, Chủ tịch công ty quảng cáo J. Walter Thompson từng nói: “Một chiến lược quảng cáo đáng giá là chiến lược không có thay đổi đáng kể, mà chủ yếu xây dựng và củng cố giá trị và hình ảnh thương hiệu năm này qua năm khác”.

Ý tưởng “những thứ tốt hơn cho cuộc sống đẹp hơn” (better things for better living) của chiến dịch DuPont tồn tại sau 55 năm. “Sự lựa chọn của thế hệ mới” (Pepsi generation) của Pepsi tung ra năm 1963 và vẫn được dùng cho tới hôm nay. Khẩu hiệu của Hallmark “Khi bạn thật sự quan tâm gửi đi những điều tốt đẹp nhất” (When you care enough to send the very best) đã được dùng kể từ năm 1956.

Những chuyên gia cho đến nay vẫn phải thừa nhận nguyên nhân Winston mất thị phần vê tay Marlboro là sự thay đổi liên tục hình thức quảng cáo của mình. Winson thay đổi 5 câu khẩu hiệu trong vòng 10 năm, trong khi Marlboro tập trung vào đối tượng mục tiêu của mình, mày râu, và định câu khẩu hiệu theo hướng “vùng đất Marlboro” (Marlboro country).

1954: Vị Winston tuyệt hảo của thuốc lá (Winston takes good like a cigarette should).

1971: Winston và tôi (Winston and me).

1971: Ngon ghê chưa (how good is it).

1974: Nếu không phải là Winston thì chẳng nên hút nữa (if it wasn’t for Winston, I wouldn’t smoke).

1974: Có nhiều lý do để hút Winston (There’s a lot of good…between Winston and shoudl).

1974: Tôi hút vì ngon (I smoke for taste).

1979: Màu đỏ lớn (Big red).

1979: Tốt nhất Mỹ (America’s best).

1985: Đàn ông Mỹ (Men on America).

1985: Vị đích thực. Đàn ông đích thực (Real Taste. Real People).

1989: Vị chiến thắng (Winning taste).

Marlboro hiện vẫn là thương hiệu thuốc lá bán chạy nhất toàn cầu. Trong khi Winston ngày càng mất dần thị phần của mình.
Larry Light, Phó chủ tịch Tập đoàn McDonald từng nói “Sai lầm đáng sợ nhất là thương hiệu bị thay đổi cá tính hàng năm. Điều này sẽ dẫn đến một cá tính thương hiệu dị thường hoặc chẳng có cá tính nào cả”.
Theo Vn Express/ Trích cuốn sách “1.001 ý tưởng đột phá trong quảng cáo” do Công ty First News phát hành)


Điều gì ẩn chứa bên trong một cái tên thương hiệu?

Những cái tên hay thường khơi dậy trí tưởng tượng, tạo cảm xúc, gợi nhớ đến một trải nghiệm hay một thái độ nào đó. Mặc dù tên chỉ là một thành phần nhưng nó lại có ảnh hưởng nhất định lên cách mà thương hiệu được tiếp nhận
Tạo ra một thương hiệu nổi tiếng thì không nên có sự khác biệt giữa nhượng quyền thể thao và nhượng quyền sản phẩm hay dịch vụ. Nó phải bắt đầu với mục tiêu giao tiếp: Nhãn hiệu là gì trong trường hợp này, và cái tên kể về một câu chuyện như thế nào.

Đâu là thử thách trong việc phát triển và định nghĩa tên dành cho thương hiệu thể thao? Có phải mọi người đều biết đến Nike như một nữ thần chiến thắng? Hay là NASCAR đại diện cho hiệp hội đua xe ô tô toàn quốc? Mỗi cái tên đều kể về một câu chuyện.

Những cái tên hay thường khơi dậy trí tưởng tượng, tạo cảm xúc, gợi nhớ đến một trải nghiệm hay một thái độ nào đó. Mặc dù tên chỉ là một thành phần nhưng nó lại có ảnh hưởng nhất định lên cách mà thương hiệu được tiếp nhận.

Nhượng quyền thương hiệu thể thao thường xuất phát từ lịch sử.Philadelphia76ers được đặt tên theo năm độc lập của nước Mỹ. San Franciscos 49ers chiếm lĩnh tinh thần tiên phong của California Gold Rush. Những cái tên mang ý nghĩa lịch sử quan trọng của những năm đặc biệt và vai trò của thành phố lên những sự kiện đó.

Tuy nhiên, dựa vào lịch sử để kể một câu chuyện thỉnh thoảng là một lựa chọn mạo hiểm, bởi vì những hình ảnh và sự kiện trong lịch sử có thể được diễn giải theo cách khác.

Vào năm 1836, khi San Jose Earthquakes của Major League Soccer được dời tới Texas, tổ chức đổi tên thành Houston 1836 và sau đó lại đổi thành Dynamo. Tại sao? Năm 1836 là năm xảy ra cuộc chiến. Vì một vài lý do nào đó, nó là nămTexasdành được độc lập một cách dũng cảm. Lý do khác là quân đội củaMexicomất đi cuộc sống tự do và lãnh thổ của họ trong cuộc chiến tranh gian khổ.

Dynamo không phải là đội đầu tiên trải nghiệm phản ứng tiêu cực về tên của họ. New Jersey Devils, Cleveland Indians, và Washington Redskins đều chịu nhiều phê bình. Nhiều đoàn thể phải thay đổi tên của cả đội để tránh né hay hưởng ứng những phê bình của công chúng.St. Johnstiền thân là Redmen và bây giờ là Red Storm.

Đâu là những bước chính liên quan đến việc đặt tên cho một đội thể thao?

Bước 1: Biết được trò chơi của bạn và cách nào để nổi bật.

  • Thông điệp nào bạn đang cố gắng truyền đạt cho mọi người?
  • Fan ham mộ thuộc nhóm thị trường nào?
  • Ai là người tài trợ?
  • Đâu là thời điểm hào hứng nhất?
  • Cả đội ngũ và thể thao phát triển như thế nào?
  • Họ được dẫn đến đâu?

Những ai trong lĩnh vực kinh doanh đều biết câu trả lời cho những câu hỏi trên, nếu bạn thuê một thương gia đặt tên thương hiệu, phải chắc rằng anh ấy biết hay hỏi đúng các câu hỏi. Sử dụng những câu trả lời để thiết lập những hướng đi sáng tạo cho việc phát triển tên thương hiệu.

Trong môn thể thao của bạn, nhiều tập quán đặt tên có thể được hình thành. Quan sát để sáng tạo ra tên khác với đối thủ cạnh tranh của mình và trở nên nổi tiếng với các fan hâm mộ.

Bước 2: Xem xét những tên mạnh nhất kế đến đánh giá cái nào kể câu chuyện thuyết phục nhất.

Tên nên dễ đọc và không có vẻ tạo ra mối liên tưởng tiêu cực

Bước 3: Tìm kiếm sự hợp pháp

Luật thương hiệu bảo vệ những tên hiện có để theo thời gian nó trở thành tài sản có giá trị. Lên Google tìm thử xem tên đó đã được tổ chức nào sử dụng hay chưa?

Điều quan trọng là bạn và cố vấn của mình phải tìm được tên nào chưa có tổ chức nào sử dụng rồi đăng ký cho sự tồn tại của nó để nó được bảo vệ hợp pháp trước khi sử dụng.

Bước 4: Nghiên cứu kỹ những cái tên tiềm năng

Fan là những khán giả cuồng nhiệt của bạn. Họ cũng là những nhà phê bình khó chịu nhất của bạn nếu bạn đặt tên sai. Hãy sử dụng họ như những phương tiện truyền thông.

Tuy nhiên xem phản ứng của công chúng không phải là cách hiệu quả nhất để kiểm tra tên thương hiệu. Nguy cơ cố hữu là một số bộ phận sẽ bị ảnh hưởng từ những phản ứng đó. Thêm vào đó, sự quyết định chọn tên nào cần phải giả định rằng mọi người tham gia biểu quyết phải biết được mục tiêu truyền thông được định trước trong mỗi tên tiềm năng.

Mặc dù thương hiệu nên được nghiên cứu kỹ để đo được nó có ý nghĩa gì, nó có thể được chấp nhận theo cách nào. Thực hiện nghiên cứu có thể chỉ ra tất cả các ảnh hưởng tiêu cực nào với tên thương hiệu đều được xem xét

Bước 5: Tạo ra nền văn hoá và ngôn ngữ cho tên

Thương hiệu sẽ được trình bày cho nhiều người thuộc nhiều vùng khác nhau và có nền tảng khác nhau do đó nó cần thêm cấp độ nghiên cứu.

Những cái tên này cần một nền tảng văn hoá và ngôn ngữ do các chuyên gia tạo ra để khám phá ra những ý nghĩa không dự định trước. Như sự việc năm 1836 ảnh hưởng tiêu cực đối với thương hiệu có thể vượt xa giới hạn những nhóm mà nó ảnh hưởng

David Gaglione

(Thuý Hương – công ty thương hiệu LANTABRAND – sưu tầm và lược dịch từ Sports Business Journal)

Xây dựng thương hiệu: Tiết kiệm mà hiệu quả

Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ theo đuổi các mối quan hệ với khách hàng khá hiệu quả, nhưng họ dường như không đạt được những kết quả mong muốn trong việc nuôi dưỡng chúng. Vấn đề nằm ở tầm quan trọng của các chiến lược và cách thức củng cố nhãn hiệu trong kinh doanh.

