Blog thiết kế in ấn

Màu sắc-Kỹ thuật phối màu magnify

Màu sắc ngoài cái đẹp trời cho còn có một chiều sâu kín đáo, chính cái điều kỳ diệu ấy làm rung động lòng người. Tất nhiên không phải lúc nào màu sắc cũng đẹp, không phải lúc nào màu sắc cũng hài hoà. Vì vậy nghệ thuật phối màu sẽ bù đắp những khuyết điểm đó.

Màu sắc không đứng riêng lẻ một mình. Thật vậy, hiệu ứng của một màu phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
– Mức độ phản chiếu ánh sáng của nó.
– Màu sắc môi trường chung quanh.

1. NGUYÊN TẮC PHỐI MÀU
Có 10 nguyên tắc phối màu cơ bản như sau:

1.1 Phối màu không sắc (Achromatic)
Nguyên tắc này chỉ dùng đen, trắng và xám.

1.2 Phối màu tương tự (Analogous)

Dùng 3 màu liền nhau trên vòng tròn màu và phối hợp thêm độ sáng tối.

1.3 Phối màu chỏi (Clash)

Nguyên tắc này thường dùng các màu bên phải hoặc bên trái màu bổ sung trên vòng tròn màu.
Ví dụ:
Màu bổ sung của màu đỏ là xanh lá. Như vậy màu chỏi là màu xanh dương nằm bên trái màu bổ sung.
1.4 Phối màu đơn sắc (Monochromatic)
Dùng một màu chính kết hợp với những màu có sắc thái tương tự hoặc có độ bóng.

1.5 Phối màu bổ sung (Complementary)
Dùng các màu đối diện nhau trên vòng tròn màu.

Ví dụ:
Vàng – Tím.
Xanh dương – Cam.

1.6 Phối màu trung tính (Neutral)

Dùng một màu chính rồi phối với màu sáng hơn hoặc sậm hơn.

1.7 Phối màu bổ sung từng phần (Split Complementary)

Dùng một màu chính và hai màu ở hai bên màu bổ sung.

1.8 Phối màu căn bản (Primary)

Dùng ba màu chính căn bản Đỏ – Vàng – Xanh.

1.9 Phối màu bổ sung cấp thứ hai (Secondary)

Dùng một màu chính rồi phối với hai màu bổ sung cấp thứ hai.

Ví dụ:
Xanh lá cây nhạt – Tím – Cam.
1.10 Phối màu bổ sung cấp thứ ba (Tertiary)

Dùng một màu chính rồi phối với hai màu bổ sung cấp thứ ba.

Ví dụ:
Đỏ cam – Xanh tím và Vàng xanh.
Lục lam – Vàng cam – Đỏ tím.

2. TRÌNH TỰ PHỐI MÀU:

Bước 1:

Xác định rõ hiệu ứng màu sắc bạn muốn đạt được.

Bước 2:

Chọn 1 màu chính đặc trưng cho chủ đề muốn thể hiện.

Bước 3:

Chọn 1 màu hỗ trợ cho màu chính. Để có thể tìm được màu hỗ trợ một cách nhanh chóng, bạn dùng 2 màu đối diện nhau trong vòng tròn màu căn bản.

Ví dụ:
Màu đỏ được chọn là màu chính thì màu hỗ trợ cho nó là màu xanh lá cây. Tương tự như vậy ta có các cặp màu chính và màu hỗ trợ như sau:
Màu Gạch cua – Xanh ve chai.
Da cam – Xanh dương.
Nghệ – Chàm.
Vàng – Tím.
Vàng xanh – Đỏ tím…

Màu chính và màu hỗ trợ có tính năng làm tăng nét rực rỡ, linh động và giúp nhau nổi bật lên.
Ví dụ:
Nếu ta đặt cánh hoa vàng trên phông nền tím, hoa vàng sẽ rực rỡ hơn nhờ màu tím làm nền đệm. Nhưng nếu cũng với cách thức ấy, dùng nền màu trắng hay xanh lá thì cánh hoa vàng không nổi bật được.
Nếu đặt mảng màu đỏ tươi cạnh màu xanh lá cây thì cũng có hiệu ứng tương tự.

Bước 4:

Từ màu chính và màu phối hợp chọn ra màu thứ ba hài hoà với 2 màu trước.

Nguon: Suu tam

1
  Bài viết liên quan