Thiết kế in ấn giá rẻ, in offset giá rẻ nhất tp hcm

Share Button

Khái niệm cơ bản về giấy

Các loại giấy thông dụng

– Couché: cho màu sắc rực rỡ, thích hợp sử dụng cho leaflet, brochure, catalog, poster,…
– Couché Matte: giống như Couché nhưng nhìn có tính art/ mềm dịu hơn. Lưu ý: giấy Couché Matt có thể viết được.
– Bristol: giống như Couché Matte nhưng có độ cứng hơn (khi so sánh cùng định lượng). Thích hợp làm bìa bên ngoài hoặc ấn phẩm cần độ cứng cáp như thiệp, folder…
– Ivory: là giấy Bristol 1 mặt: 1 mặt trắng, mặt kia thô ráp (do không tráng). Thích hợp làm bao bì hay túi giấy.
– Duplex (1 mặt hoặc 2 mặt: tráng 1 mặt hay 2 mặt): không “ăn mực” (màu sắc thể hiện không đẹp, rõ nét), cứng. Duplex thích hợp cho việc làm bao bì.
– Decal: Một mặt để in, mặt kia phủ keo. Không “ăn mực”. Nên cán màng bóng để tăng tone màu và bảo vệ lớp mực.
Khổ giấy theo tiêu chuẩn quốc tế EN ISO 216 xuất phát từ chuẩn DIN 476 do Viện tiêu chuẩn Đức (Deutschen Institut für Normung – DIN) đưa ra năm 1922. Song song với tiêu chuẩn này còn có các hệ thống khác như tại Hoa Kỳ hay Canada.

Tiêu chuẩn quốc tế (ISO)

* Kích thước luôn viết chiều ngắn hơn trước
* Tất cả các khổ trong các dãy A, B và C đều là các hình chữ nhật với tỷ lệ 2 cạnh là căn bậc 2 của 2, xấp xỉ 1.414
* Diện tích của khổ A0 quy định là 1m². Các cạnh của khổ A0 do đó được xác định là 841x1189mm
* Các khổ trong cùng dãy được theo thứ tự xác định lùi, khổ sau có diện tích bằng 50% diện tích khổ trước (được chia bằng cách cắt khổ trước theo đường cắt song song với cạnh ngắn)
* Các khổ của dãy B được suy ra bằng cách lấy trung bình nhân các khổ kế tiếp nhau của dãy A
* Các khổ của dãy C được suy ra bằng cách lấy trung bình nhân các khổ của dãy A và B tương ứng

Các khổ của dãy A, B và C được tính toán thành bảng số liệu sau đây:

A Kích thước (mm)

A0 841×1189
A1 594×841
A2 420×594
A3 297×420
A4 210×297
A5 148×210
A6 105×148
A7 74×105
A8 52×74
A9 37×52
A10 26×37
A11 18×26
A12 13×18
A13 9×13

B Kích thước (mm)

B0 1000×1414
B1 707×1000
B2 500×707
B3 353×500
B4 250×353
B5 176×250
B6 125×176
B7 88×125
B8 62×88
B9 44×62
B10 31×44
B11 22X31
B12 15×22

C Kích thước (mm)

C0 917×1297
C1 648×917
C2 458×648
C3 324×458
C4 229×324
C5 162×229
C6 114×162
C7 81×114
C8 57×81
– Fort: không “ăn mực”, thích hợp làm giấy tiêu đề, ruột sổ, note,… Fort là loại giấy trắng ta thường sử dụng hàng ngày
– Các loại giấy nghệ thuật khác: thường đắt tiền. Thích hợp với các ấn phẩm có tính nghệ thuật như thiệp mời, bao thư… Màu sắc in trên các loại giấy nghệ thuật cũng thường không rực rỡ do bề mặt giấy ráp.

Điều gì gây nên sự khác biệt về màu sắc khi in trên các loại giấy khác nhau?

Bề mặt giấy chính là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng sai lệnh về màu sắc khi cùng một thông số màu được in trên nhiều loại giấy khác nhau. Ánh sáng khi phản xạ lại trên các bề mặt có độ phẳng khác nhau sẽ khác nhau.