Việc nuôi dưỡng một mối quan hệ cho phép bạn củng cố hình ảnh nhãn hiệu trong tâm trí khách hàng và từ đó gia tăng lòng trung thành nhãn hiệu. Không những vậy, bạn có thể sống sót trong các cơn bão cạnh tranh với cường độ ngày một mạnh hơn. Ví dụ, các đối thủ cạnh tranh của bạn có thể hạ giá thành sản phẩm, nhưng các khách hàng của bạn vẫn trung thành với bạn.

Ngoài ra, các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn sở hữu một nền tảng ủng hộ vững chắc trong cuộc chiến với các đối thủ cạnh tranh bởi vì họ linh động hơn và mang tính cá nhân nhiều hơn đối với những khách hàng cá nhân.

Theo John Williams, sáng lập viên kiêm chủ tịch LogoYes.com, một trang web tư vấn nhãn hiệu đầu tiên và lớn nhất trên thế giới, thì nhiều chủ doanh nghiệp vẫn cho rằng việc xây dựng và củng cố nhãn hiệu khá tốn kém. Song thực tế hoạt động này sẽ không cần tới quá nhiều chi phí.

Với 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quảng cáo và xây dựng các chuẩn mực nhãn hiệu cho rất nhiều công ty trong danh sách Fortune 100, như IBM hay Mitsubishi, cùng vô khối các giải thưởng quốc tế về tư vấn nhãn hiệu, John Williams đã đưa ra 10 cách thức không tốn kém mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể sử dụng để củng cố hình ảnh nhãn hiệu của mình:

1) Xây dựng một chương trình liên kết

Một mạng lưới liên kết tốt sẽ cho phép bạn tăng trưởng hiệu quả các hoạt động kinh doanh (cả ngoại tuyến lẫn trực tuyến), hướng đám đông khách hàng tới cửa hàng hay tới trang web của bạn mà không cần trả phí cho các quảng cáo pay-per-click khá tốn kém. Hãy cung cấp cho các đối tác liên kết của bạn những đường link hay quảng cáo mang thông điệp nhãn hiệu của bạn.

2) Khởi động hay tham gia vào một blo

Bạn hãy tìm kiếm các blog thu hút đông đảo sự chú ý của mọi người trong ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp bạn, sau đó viết và đăng tải một vài bài viết có liên quan tới hoạt động kinh doanh của bạn. Hãy để những tính cách cá nhân của bạn toả sáng trong giọng điệu ngôn từ.

3) In logo của bạn trên các nhãn mác hay các sticker và đặt chúng vào tất cả các giao tiếp với khách hàng

Các nhãn mác kiểu như sticker rõ ràng khơi gợi giác quan xúc giác của chúng ta và bổ sung mối quan tâm của các khách hàng tới một vài điều gì đó. Chúng không cần phải màu mè hay độc đáo, nhưng chúng nên nêu bật logo và màu sắc nhãn hiệu của bạn.

4) Đính kèm câu khẩu hiệu kinh doanh của bạn trong phần chữ ký email hay ở bất cứ nơi nào có thể

Nếu bạn không có sẵn một khẩu hiệu kinh doanh hay một câu slogan truyền tải được sự khác biệt chủ chốt giữa bạn với các đối thủ cạnh tranh khác, hãy xây dựng nó, đăng ký bảo hộ bản quyền và quan tâm tới các cách thức truyền tải nó rộng rãi.

5) In logo của bạn trên các phần thưởng không đắt tiền như mũ, áo hay quả bóng golf

Các sản phẩm tặng quà càng đáng nhớ bao nhiêu, hiệu quả sẽ càng tốt bấy nhiêu. Bạn có thể phân phối quà tặng tới nhiều đối tượng khác nhau, từ các khách hàng hiện tại, khách hàng tương lai cho tới các nhà cung cấp. Và để tiết kiệm chi phí tối đa, bạn cần mua quà tặng với số lượng lớn.

6) Gửi các thư tin tức (newsletter) qua email tới các khách hàng

Bất kể ai, cho dù đã là khách hàng hay chưa là khách hàng của bạn, hãy gửi tới họ các thư tin tức. Bạn nên đưa vào đó các bài viết của riêng doanh nghiệp bạn và có các đường link tới những bài viết khác có liên quan tới ngành nghề kinh doanh bạn đang tiến hành. Đây là cách thức giá trị để giữ cho nhãn hiệu của bạn luôn thường trực trong tâm trí khách hàng.

7) Cung cấp kiến thức chuyên môn của bạn cho các xuất bản phẩm truyền thông của địa phương hay của ngành

Độc giả của những tờ báo, tạp chí hay truyền hình bạn hướng tới nên là các khách hàng mục tiêu của bạn. Hãy đảm bảo bạn luôn sẵn sàng như là một nguồn bổ ích các câu truyện liên quan tới hoạt động kinh doanh của bạn. Hay, hãy viết các bài báo và đăng tải nó trên các phương tiện truyền thông đại chúng theo mục tiêu.

8) Ghé thăm hay tặng quà các khách hàng của bạn vào những ngày lễ (hay vào những ngày lễ rất nhỏ mà ít người để ý tới)

Bạn nên để lại cho các khách hàng một sự ngạc nhiên mang màu sắc ngày lễ nào đó, và đương nhiên là kèm theo nhãn hiệu của bạn. Hãy sử dụng các sticker như đã được đề cập ở trên để tuỳ biến các cách thức bạn lựa chọn. Hành động này cần một đôi chút sự sáng tạo, nhưng một ngọn nến nhỏ cũng có thể có hiệu quả rất lớn.

9) Sau mỗi giao dịch bán hàng, hãy cảm ơn khách hàng vì họ đã quan tâm tới bạn và đề nghị phản hồi của họ đối với sản phẩm hay dịch vụ của bạn

Bạn hãy gọi điện, gửi email hay ghé thăm khách hàng vào bất cứ thời điểm nào được phép. Hành động như vậy sẽ tạo ra sự thân thiện và khiến các khách hàng cảm thấy bạn coi trọng họ, một yếu tố rất quan trọng trong xây dựng nhãn hiệu thành công.

10) Đảm bảo rằng mọi dữ liệu xúc tiến kinh doanh của bạn thích hợp với các thứ khác về mặt hình ảnh

Ít nhất, các danh thiếp kinh doanh, văn phòng phẩm, bảng hiệu, bao bì, tài liệu giới thiệu và trang web nên nêu bật tên công ty, logo và khẩu hiệu kinh doanh một cách nhất quán.

Về cốt lõi, các chiến lược xây dựng và củng cố nhãn hiệu thực chất là xây dựng lòng tin với các khách hàng mục tiêu của bạn. Nó đòi hỏi thời gian và sự nhất quán, chứ không hẳn là nguồn tài chính quảng cáo khổng lồ.

Theo Bwportal


9 điểm cần lưu ý khi thiết kế brochure

Brochure là một cuốn cẩm nang bỏ túi, là một cuốn Catalogue gọn gàng trong đó giới thiệu doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh cũng như các chiêu PR của bạn đến khách hàng một cách thu hút, đa dạng và hiệu quả.

1. Đặt câu thông điệp ở trang bìa đầu tiên.

Trang bìa brochure đóng vai trò giống như dòng tít quảng cáo, vì vậy bạn phải ghi những gì quan trọng nhất ở trang này: phương châm, khẩu hiệu, những gì hay nhất mà công ty bạn có…

2. Quảng bá brochure trong các dịp quảng cáo.

Xây dựng kế hoạch Marketing cụ thể, trong các chiến dịch quảng cáo bạn giới thiệu thêm brochure của công ty.

3. Chọn hình ảnh biểu đạt được những ý nghĩa cần thiết.

Hình ảnh công ty, sản phẩm trọng tâm… tốt hơn là dùng từ ngữ.

4. Luôn luôn chú thích cho hình ảnh.

Sau trang bìa các mục chú thích được khách hàng đọc nhiều nhất.

5. Bố cục rõ ràng, làm nổi bật được những ý quan trọng.

Tập trung vào những điểm mạnh, có chương trình khuyến mãi nào đang diễn ra, tư vấn ở đâu, địa chỉ trụ sở và các chi nhánh… Nếu công ty bạn là công ty lớn, có quá trình phát triển lâu dài, có nhiều giải thưởng, nhiều khách hàng thì cũng không nên trình bày quá một trang.

6. Dùng hình chụp thay cho hình vẽ.

Đối với những ngành hàng thông dụng, ảnh chụp gợi cho người xem những hình ảnh thực, sống động.

Ở những lĩnh vực nghệ thuật, thời trang khi dùng hình vẽ sẽ dễ tạo ấn tượng, tạo phong cách riêng…

7. Làm cho brochure bạn đáng được lưu giữ.

Brochure càng được khách hàng giữ lâu chừng nào thì nó còn có sức mạnh bán hàng. Giấy dày và được thiết kế hấp dẫn, có nhiều thông tin hay giúp cho brochure của bạn được khách hàng để dành tham khảo. Thậm chí họ còn dùng để đựng tài liệu.