Giấy càng bóng, láng thì hình ảnh càng đúng màu, sắc nét và rực rỡ. Giấy càng thô, nhám thì hình ảnh sẽ càng sai màu, không rõ và xuống màu.

Một vấn đề cũng làm thay đổi màu sắc hình ảnh trên ấn phẩm là việc cán màng (mờ, bóng) hoặc phủ UV lên bề mặt giấy.

– Màng bóng: tăng tone màu của ấn phẩm.
– Màng mờ: làm dịu tone màu của ấn phẩm.

Do rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến màu sắc cuối cùng của ấn phẩm nên Khách hàng hãy yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ Thiết kế – In ấn tư vấn kỹ lưỡng trước khi ra quyết định chọn loại giấy và loại hình cán màng.
Định lượng giấy

Gms hay gsm (gram meter square): đơn vị định lượng giấy – định lượng (gam) trên 1 mét vuông.
Ví dụ: Couche 150gsm – giấy Couche có định lượng là 150 gam cho một 1 mét vuông giấy.
Định lượng càng lớn thì giấy càng dày và giá thành càng cao.

Khổ (kích thước) giấy in

Có nhiều khổ giấy tùy thuộc phần nhiều vào loại giấy. Tuy nhiên, có 2 loại khổ giấy thông dụng là 65x86cm và 79x109cm.

Do kích thước khổ giấy là cố định nên việc chọn kích thước ấn phẩm không phù hợp sẽ làm tăng giá thành in ấn do phần giấy dư sẽ phải bỏ đi trong khi đã được tính vào giá thành.

Khổ 65x86cm rất thích hợp cho những ấn phẩm có kích thước là bội số của A4 như: A5, A4, A3, A2, A1.

Khổ quốc tế:

DL: 110 × 220mm, dùng cho giấy A4 gấp 3 theo chiều ngang
C7/C6: 81 x 162mm, dùng cho giấy A5 gấp 3 theo chiều ngang
C6: 114 × 162mm, dùng đựng giấy A6 (hoặc giấy A4 gấp làm tư)
C6/C5: 114 × 229 1/3 A4, cũng dùng cho giấy A4 gấp 3 theo chiều ngang nhưng to hơn khổ DL 1 chút
C5: 162 × 229 dùng chứa giấy khổ A5 (hoặc A4 gấp đôi) nên cũng còn được gọi là phong bì A5
C4: 229 × 324 dùng đựng nguyên tờ A4, nên cũng thường được gọi là phong bì A4
C3: 324 × 458 dùng đựng nguyên tờ A3, nên cũng thường được gọi là phong bì A3
B6: 125 × 176 C6
B5: 176 × 250 C5
B4: 250 × 353 C4
E3: 280 × 400 B4

 

Khổ Bắc Mỹ:
A2: (4 3/8 × 5 3/4 inch) 110.3 × 144.9mm
A6: (4 3/4 × 6 1/2 inch) 119.7 × 163.8mm
A7: (5 1/4 × 7 1/4 inch) 132.3 × 182.7mm
No. 6¾: (3 5/8 × 6 1/2 inch) 92.1 × 165.1mm
No. 9: (3 7/8 × 8 7/8 inch) 98.5 × 225.5mm
No. 10 (4 1/8 × 9 1/2 inch) 104.0 × 239.4mm
No. 11 (4 1/5 × 10 3/8 inch) 114.3 × 263.5mm
No. 12 (4 3/4 × 11 inch) 120.7 × 279.4mm
No. 14 (5 × 11 1/2 inch) 127.0 × 292.1mm