8. Mang lại sự hảo hạng cho sản phẩm.

Trong nhiều trường hợp, brochure là sản phẩm của bạn, hay gần như một nhân viên bán hàng. Bạn đã đầu tư cho sản phẩm của mình thì cũng phải đầu tư cho bộ mặt của nó.

9. Mời khách đặt hàng.

Thông tin liên hệ với công ty bạn phải được trình bày rõ ràng, trang trọng và được bố trí ở nơi riêng biệt. Sau đó cũng bạn cũng ghi rằng bạn muốn gì: muốn khách hàng gọi điện, liên hệ qua website hay email… nhớ kèm theo thời gian phục vụ.

Theo vcom

Logo của Unilever và những điều (có thể) bạn chưa biết

Các bạn đã biết Unilever qua những sản phẩm nổi tiếng như bột Knorr, kem Heartbrand, nước rửa chén Sunlight, dầu gội Sunsilk, Omo, Comfort hay Dove. Nhưng bạn đã thực sự biết về logo của hãng?

Chắc các bạn vẫn còn nhớ logo cũ này:



Năm 2004, đổi mới thành logo này với những symbol (nếu bạn nhìn kỹ):



Đầu tiên tôi tưởng những symbol đó chỉ để làm đẹp cho logo nhưng về sau mới biết sâu về những ý nghĩa của chúng . Những symbol đó gồm có (đừng quan tâm tới màu sắc của chúng ):



Mặt trời (màu đỏ)
Biểu tượng thiên nhiên chính. Mọi sự sống đều bắt đầu nhờ có Mặt trời, nó ban cho chúng ta sức sống.

Ong mật (xanh biển)
Thể hiện sự sáng tạo, gắn kết, cần cù và cân bằng sinh thái. Nó còn là những thử thách của môi trường đồng thời cũng là những cơ hội.

DNA (xanh lá)
Chuỗi hai đường xoắn, cơ bản sự sống và là biểu tượng của ngành khoa học sinh vật. Nó chính là chìa khóa tới một cuộc sống khỏe mạnh. Nếu như Mặt Trời là thứ lớn nhất tạo nên sự sống thì DNA là thứ nhỏ nhất.



Cây họ cọ, dừa (xanh)
Nguồn tạo nên dinh dưỡng. Nó tạo ra dầu cọ, hoa quả như  dừa và chà là. Nó còn là biểu tượng của thiên đường.

Bàn tay (vàng)
Biểu tượng của xúc giác, da, sự chăm sóc và quan tâm.

Mái tóc (tím)
Thể hiện cái đẹp, sự mềm mại và thơm tho.



Muỗng (xanh)
Biểu tượng của dinh dưỡng, tài nấu ăn và vị giác.

Hoa (hồng)
Thể hiện hương thơm.

Bát (đỏ)
Những bữa ăn ngon miệng.



Xoắn ốc (xanh)
Trộn lẫn những hương vị khác nhau để tạo nên món ăn.

(xanh đậm hơn)
Thể hiện thức ăn hay biển cả, nước.

Gia vị (da cam)
Những gia vị trong thiên nhiên (ớt, tỏi, gừng,…).



Sóng (hồng)
Sự sạch sẽ.

Quần áo (tím)
Sự giặt giũ và vẻ đẹp thời trang.

Hộp đựng (xanh)
Giống như những hộp kem, mỗi hộp là mỗi niềm quan tâm.



Các chất (vàng)
Liên quan đến khoa học.

Đông lạnh (cam)
Sự thoáng mát, trong sạch.

Trái tim (hồng)
Biểu tượng của tình yêu, sự chia sẻ và quan tâm.



Tái sử dụng (xanh biển)
Sự duy trì và bảo vệ môi trường.

Kem (tím)
Sự sung sướng và niềm vui.

Chè (xanh lá)
Biểu tượng cho nông nghiệp, sự sinh sôi nảy nở.



Đôi môi (hồng)
Biểu tượng của cái đẹp.

Lấp lánh (xanh)
Sạch sẽ, đẹp đẽ và tràn đầy sức sống.

Cánh chim (cam)
Biểu tượng cho sự tự do và thoải mái

Logo của Unilever thật sự đẹp khi có sự góp mặt của những symbol kể trên, chúng đã làm tăng thêm ý nghĩa và những đóng góp của Unilever cho cuộc sống của chúng ta. Hãy ủng hộ những logo ý nghĩa như thế.

Sưu tầm từ Zideanart


Mô hình màu CMYK

Từ  CMYK (hay đôi khi là YMCK) là từ viết tắt trong tiếng Anh để chỉ mô hình màu loại trừ sử dụng trong in ấn màu. Mô hình màu này dựa trên cơ sở trộn các chất màu của các màu sau:

  • C=Cyan trong tiếng Anh có nghĩa là màu xanh lơ
  • M=Magenta trong tiếng Anh có nghĩa là màu hồng sẫm
  • Y=Yellow trong tiếng Anh có nghĩa là màu vàng
  • K=Key (trong tiếng Anh nên hiểu theo nghĩa là cái gì đó then chốt hay chủ yếu để ám chỉ màu đen mặc dù màu này có tên tiếng Anh là black do chữ B đã được sử dụng để chỉ màu xanh lam (blue) trong mô hình màu RGB. để tạo các màu khác.

Hỗn hợp của các màu CMY lý tưởng là loại trừ (các màu này khi in cùng một chỗ trên nền trắng sẽ tạo ra màu đen). Nguyên lý làm việc của CMYK là trên cơ sở hấp thụ ánh sáng. Màu mà người ta nhìn thấy là từ phần của ánh sáng không bị hấp thụ. Trong CMYK hồng sẫm cộng với vàng sẽ cho màu đỏ, hồng sẫm cộng với xanh lơ cho màu xanh lam, xanh lơ cộng với vàng sinh ra màu xanh lá cây và tổ hợp của các màu xanh lơ, hồng sẫm và vàng tạo ra màu đen.

Vì màu ‘đen’ sinh ra bởi việc trộn các màu gốc loại trừ là không thực sự giống như mực đen thật sự hay màu đen của vật đen tuyệt đối (là vật hấp thụ toàn bộ ánh sáng), việc in ấn trên cơ sở bốn màu (đôi khi gọi là in các màu mặc dù điều này không chính xác) phải sử dụng mực đen để bổ sung thêm vào với các màu gốc loại trừ là các màu vàng, hồng sẫm và xanh lơ.

Việc sử dụng công nghệ in ấn bốn màu sinh ra kết quả in ấn cuối cùng rất cao cấp với độ tương phản cao hơn. Tuy nhiên màu của vật thể mà người ta nhìn thấy trên màn hình máy tính thông thường có sự sai khác chút ít với màu của nó khi in ra vì các mô hình màu CMYK và RGB (sử dụng trong màn hình máy tính) có các gam màu khác nhau. Mô hình màu RGB là mô hình dựa trên cơ sở phát xạ ánh sáng (màu bổ sung) trong khi mô hình CMYK làm việc theo cơ chế hấp thụ ánh sáng (màu loại trừ).

Chuyển đổi

Việc chuyển đổi dữ liệu màu từ định dạng RGB sang định dạng CMYK là công việc cần thiết để thiết bị in ấn có thể tạo ra bản in có chất lượng chấp nhận được. Có điều này vì việc chuyển đổi như vậy rất có nhiều khả năng đánh mất dữ liệu về màu sắc của một số điểm ảnh nào đó do các màu này nằm ngoài giới hạn gam màu của CMYK.

Chuyển đổi từ RGB sang CMYK
Để chuyển đổi từ RGB sang CMYK, các giá trị trung gian CMY được sử dụng. Các giá trị định lượng của màu được biểu diễn như là vectơ, với mỗi thành phần màu nằm trong đoạn từ 0 (không có màu) tới 100 (bão hòa màu) với các giá trị là số nguyên không âm trong hệ CMYK – do hệ này có thể coi về thực chất là độ bão hòa của màu tính theo thang độ phần trăm, và từ 0 đến 255 đối với hệ CMY và RGB:

<DL><DD>t<SUB>CMYK</SUB> = {C, M, Y, K} là bốn phần tử CMYK trong đoạn , <DD>t<SUB>CMY</SUB> = {C’, M’, Y’} là ba phần tử CMY trong đoạn , <DD>t<SUB>RGB</SUB> = {R, G, B} là ba phần tử RGB trong đoạn . </DD><DD> </DD></DL>Chuyển RGB thành CMYK

Chuyển đổi RGB thành CMY, sau đó chuyển CMY thành CMYK:

Chuyển: t<SUB>RGB</SUB> = {R,G,B}

chuyển đổi thành CMY: t<SUB>CMY</SUB> = {C’,M’,Y’} = {(255 − R), (255 − G), (255 − B)}

Việc chọn lựa hệ số K là vấn đề tương đối phức tạp, nó hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của nhà sản xuất ra thiết bị in ấn. Các giá trị của K bị các nhà sản xuất giữ kín như là một bí quyết công nghệ. Trong đa số trường hợp, hệ số K sẽ cho là bằng 0 khi độ bão hòa của màu đen thấp hơn từ 50% đến 75% do người ta cho rằng dưới mức hợp lý (hoàn toàn chủ quan) thì không cần phải in bằng mực đen.