Giới Thiệu Các Phương Pháp In ấn

1. IN ẤN LÀ GÌ:
In là dùng các phương pháp cơ học, hóa học, quang học… để nhân bản một thiết kế (sản phẩm, tài liệu…) thành nhiều bản giống hệt nhau về hình thức và nội dung.
2. LỊCH SỬ NGÀNH IN:
– Trong quá khứ ở Châu Âu dùng phương pháp khắc trên đá -> bôi mực -> in ra giấy (in thạch bản).
– Ở Châu Á (Trung Quốc, Việt Nam) dùng phương pháp khắc trên gỗ -> bôi mực -> in (in mộc bản).
– Năm 1425 – 1550, Ông Johann Gutenberg (người áo) phát minh ra phương pháp in Typo: Xếp các con chữ rời đúc bằng chì thành một bản in.
– Từ năm 1950 (ở Việt Nam từ sau 1975) -> phương pháp in offset.
3. CÁC PHƯƠNG PHÁP IN THÔNG DUNG HIỆN NAY:
– In offset: In sách báo, bao bì giấy, thiếc. Đặc điểm: Chất lượng in rất tốt, tốc độ in nhanh (5000 tờ A0/giờ), giá thành thấp (dưới 100đ/tờ A4, 4 màu). Thích hợp với số lượng in lớn. Chi phí ban đầu khá cao (khoảng 3 triệu).


– In ống đồng: In các loại bao bì mềm dạng màng. (Bao ny-lông, bao đựng bánh kẹo, mì tôm…).
Đặc điểm: Chất lượng in khá, tốc độ in nhanh, giá thành khá cao (vài ngàn đồng/sản phẩm), thích hợp với số lượng in khá lớn. Chi phí ban đầu rất cao (hơn 2 triệu đồng/ 1 màu).

– In lụa: In thủ công (danh thiếp. bao bì, vải, quần áo…). Chất lượng in thấp, tốc độ chậm (200 sản phẩm/giờ/1 màu). Chi phí thấp.


– In flexo: Có hai loại:
Một loại chuyên in thùng carton nhiều lớp, và 1 loại dùng để in danh thiếp (văn phòng). Chất lượng in khá. Tốc độ chậm (200 sản phẩm/giờ), giá thành khá cao.


-In phun: In quảng cáo trên các loại giấy, nhựa chuyên dùng (Hiflex). Giá thành khá cao (30.000 -> 50.000đ/m2). Thích hợp với in quảng cáo, số lượng in thấp.

4. NGUYÊN TẮC CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP IN HIỆN ĐẠI:
* In offset: Sử dụng 4 màu CMYK in chồng lên nhau. Các mực in được chuyển thành dạng lưới điểm (trame). Mỗi màu có một độ nghiêng khác nhau để tạo ra sự hòa màu. Mật độ lưới điểm tùy thuộc vào chất lượng loại giấy sử dụng:
a) Giấy tốt: (Couchê, Couchê Matte, Bristol): 150 -> 175 chấm/inch (lpi).
b) Giấy trung bình: (Fort, Duplex): 100 -> 120 (lpi).
c) Giấy xấu: (giấy báo, Bãi Bằng): 65 -> 85 (lpi)
* In ống đồng:
+ Ảnh Bitmap được in chồng 4 màu CMYK dạng lưới điểm.
+ Các hình vectơ được in tách rời từng màu.
* In lụa, Flexo: In tách rời từng màu.


Quyền sử dụng hình ảnh thuộc phạm vi công cộng

Việc công bố Hình ảnh nhân vậ có thể bị giới hạn bởi quyền cá nhân của người được chụp. Mỗi một con người về nguyên tắc đều có quyền tự quyết định là hình ảnh về mình nói chung có được phép công bố hay không và trong phạm vi nào.
1. SỬ DỤNG HÌNH TỰ CHỤP:
1.1 Hình ảnh nhân vật