Về lý thuyết người ta tạm chấp nhận K = min {C’/2,55, M’/2,55, Y’/2,55}. (0 <= K <=100)

và sau đó chuyển thành CMYK:

Nếu K = 100 thì C = 0, M = 0, Y = 0 (toàn bộ là màu đen).

Nếu 100 > K > 0 thì: C = (C’/2.55 – K) * 100 /(100 – K), M = (M’/2.55 – K) * 100 /(100 – K), Y = (Y’/2.55 – K) *100 /(100 – K) và K = K trong đó các giá trị C, M, Y, K được làm tròn đến phần nguyên.

Đây là tỷ lệ của bốn loại mực màu cần phải in trên cùng một vị trí để tạo ra màu cần thiết.

Sửa màu
Việc sửa màu là cần thiết vì các dữ liệu về màu có thể chuyển tới thiết bị in ấn trong các định dạng khác nhau như RGB hay CMYK. Vì các thiết bị in ấn điện tử hiện nay là thiết bị hỗ trợ CMYK, nên mọi dữ liệu màu sắc chuyển tới thiết bị in phải được chuyển đổi sang định dạng CMYK để chúng có thể sử dụng được bởi các thiết bị in ấn để đưa ra bản in chấp nhận được. Ví dụ phần lớn các ứng dụng thương mại nói chung có định dạng màu theo hệ RGB, nhưng các ứng dụng đồ họa như CorelDraw, Adobe PhotoShop, Adobe Illustrator v.v nói chung định dạng màu sắc theo các giá trị CMYK, tuy có hỗ trợ chế độ màu RGB. Vì thế các chế độ sửa chữa màu khác nhau có thể được sử dụng phụ thuộc vào nguồn dữ liệu cũng như chất lượng bản in dự kiến.

Có một số thiết lập để sửa màu, tạo ra một sự mềm dẻo trong việc chọn lựa dạng sửa chữa màu được sử dụng để in một số dữ liệu nào đó. Cụ thể là: tự động, chói, tắt, CMYK, hiển thị, đen trắng và phác thảo 2 màu.

Trích từ Wikipedia

Mô hình màu RGB

Chắc là các bạn đã quen với từ RGB trong PS cũng như trong lĩnh vực đồ họa rồi, đúng không?Bài viết dưới đây phần nào hiểu thêm về cái từ này.Mô hình màu RGB sử dụng mô hình bổ sung trong đó ánh sáng đỏ, xanh lá cây và xanh lam được tổ hợp với nhau theo nhiều phương thức khác nhau để tạo thành các màu khác. Từ viết tắt RGB trong tiếng Anh có nghĩa là đỏ (red), xanh lá cây (green) và xanh lam (blue), là ba màu gốc trong các mô hình ánh sáng bổ sung.Cũng lưu ý rằng mô hình màu RGB tự bản thân nó không định nghĩa thế nào là “đỏ”, “xanh lá cây” và “xanh lam” một cách chính xác, vì thế với cùng các giá trị như nhau của RGB có thể mô tả các màu tương đối khác nhau trên các thiết bị khác nhau có cùng một mô hình màu. Trong khi chúng cùng chia sẻ một mô hình màu chung, không gian màu thực sự của chúng là dao động một cách đáng kể.

Lịch sử

Sử dụng mô hình màu RGB như một tiêu chuẩn biểu thị màu trên Internet có nguồn gốc từ các tiêu chuẩn cho ti vi màu năm 1953 của RCA và việc sử dụng tiêu chuẩn RGB bởi Edwin Land trong các camera Land / Polaroid.

Cơ sở sinh học

Các màu gốc có liên quan đến các khái niệm sinh học hơn là vật lý, nó dựa trên cơ sở phản ứng sinh lý học của mắt người đối với ánh sáng. Mắt người có các tế bào cảm quang có hình nón nên còn được gọi là tế bào hình nón, các tế bào này thông thường có phản ứng cực đại với ánh sáng vàng – xanh lá cây (tế bào hình nón L), xanh lá cây (tế bào hình nón M) và xanh lam (tế bào hình nón S) tương ứng với các bước sóng khoảng 564 nm, 534 nm và 420 nm. Ví dụ, màu vàng thấy được khi các tế bào cảm nhận màu xanh ánh vàng được kích thích nhiều hơn một chút so với tế bào cảm nhận màu xanh lá cây và màu đỏ cảm nhận được khi các tế bào cảm nhận màu vàng – xanh lá cây được kích thích nhiều hơn so với tế bào cảm nhận màu xanh lá cây.

Mặc dù biên độ cực đại của các phản xạ của các tế bào cảm quang không diễn ra ở các bước sóng của màu “đỏ”, “xanh lá cây” và “xanh lam”, ba màu này được mô tả như là các màu gốc vì chúng có thể sử dụng một cách tương đối độc lập để kích thích ba loại tế bào cảm quang.

Để sinh ra khoảng màu tối ưu cho các loài động vật khác, các màu gốc khác có thể được sử dụng. Với các loài vật có bốn loại tế bào cảm quang, chẳng hạn như nhiều loại chim, người ta có lẽ phải nói là cần tới bốn màu gốc; cho các loài vật chỉ có hai loại tế bào cảm quang, như phần lớn các loại động vật có vú, thì chỉ cần hai màu gốc.

RGB và hiển thị

Một trong những ứng dụng phổ biến nhất của mô hình màu RGB là việc hiển thị màu sắc trong các ống tia âm cực, màn hình tinh thể lỏng hay màn hình plasma, chẳng hạn như màn hình máy tính hay ti vi. Mỗi điểm ảnh trên màn hình có thể được thể hiện trong bộ nhớ máy tính như là các giá trị độc lập của màu đỏ, xanh lá cây và xanh lam. Các giá trị này được chuyển đổi thành các cường độ và gửi tới màn hình. Bằng việc sử dụng các tổ hợp thích hợp của các cường độ ánh sáng đỏ, xanh lá cây và xanh lam, màn hình có thể tái tạo lại phần lớn các màu trong khoảng đen và trắng. Các phần cứng hiển thị điển hình được sử dụng cho các màn hình máy tính trong năm 2003 sử dụng tổng cộng 24 bit thông tin cho mỗi điểm ảnh (trong tiếng Anh thông thường được biết đến như bits per pixel hay bpp). Nó tương ứng với mỗi 8 bit cho màu đỏ, xanh lá cây và xanh lam, tạo thành một tổ hợp 256 các giá trị có thể, hay 256 mức cường độ cho mỗi màu. Với hệ thống như thế, khoảng 16,7 triệu màu rời rạc có thể tái tạo.

Công nghiệp điện tử

RGB là một dạng của tín hiệu thành phần của video, được sử dụng trong ngành công nghiệp điện tử chế tạo các thiết bị nghe nhìn. Nó gồm có ba tín hiệu – đỏ, xanh lá cây và xanh lam – được truyền đi trong ba dây cáp riêng biệt. Các cáp bổ sung đôi khi là cần thiết để truyền đi các tín hiệu đồng bộ. Các định dạng tín hiệu RGB thông thường dựa trên các phiên bản sửa đổi của các tiêu chuẩn RS-170 và RS-343 cho các thiết bị hiển thị video đơn sắc. Loại hình này của tín hiệu video được sử dụng rộng rãi ở châu Âu vì nó là tín hiệu có chất lượng tốt nhất có thể truyền đi trong các bộ kết nối SCART tiêu chuẩn. Ngoài phạm vi châu Âu, RGB không phải là dạng tín hiệu video phổ biến – S-Video chiếm vị trí này trong phần lớn các khu vực phi-Âu châu. Tuy nhiên, phần lớn các màn hình máy tính trên thế giới sử dụng RGB.

Biểu diễn dạng số 24 bit

Khi biểu diễn dưới dạng số, các giá trị RGB trong mô hình 24 bpp thông thường được ghi bằng cặp ba số nguyên giữa 0 và 255, mỗi số đại diện cho cường độ của màu đỏ, xanh lá cây, xanh lam trong trật tự như thế. Ví dụ:

  • (0, 0, 0) là màu đen
  • (255, 255, 255) là màu trắng
  • (255, 0, 0) là màu đỏ
  • (0, 255, 0) là màu xanh lá cây
  • (0, 0, 255) là màu xanh lam
  • (255, 255, 0) là màu vàng
  • (0, 255, 255) là màu xanh ngọc
  • (255, 0, 255) là màu hồng sẫm

Định nghĩa trên sử dụng thỏa thuận được biết đến như là toàn bộ khoảng RGB. Thông thường, RGB cho video kỹ thuật số không phải là toàn bộ khoảng này. Thay vì thế video RGB sử dụng thỏa thuận với thang độ và các giá trị tương đối chẳng hạn như (16, 16, 16) là màu đen, (235, 235, 235) là màu trắng v.v. Ví dụ, các thang đọ và giá trị tương đối này được sử dụng cho định nghĩa RGB kỹ thuật số trong CCIR 601.

Kiểu 16 bit

Còn có kiểu 16 bpp, trong đó hoặc là có 5 bit cho mỗi màu, gọi là kiểu 555 hay thêm một bit còn lại cho màu xanh lá cây (vì mắt có thể cảm nhận màu này tốt hơn so với các màu khác), gọi là kiểu 565. Kiểu 24 bpp nói chung được gọi là thật màu, trong khi kiểu 16 bpp được gọi là cao màu.

Kiểu 32 bit

Cái gọi là kiểu 32 bpp phần lớn là sự đồng nhất chính xác với kiểu 24 bpp, do ở đây thực sự cũng chỉ có 8 bit cho mỗi màu thành phần, tám bit dư đơn giản là không sử dụng (ngoại trừ khả năng sử dụng như là kênh alpha). Lý do của việc mở rộng của kiểu 32 bpp là vận tốc cao hơn mà phần lớn các phần cứng ngày nay có thể truy cập các dữ liệu được sắp xếp trong các địa chỉ byte có thể chia được ngang nhau theo cấp số của 2, so với các dữ liệu không được sắp xếp như vậy.

Kiểu 48 bit

“Kiểu 16-bit” cũng có thể để chỉ tới 16 bit cho mỗi màu thành phần, tạo ra trong kiểu 48 bpp. Kiểu này làm cho nó có khả năng biểu thị 65.535 sắc thái mỗi màu thành phần thay vì chỉ có 255. Nó đầu tiên được sử dụng trong chỉnh sửa hình ảnh chuyên nghiệp, như Photoshop của Adobe để duy trì sự chính xác cao hơn khi có hơn một thuật toán lọc hình ảnh được sử dụng đối với hình ảnh đó. Với chỉ có 8 bit cho mỗi màu, các sai số làm tròn có xu hướng tích lũy sau mỗi thuật toán lọc hình ảnh được sử dụng và làm biến dạng kết quả cuối cùng.

RGBA

Với nhu cầu về các hình ảnh ghép đã xuất hiện phương án của RGB trong đó thêm vào kênh 8 bit dư cho độ trong suốt, vì thế tạo ra định dạng 32 bpp. Kênh trong suốt được biết đến phổ biến hơn như là kênh alpha, vì thế định dạng này có tên là RGBA. Cũng lưu ý rằng vì nó không thay đổi bất kỳ cái gì trong mô hình RGB, nên RGBA không phải là một mô hình màu khác biệt, nó chỉ là định dạng tệp (file) trong đó bổ sung thêm thông tin về độ trong suốt cùng với thông tin về màu trong cùng một tệp.

Phi tuyến tính

Cường độ của màu hiển thị trên các thiết bị hiển thị hình ảnh thông thường không tỷ lệ thuận với các giá trị R, G, B. Ví dụ, giá trị 127 là rất gần với giá trị chính giữa của 0 và 255, cường độ ánh sáng của thiết bị hiển thị khi phải hiển thị giá trị (127, 127, 127) chỉ bằng khoảng 18% của giá trị khi hiển thị giá trị (255, 255, 255), chứ không phải 50%. Xem sửa chữa gamma để biết thêm chi tiết của vấn đề này.

Kiểm tra màu sắc chuyên nghiệp

Việc tái tạo một cách thích hợp của màu sắc trong các môi trường chuyên nghiệp yêu cầu việc kiểm tra màu sắc một cách rộng rãi cho mọi thiết bị tham gia vào quá trình sản xuất. Điều này là kết quả của một vài chuyển đổi trong suốt giữa các không gian màu phụ thuộc thiết bị trong chu trình sản xuất điển hình để đảm bảo sự đồng nhất màu sắc trong quá trình sản xuất. Bên cạnh những quá trình sáng tạo thì mọi sự can thiệp như vậy trên các hình ảnh số hóa cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh do sự suy giảm gam màu. Vì thế càng nhiều gam màu của hình ảnh gốc thì càng có nhiều quy trình nó có thể hỗ trợ mà không tạo ra những suy giảm rõ nét. Các thiết bị chuyên nghiệp và các công cụ phần mềm cho phép người ta có thể làm việc với những hình ảnh 48 bpp (16 bit trên một kênh) để tăng mật độ của các gam màu.

Màu sắc trong thiết kế Web

Màu sắc được sử dụng trong thiết kế web thông thường được biểu diễn với việc sử dụng RGB; xem các màu web để có giải thích cho việc sử dụng màu sắc trong ngôn ngữ HTML và các ngôn ngữ liên quan khác. Ban đầu, sự giới hạn độ sâu màu của phần lớn các màn hình đã dẫn tới sự giới hạn bảng màu là 216 màu RGB – được định nghĩa bởi Netscape Color Cube. Tuy nhiên, với sự thống trị của các thiết bị hiển thị 24-bit, việc sử dụng toàn bộ 16,7 triệu màu bằng các mã màu RGB trong mã HTML sẽ không phải là vấn đề với phần lớn người sử dụng.

Nói ngắn gọn, bảng màu an toàn của web chứa 216 tổ hợp của đỏ, xanh lá cây, xanh lam và mỗi màu có thể có 1 trong 6 giá trị (trong hệ thập lục phân hay số hex) là : #00, #33, #66, #99, #CC, hay #FF. Rõ ràng là, 6<SUP>3</SUP> = 216.

Mô hình màu RGB cho HTML đã dược chấp nhận về mặt hình thức là tiêu chuẩn Internet trong HTML 3.2, tuy nhiên nó đã được sử dụng từ trước đó.

Sưu tầm – Trích từ wikipedia


Màu sắc-Kỹ thuật phối màu magnify

Màu sắc ngoài cái đẹp trời cho còn có một chiều sâu kín đáo, chính cái điều kỳ diệu ấy làm rung động lòng người. Tất nhiên không phải lúc nào màu sắc cũng đẹp, không phải lúc nào màu sắc cũng hài hoà. Vì vậy nghệ thuật phối màu sẽ bù đắp những khuyết điểm đó.

Màu sắc không đứng riêng lẻ một mình. Thật vậy, hiệu ứng của một màu phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
– Mức độ phản chiếu ánh sáng của nó.
– Màu sắc môi trường chung quanh.

1. NGUYÊN TẮC PHỐI MÀU
Có 10 nguyên tắc phối màu cơ bản như sau:

1.1 Phối màu không sắc (Achromatic)
Nguyên tắc này chỉ dùng đen, trắng và xám.

1.2 Phối màu tương tự (Analogous)

Dùng 3 màu liền nhau trên vòng tròn màu và phối hợp thêm độ sáng tối.

1.3 Phối màu chỏi (Clash)

Nguyên tắc này thường dùng các màu bên phải hoặc bên trái màu bổ sung trên vòng tròn màu.
Ví dụ:
Màu bổ sung của màu đỏ là xanh lá. Như vậy màu chỏi là màu xanh dương nằm bên trái màu bổ sung.
1.4 Phối màu đơn sắc (Monochromatic)
Dùng một màu chính kết hợp với những màu có sắc thái tương tự hoặc có độ bóng.

1.5 Phối màu bổ sung (Complementary)
Dùng các màu đối diện nhau trên vòng tròn màu.

Ví dụ:
Vàng – Tím.
Xanh dương – Cam.

1.6 Phối màu trung tính (Neutral)

Dùng một màu chính rồi phối với màu sáng hơn hoặc sậm hơn.

1.7 Phối màu bổ sung từng phần (Split Complementary)

Dùng một màu chính và hai màu ở hai bên màu bổ sung.

1.8 Phối màu căn bản (Primary)

Dùng ba màu chính căn bản Đỏ – Vàng – Xanh.

1.9 Phối màu bổ sung cấp thứ hai (Secondary)

Dùng một màu chính rồi phối với hai màu bổ sung cấp thứ hai.

Ví dụ:
Xanh lá cây nhạt – Tím – Cam.
1.10 Phối màu bổ sung cấp thứ ba (Tertiary)

Dùng một màu chính rồi phối với hai màu bổ sung cấp thứ ba.

Ví dụ:
Đỏ cam – Xanh tím và Vàng xanh.
Lục lam – Vàng cam – Đỏ tím.

2. TRÌNH TỰ PHỐI MÀU:

Bước 1:

Xác định rõ hiệu ứng màu sắc bạn muốn đạt được.

Bước 2:

Chọn 1 màu chính đặc trưng cho chủ đề muốn thể hiện.

Bước 3:

Chọn 1 màu hỗ trợ cho màu chính. Để có thể tìm được màu hỗ trợ một cách nhanh chóng, bạn dùng 2 màu đối diện nhau trong vòng tròn màu căn bản.

Ví dụ:
Màu đỏ được chọn là màu chính thì màu hỗ trợ cho nó là màu xanh lá cây. Tương tự như vậy ta có các cặp màu chính và màu hỗ trợ như sau:
Màu Gạch cua – Xanh ve chai.
Da cam – Xanh dương.
Nghệ – Chàm.
Vàng – Tím.
Vàng xanh – Đỏ tím…

Màu chính và màu hỗ trợ có tính năng làm tăng nét rực rỡ, linh động và giúp nhau nổi bật lên.
Ví dụ:
Nếu ta đặt cánh hoa vàng trên phông nền tím, hoa vàng sẽ rực rỡ hơn nhờ màu tím làm nền đệm. Nhưng nếu cũng với cách thức ấy, dùng nền màu trắng hay xanh lá thì cánh hoa vàng không nổi bật được.
Nếu đặt mảng màu đỏ tươi cạnh màu xanh lá cây thì cũng có hiệu ứng tương tự.

Bước 4:

Từ màu chính và màu phối hợp chọn ra màu thứ ba hài hoà với 2 màu trước.

Nguon: Suu tam

Câu chuyện về logo VIETTEL và slogan “hãy nói theo cách của bạn”

Trước năm 2003 , trước khi bắt tay vào việc xây dựng thương hiệu cho cong ty Viễn thông quân đội, kiến thức về thương hiêu của những lãnh đạo công ty này gần như bằng con số 0 tròn trĩnh. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Viettel cười và nói về chuyện xây dựng thương hiệu của Viettel : “ Lúc đó được giao nhiệm vụ xây dựng thương hiệu, tôi cũng không biết gì nhiều về vấn đề này, chỉ hiểu láng máng là đi làm logo cho công ty”. Tuy nhiên, ông Hùng và các đồng nghiệp cảu mình tại Viettel đều chung một ý nghĩ “ phải thuê một công ty nước ngoài có nhiều kinh nghiệm để tư vấn”

Cuối cùng thi JW Thomson (JWT) – Công ty quảng cáo lớn nhất thế giới có mặt tại ViệtNam – đã được chọn. Đối với đại đa số các công ty Việtnam, việc thuê một công ty quảng cáo nươc ngoài làm thương hiệu là một việc làm quá “xa xỉ”. Trong trường hợp một công ty quân đội vốn có kiểu marketing “nhà quê “ như Viettel thì việc thuê JWT có thể coi là một hành động “ chơi trội “. Trị giá hợp đồng của Viettel và JWT lúc đó có giá trị 45000 USD và được thực hiện trong vòng 2 tháng ( thực tế mất tới 8 tháng ), được coi là một hợp đồng lịch sử làm marketing của công ty này. Thế nhưng có lẽ là một trong những hợp đồng về thương hiệu hời nhất mà Viettel có được.

Khi bắt đầu làm thương hiệu, Giám đốc sáng tạo của JWT- Steve Bonnell nói với ông Hùng “ Xây dựng thương hiệu là đi tìm một triết lý sống cho công ty của các ông, đừng dễ tính với chúng tôi và chúng tôi cũng không mong điều đó”. Steve cũng không ngờ rằng sau này những người của Viettel làm việc với mình lại thực hiện một cách nghiêm túc đến mức kinh khủng câu nói của mình. Câu nói của Steve đã góp phần làm cho hợp đồng với Viettel trở thành một bi “hớ” nặng của JWT.

Đi ngược lại truyền thống

Một trong những yêu cầu cực kỳ quan trọng trong quá trình xây dựng thương hiệu của Viettel là đưa ra điểm khác biệt giữa Viettel và các công ty viễn thông khác.Ông Hùng và các đồng nghiệp của mình đã bắt đầu bằng việc “ chống lại lịch sử”. Trong nhiều năm, ngành viễn thông là một ngành độc quyền với sự thống trị hoàn toàn của tổng Công Ty Bưu Chính Viễn Thông ( VNPT ). Những khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông như điện thoại cố định, điện thoại di đông, internet… bị gọi là thuê bao và bị coi như những con số chứ không như những con người. Điều này dường như ít người chú ý tới bởi họ chỉ có một nhà cung cấp, không có cơ hôi để lựa chọn , cũng không có quyền phàn nàn. Nhưng chưa hết , do sự thống trị của một mình VNPT, cách quản lý khách hàng cũng rất khác, họ coi khách hàng là một đám đông và phục vụ theo kiểu phục vụ đám đông.

Khi đưa ra ý tưởng về tầm nhìn cảu thương hiệu, ông Hùng nói với phía JWT “ tôi muốn các khách hàng của Viettel được tôn trọng hơn. Họ là những cá thể riêng biệt với những đặc điểm riêng, nhu cầu riêng của họ. Họ phải được phục vụ riêng chứ không phải kiểu phục vu đám đông. Họ là những khách hàng chứ không phải là những con số”. Về mặt ý tưởng , Viettel thực sự đã tạo nên môt cú “đi ngược truyền thống” và đưa ra những vấn đề nhạy cảm mà mọi người chưa để tâm tới.

“ Caring Innovator”
Khi cùng các chuyên gia thương hiệu của JWT làm việc, phía Viettel đã đưa ra một yêu cầu cho việc xây dựng tầm nhìn của thương hiệu (brand vision); sự kết hợp của văn hoá phương Đông và phương Tây. Ông Nguyễn Mạnh Hùng nhận xét “ khi bắt tay vào làm thương hiệu cho Viettel thì văn hoá của công ty chưa được định hình . Vì thế chúng tôi có khát vọng đưa văn hoá của công ty vào tầm nhìn cảu thương hiêu, trong đó chúng tôii muốn kết hợp văn hoá Đông Tây vào đó”.

Theo Ông Hùng, người phương Đông thì thừơng ra quyết đinh dựa trên 3 yếu tố. Thứ nhất là dựa vào cảm nhận trực quan để ra quyết định , kiêu như việc thấy “ thằng này chơi được “ thì ký hợp đồng . THứ hai là nặng về tư duy tình cảm. Thứ ba là chú ý về cơ chế cân bằng. Thế nhưng , mặt yếu của nó là thiếu tư duy phân tích, logic, tính hệ thống và sự sáng tạo mà đây là những điểm nổi bật của người Phương Tây. “Sự kết hợp của văn hoá Đông -Tây sẽ là một sự bổ sung hoàn hảo cho văn hoá của Viettel” Ông Hùng nhận xét.

Dựa trên yêu cầu này, ban đầu JWT đưa ra tầm nhình “ Technology with a heart “ khẩu hiệu này đáp ứng khá tốt yêu cầu về kết hợp văn hoá Đông Tây mà Viettel đặt ra. Thế nhưng khi JWT đưa ra một lựa chọn khác là “ Caring Innovator” thì ban lãnh đạo của Viettel lại đổi ý. Theo giải thích của Viettel về tầm nhìn nhãn hiệu “ Caring Innovator” biểu hiện hai nét văn hoá: PHương Đông với “Caring” thể hiện sự quan tâm , chăm sóc, hướng nội; phương Tây với “ Innovator” thể hiện sự sáng tạo, hiện dại, tính đột phá và mang hơi thở của khoa học kỹ thuật.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng giải thích về sự lựa chọn này “ Chúng tôi thấy từ Caring có nhiều cảm xúc hơn từ Heart; còn Innovator thì mạnh hơn từ Technology” . Trên thực tế, theo đánh giá của các chuyên gia về thương hiệu , việc lựa chọn giữa 2 khẩu hiệu này chỉ là theo cảm tính của người Phương Đông chú không thể phân tích một cách chinh xác cái nào mạnh hơn.

Bế tắc của Slogan “Đông Tây Kết Hợp”

Tuy nhiên , không giống như sự đồng nhất cao về tầm nhìn thương hiệu, vịêc đưa ra một slogan cho Viettel lại găp phải rắc rối lớn khi cả Viettel và JWT không thể tìm ra một câu slogan thoả mãn cả việc cá nhân hoá nhu cầu của khách hàng và kết hợp được cả triêt lý cảu văn hoá Đông Tây. Nhiều slogan cảu JWT đưa ra như “ Far become Near “ hay “ Closer and Closer”… đều không được chấp nhận vì bị chê là “ quá tình cảm, quá thiên về văn hoá phương Đông”. Thậm chí phía Viettel còn tổ chức riêng 1 cuộc thi trong nội bộ cán bộ công nhân viên của Viettel với giài thưởng 100 triệu đồng cho ai đưa ra 1 slogan phù hợp. Thế nhưng hàng ngàn ý tưởng được đưa ra mà không có một ý tưởng nào được chấp nhận.

Việc đưa ra 1 slogan gặp bế tắc và phía JWT gần như muốn bỏ cuộc bởi hợp đồng của JWT với Viettel chỉ kéo dài 2 tháng nhưng thời gian thực hiện đã kéo dài hơn 4 tháng. Steve Bonnel, giám đốc sáng tạo của JWT nói với ông Nguyễn Mạnh Hùng: “Chúng tôi đã bị lỗ với hợp đồng này vì các ông quá kỹ tính trong việc xây dựng thương hiệu.

“Say it your way”
Vào thời điểm khó khăn nhất, Steve và các đồng nghiệp tại JWT đưa ra một số slogan cho Viettel trong đó có slogan “Say it your way” như một sự lựa chọn cuối cùng. Steve và các đồng nghiệp không dám chắc chắn về việc “Say it your way” sẽ được chọn bởi nó quá “Tây” mà điều này khó có thể được chấp nhận 1 cách dễ dàng với 1 công ty quân đội như Viettel. Thế nhưng không giống như những gì các chuyên gia nhãn hiệu của JWT đã tưởng tượng, “Say it your way” được Viettel đón nhận 1 cách khá nồng nhiệt.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng nói: “Đó là 1 slogan để đời của chúng tôi, nó không chỉ đáp ứng nhu cầu hướng tới những nhu cấu riêng biệt của từng khách hàng mà còn thể hiện sự quan tâm lắng nghe của Viettel đối với nhu cầu đó. Mặt khác, đối với chính nội bộ của Viettel, slogan này cũng thể hiện sự quan tâm, lắng nghe đến các nhu cầu, ý kiến, ý tưởng sáng tạo của từng cá nhân và cho phép họ được thể hiện theo cách riêng của mình. Tuy nhiên đúng là slogan này có xu hướng thể hiện văn hóa phương Tây nhiều hơn.”

“Dấu ngoặc kép”

Vượt qua được chướng ngại vật về slogan, Viettel và JWT lại gặp rắc rối khác khi thiết kế logo. 2 bên mất gần 2 tháng mà không thể tìm ra 1 ý tưởng thích hợp cho việc thiết kế logo. Phía JWT đưa ra 1 số ý tưởng rất Việt Nam và rất quân đội cho việc thiết kế như ý tưởng thiết kế logo hình chữ V hay hình ngôi sao… nhưng đều không được phía Viettel chấp nhận vì nó không sáng tạo cho lắm và không thể hiện được tính đột phá như lời nhận xét của ông Hùng. Vào thời điểm này phía JWT thật sự nổi giận vì sự khó tính của “gã nhà quê” Viettel. Steve cho biết, “Chúng tôi đã lỗ nặng nhưng vẫn phải tiếp tục theo đuuổi để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Họ đã làm quá đúng lời khuyên của chúng tôi ”không nên dễ tính.”

Khỏang gần 2 tháng, việc thiết kế logo cho Viettel bị hoãn lại cho đến 1 ngày Steve Bonnel chợt nghĩ ra ý tưởng về dấu ngoặc kép và gọi ngay cho ông Hùng. Không cần giải thích, ông Hùng cảm nhận ngay ý nghĩa của ý tưởng này. Ông Hùng nói, “Tôi nghĩ ngay đến sự trân trọng. nếu bạn tôn trọng câu nói của ai đó, bạn sẽ trích dẫn trong dấu ngoặc kép. Điều này cũng rất thích hợp với slogan “Say it your way” được đưa ra trước đó. Viettel quan tâm và trân trọng từng nhu cầu cá nhân của các khách hàng cũng như nhân viên mình.”

Với ý tưởng của dấu ngoặc kép logo của Viettel được thiết kế với hình elipse biểu tượng cho sự chuyển động liên tục, sáng tạo không ngừng (Văn hóa phương Tây) và cũng biểu tượng cho âm dương hòa quyện vào nhau (Văn hóa phương Đông). 3 màu trên logo cũng có những ý nghĩa đặc biệt: màu xanh (thiên), màu vàng (địa), và màu trắng (nhân). Theo đúng bát quái thì thiên ứng với màu đỏ nhưng đuợc đổi thành màu xanh để tông màu phù hợp với bố cục và biểu trưng của quân đội.

“Gã nhà quê lột xác”

Kể từ khi hoàn thành việc xây dựng tầm nhìn thương hiệu, slogan và logo, Viettel dường như bắt đầu 1 cuộc sống mới. Trong số các công ty viễn thông mới hoạt động, Viettel là công ty duy nhất đi vào tâm trí khách hàng với 1 ý tưởng rấ khác biệt vế cá thể hóa việc phục vụ các dịch vụ viễn thông và về sự lắng nghe nhu cầu của từng khách hàng tại Việt Nam. Theo nhận định của các chuyên gia về nhãn hiệu, Viettel có tầm nhìn về nhãn hiệu và 1 slogan tốt hơn so với các công ty viễn thông khác tại Việt Nam. Thế nhưng thế mới chỉ là bước khởi đầu của việc xây dựng 1 nhãn hiệu, thách thức lớn hơn là Viettel phải có những kinh nghiệm nhãn hiệu – brand experience thành công. Đây mới là điều khó khăn nhất và nó sẽ kéo dài trong suốt thời gian hoạt động kinh doanh của Viettel. “Gã nhà quê” Viettel có thực sự lột xác trong cuộc chiến tranh nhãn hiệu trong tương lai hay không. Khách hàng mới là câu trả lời chính xác nhất.
( Collect in Internet )

JWT ( Agency)


Slogan quảng cáo và trò chơi chữ nghĩa

Những công ty quảng cáo hàng đầu luôn biết cách đặt cược vào ngôn ngữ. Tìm được một slogan đặc biệt cho thương hiệu chính là cách tạo dựng hình ảnh riêng về sản phẩm đó trong nhận thức của khách hàng. Ở thời hiện đại, khi giới trẻ không còn thích sử dụng lối nói chuyện truyền thống và ưa dùng kiểu ngôn ngữ “bất quy tắc” thì quảng cáo cũng phải thay đổi theo hướng đó để chinh phục lượng khách hàng chủ yếu này.

Chuyện kể vùng Viễn tây

Đạo diễn Charles Stone thường sử dụng câu “Whassup” như một lời chào thân mật mỗi khi gặp gỡ bạn bè, thậm chí ông còn tỏ ra rất tâm đắc khi đưa câu nói này vào một đoạn phim chỉ dài có 2 phút. Giám đốc sáng tạo của DDB Chicago, sau khi tình cờ được xem đoạn phim, đã đề nghị được sử dụng câu chào này cho chương trình quảng cáo bia Budweiser.

Những thước phim quảng cáo với các nhân vật chào nhau bằng cách kêu lên thật to câu “Whassup” được đưa lên màn ảnh năm 1999 đã nhanh chóng chiếm trọn cảm tình của người tiêu dùng. Cũng nhờ chương trình quảng cáo này mà hãng DDB Chicago nhận được Giải thưởng lớn trong Liên hoan phim quảng cáo ở Cannes. Một phần thưởng “nặng ký” nữa là slogan đó đã trở thành phổ biến ở nhiều nước trên thế giới và lớp trẻ tỏ ra ưa thích sử dụng câu này để thay lời chào nhau. Cho đến ngày nay, ở những vùng xa xôi hẻo lánh cách nước Mỹ hàng vạn dặm, người ta vẫn còn nhắc đến “Whassup” như một huyền thoại.

Khẳng định hiệu quả

Người tiêu dùng thường có khuynh hướng lặp lại những lời nói trong quảng cáo, họ luôn mong muốn tìm những dấu ấn ngôn ngữ mới để thể hiện ý nghĩ và tâm trạng của mình.

Công ty Mars đã có lúc tỏ ra không coi trọng vai trò của từ ngữ đối với thành công của chương trình quảng cáo. Trước đây, trong chiến dịch quảng cáo kẹo sô-cô-la Snickers, người ta thấy một cậu bé tóc nâu nhoẻn miệng cười khẳng định: “Chén xong là đâu sẽ vào đấy!”. Thế nhưng cả mái tóc rối bù, cả tuyên bố chắc nịch của cậu bé chẳng làm ai nhớ cả. Còn nhân vật mới mà Mars giới thiệu hôm nay là một chàng trai trẻ với phong cách thể thao khỏe mạnh và thích làm những việc phi thường. Thế là câu: “Tiến lên, Snickers!” được thốt lên từ miệng chàng trai đã trở thành câu cửa miệng của giới trẻ trong suốt thời gian dài.

Một chút về lý thuyết

Tất nhiên mọi việc không chỉ là kể lại toàn những chuyện đã cũ. Ưu thế của việc tạo dựng ngôn từ cho thương hiệu không chỉ gói gọn trong sự phù phép tài chính. Đã từ lâu, người ta thừa nhận rằng quảng cáo trực tiếp đã không còn hiệu quả nữa. Bây giờ tất cả hy vọng được đặt vào loại công cụ phức tạp và khó kiểm soát là sự phát tán thông tin thông qua chính những khách hàng đã sử dụng sản phẩm, hay thậm chí chỉ cần xem quảng cáo về sản phẩm.

Seth Godin, tác giả cuốn sách “Ý tưởng viurs” cho rằng, trước khi muốn phát tán ý tưởng, bạn cần phải tính trước xem “tác nhân” phát tán này sẽ nói những gì để cung cấp cho họ cách thức đơn giản nhất để truyền tải ý tưởng này, và slogan chính là một sự lựa chọn lý tưởng.

Slogan có tác dụng hơn hẳn bất cứ công nghệ quảng bá nào trong việc thực hiện chức năng chính của thương hiệu là khẳng định hình ảnh và củng cố phạm vi ảnh hưởng của chính cái tên sản phẩm. Hiện tượng này chỉ bắt đầu tồn tại từ khi tên gọi của sản phẩm ra đời, vì thế, slogan quảng cáo được phổ biến trước hết ở những thương hiệu được các hãng giới thiệu như một phong cách sống đặc biệt chứ không chỉ đơn thuần là một món hàng kinh doanh. Câu này phải được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn “5 sao”, nghĩa là phải đảm bảo được 5 yêu cầu: đơn giản, dễ hiểu, ngắn gọn, dễ nhớ và liên quan chặt chẽ với thương hiệu.

Dùng từ khó hiểu mới là sành điệu!

Hãng Coca-Cola hiện đang tiến hành chiến dịch quảng cáo rầm rộ trên toàn cầu loại nước giải khát Fanta với vỏ chai mới, hương vị mới và một hình ảnh hoàn toàn mới. Chiến lược được xây dựng dựa trên duy nhất một từ “Bamboocha”. Hãng khẳng định đây là từ được lấy trong kho ngôn ngữ của cư dân cư vùng đảo Hawaii, nghĩa là “Có cuộc sống bằng những cái thìa lớn”. Từ Bamboocha này đang chinh phục châu Âu với tốc độ lây lan đến chóng mặt.

Slogan phù hợp nhất khi sản phẩm hướng đến những nhóm người tiêu dùng cụ thể, những thành phần xã hội cụ thể. Những nhóm đó sử dụng thứ ngôn ngữ của riêng mình như một dấu hiệu để phân biệt với những nhóm khác. Khi một thanh niên kêu to: “Tiến lên, Snikers!” thì lập tức người đối thoại cần phải hiểu được anh ta ngụ ý điều gì. Như vậy, slogan được biến hóa thành thứ ngôn ngữ bí mật của nhóm.

Khi từ ngữ được mã hóa

Tất nhiên, tạo dựng slogan riêng cho thương hiệu là xu hướng tiếp thị hiện đại nhất, tuy nhiên dạng từ ngữ này có đời sống rất ngắn ngủi. Sự xuất hiện của nó được thúc đẩy nhờ bước ngoặt mang tính lịch sử của sự phát triển ngôn ngữ trong những năm gần đây. Giáo sư Trường đại học công nghệ Massachuset, Steven Pinker đã viết trong cuốn sách xuất bản năm 1999 “Từ ngữ và quy tắc” đại ý rằng, ngôn ngữ luôn thay đổi, nhưng trong thời đại của chúng ta, sự thay đổi này đang diễn ra nhanh hơn bao giờ hết.

Con người trở nên đơn giản hơn và sáng tạo hơn trong ngôn ngữ của mình, và tất nhiên là họ cũng muốn nhìn thấy điều đó ở những thương hiệu quen thuộc mình vẫn sử dụng. Họ đã không phải chờ đợi lâu. Motorola làm cả thế giới ngạc nhiên với cách quảng bá thương hiệu chỉ với một phần của thương hiệu mình: Moto, đồng thời đặt tên cho chiến dịch quảng cáo này là “Moto-code”.

Trong số những từ hãng đưa ra phải kể đến Hellomoto, từ làm người ta… khó chịu khi vừa mới nghe lần đầu. Nhưng thời gian trôi qua, người tiêu dùng dần dần chấp nhận và cuối cùng thì chính từ Hellomoto đã biến Motorola trở thành một thương hiệu thực sự.

Thay cho lời kết

Có những chuyên gia tiếp thị vẫn chưa thừa nhận sức mạnh của ngôn ngữ trong công nghệ quảng cáo. Họ vẫn cho rằng sự thành công chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên, rằng slogan chỉ là hình một dạng công thức, có thể áp dụng một cách có ý thức và thậm chí đoán trước được hiệu quả của nó.

Tuy nhiên, kiểu từ ngữ như vậy sẽ luôn có mặt trong quảng cáo. Đôi khi, bằng cách sử dụng lối nói lóng quen thuộc của giới chuyên môn, nó thậm chí sẽ gây được ấn tượng mạnh mẽ với những chuyên gia khó tính nhất của thị trường tài chính hay thị trường điện tử. Tất nhiên không nên quá lạm dụng sự phá cách để dẫn đến việc sử dụng tùy tiện thứ ngôn ngữ này, đồng thời không nên cường điệu sức mạnh của slogan quảng cáo. Những slogan được hưởng ứng nhất cũng chỉ có thể tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi để rồi sau đó bị quên lãng.

Trong tương lai, slogan của quảng cáo sẽ trở thành hiện tượng phổ biến và người tiêu dùng đã sẵn sàng để nói bằng thứ ngôn ngữ mới của thương hiệu. Vấn đề còn lại chỉ là họ sẽ sử dụng tiếng nói của thương hiệu nào mà thôi.

(Dịch từ Secret Firmy)

Quảng cáo ngoài trời – một phương thức hiệu quả

Quảng cáo ngoài trời là một phương pháp hiệu quả và rẻ tiền, rất phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ. Vậy tại sao công ty của bạn không sử dụng phương tiện quảng cáo này? Nếu bạn đang lên kế hoạch cho một chiến dịch quảng cáo và nghĩ rằng quảng cáo ngoài trời là ngoài khả năng của mình thì bạn hãy nghĩ lại.

Các phương tiện thông thường, bao gồm biển quảng cáo, ghế xe buýt, biển báo tàu điện ngầm, xe buýt và nóc của xe taxi… là một phần của loại hình tiếp thị được gọi là “ngoài trời”. Hiện này loại hình này còn bao gồm quảng cáo tại câu lạc bộ sức khoẻ, cửa hàng, sân bay và các thanh quảng cáo tại sân bóng chày ở địa phương của bạn. Vì vậy, có nhiều phương thức quảng cáo ngoài trời có chi phí vừa phải và phù hợp với mục đích của người tiếp thị. Ngày nay, quảng cáo ngoài trời đã trở nên nóng hơn bất cứ thời điểm nào trước đây nhờ có sự tiến bộ của công nghệ. Chẳng hạn như công ty Magink đặt trụ sở ở New York đang xây dựng các biển quảng cáo kỹ thuật số trông giống như bằng giấy nhưng lại hoạt động như màn hình điện tử, và công ty quảng cáo ngoài trời lớn Lamar Advertising đang chuyển các biển quảng cáo chính của họ tại thành phố Pittsburgh, Cicinnati và Las Vegas thành các quảng cáo dạng đèn điện tử LED. Mặc dù quảng cáo của Lamar với “bảng quảng cáo thông minh” có giá thành cao hơn một chút, nhưng chi phí của toàn bộ chiến dịch quảng cáo lại thấp hơn nhờ không tốn chi phí in ấn. Điều hay nhất là các thông tin quảng cáo dạng đèn LED có thể thay đổi dễ dàng và thường xuyên – tuỳ theo thời gian trong ngày hoặc thậm chí theo kết quả bán hàng.

Để tạo điều kiện cho việc lập kế hoạch và đánh giá các chiến dịch quảng cáo ngoài trời một cách hiệu quả hơn, các hình thức đánh giá mới sẽ được Cơ sở Nghiên cứu các Phương tiện Truyền thông Arbitron và Nielsen – đại diện cho Hiệp hội Quảng cáo Ngoài trời của Mỹ – áp dụng. Cuối cùng, để giúp cho việc lên kế hoạch và thực hiện một chiến dịch quảng cáo ngoài trời chúng ta nên thực hiện việc đo đạc và tính toán, sử dụng hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và “thước đo con người” thụ động để cung cấp cho các nhà tiếp thị những dữ liệu nhân khẩu học cũng như thông tin về số người nhìn thấy quảng cáo của họ.

Xây dựng một chiến dịch quảng cáo

Mục tiêu của một chiến dịch tiếp thị hiệu quả là bủa vây khách hàng của bạn bởi các thông điệp. Với các phương tiện truyền thông hốn hợp, khách hàng của bạn có thể đọc quảng cáo của bạn trong báo buổi sáng, nhìn thấy biển quảng cáo của bạn trong khi lái xe đi làm và nghe quảng cáo của bạn trên sóng phát thanh trên đường về nhà. Quảng cáo ngoài trời cung cấp cho bạn tất cả các lựa chọn cần thiết. Bạn muốn đến với các nam thanh niên đang học đại học? Hãy thử hình thức quảng cáo hỗn hợp ở sân trường, biểu tượng công ty ở sân vận động và áp phích quảng cáo trong nhà vệ sinh trong quầy rượu của trường.

Quảng cáo ngoài trời hiệu quả nhất khi nó được sử dụng để truyền đạt một thông điệp duy nhất, vì vậy, nó là phương tiện hoàn hảo để cho khách hàng biết về cửa hàng, sản phẩm, dịch vụ hoặc nhãn hiệu hàng hoá của bạn. Thời gian tiếp xúc với khách hàng ít và khoảng trống nhỏ buộc bạn phải dùng một hình ảnh hấp dẫn đi kèm với một tiêu đề, khẩu hiệu hay biểu tượng công ty, như quảng cáo ngoài trời cho quần áo lót của Calvin Klein và Absolut chẳng hạn. Mặc dù nên giữ quảng cáo ngoài trời càng đơn giản càng tốt, thì các phương tiện truyền thống khác như giá để hàng trên xe buýt và áp phích trong nhà vệ sinh của cửa hàng ăn có các khán giả nhìn lâu hơn và nên được thưởng thức các bản quảng cáo phức tạp hơn.


Page 3 of 12 12345...»