Việc công bố có thể bị giới hạn bởi quyền cá nhân của người được chụp. Mỗi một con người về nguyên tắc đều có quyền tự quyết định là hình ảnh về mình nói chung có được phép công bố hay không và trong phạm vi nào.
Ngoại lệ: Cá nhân đang ở trong các buổi hội họp công cộng (thí dụ như biểu tình, lễ hội) hay tình cờ đứng trong quang cảnh được phép có thể được nhìn thấy trong các hình ảnh tương ứng mà không cần phải có sự đồng ý của họ. Thế nhưng những người có liên quan này không được phép là mục đích của tấm ảnh. Theo đó thì được phép chụp hình một nhóm đông những người hâm mộ bóng đá trên khán đài nhưng không được phép lấy một người hâm mộ bóng đá riêng lẻ ra mà không có sự đồng ý của người đó để chụp một tấm hình chân dung. Ngoài ra luật pháp đã quy định là không được phép làm tổn hại đến các lợi ích chính đáng của người được chụp hình thông qua những hình ảnh được phép như vậy.
Nhân vật nổi tiếng (nhân vật tuyệt đối của lịch sử đương đại, thí dụ như chính trị gia nổi tiếng) và nhân vật “đứng trong ánh sáng của công chúng” một thời gian ngắn (nhân vật tương đối của lịch sử đương đại, thí dụ như một người vừa mới cứu người khác khỏi chết đuối) có thể được ghi hình và truyền bá lại mà không cần có sự đồng ý của họ. Tuy vậy cũng có nhiều ý kiến cho rằng chỉ được phép khi các nhân vật trên hình ảnh đó thật sự là đang có một chức vụ công cộng.
Theo luật Đức thì ngoài ra cũng không được phép nhìn trộm qua tường hay vượt qua các chướng ngại vật khác hay sử dụng những phương tiện giúp đỡ như ống kính chụp ảnh từ xa, thang hay cả máy bay để xâm phạm vào phạm vi riêng tư được bảo vệ của một nhân vật (nổi tiếng).

1.2 Tác phẩm nơi công cộng
Hình ảnh chụp những tác phẩm như tượng đài hay kiến trúc hiện đại hiện diện lâu dài trên đường phố và quảng trường công cộng đều có thể được phép công bố không cần phải lo ngại. Nếu tác phẩm được bảo hộ về tác quyền được công bố trong không gian công cộng thì nên chú ý đến việc ghi chú nguồn gốc và một số giới hạn nhất định của quyền được sửa chửa. (Cho đến nay trong Wikipedia tiếng Đức có sự đồng thuận là việc này không phải là một điều trở ngại cho việc đăng tải những hình ảnh này.) Điều này không có giá trị cho những tác phẩm nghệ thuật chỉ được công bố (triển lãm) trong một thời gian ngắn nhất định trong công cộng.

1.3 Công trình xây dựng
Việc công bố hình ảnh về các công trình xây dựng ở Đức (cũng như ở Áo và Thụy Sĩ) nói chung là được bảo hộ bởi quyền tự do chụp toàn cảnh (Panoramafreiheit) nhưng giới hạn nhìn từ bên ngoài. Thêm vào đó là phải có thể đi đến điểm đứng để chụp hình mà không cần dùng phương tiện giúp đỡ. Theo đó một cái thang, ngay khi chỉ được dùng chỉ để nhìn qua một chướng ngại vật, cũng không được phép như là một chiếc máy bay trực thăng. Việc chụp từ một căn nhà khác cũng không được phép ngay cả khi có phép đi vào điểm đứng để chụp hình.
Chú ý: Ở một số nước, thí dụ như Pháp và Bỉ không có quyền tự do chụp toàn cảnh! Theo luật Bỉ thì hình ảnh của Atonium không được phép công bố trên Wikipedia mà không có sự đồng ý của kiến trúc sư.

1.4 Vật thể trong không gian kín
Hiện đang có nhiều ý kiến khác nhau về tình trạng luật lệ cho những vật ở trong một phòng kín, thí dụ như trong viện bảo tàng hay trong một nhà trưng bày. Đặc biệt là khi người “chủ nhà” cấm không cho chụp hình trong các phòng này hay chỉ cho phép dưới những giới hạn nhất định.
Cũng không được phép công bố những hình ảnh mà trong đó có thể nhìn thấy những tác phẩm nghệ thuật vẫn còn được bảo hộ về quyền tác giả. Các quyền này hết hạn 70 năm sau khi nhà nghệ thuật qua đời (chính xác hơn là vào ngày 1 tháng 1 sau ngày mất thứ 70, tức là cho những nghệ nhân mất vào năm 1936 là ngày 1 tháng 1 năm 2007).

1.5 Sản phẩm
Nếu như việc tạo hình sản phẩm hay bao bì của sản phẩm (thí dụ như hình vẽ) được bảo hộ về tác quyền thì không được phép chụp hình sản phẩm này. Được bảo hộ về tác quyền khi việc tạo hình đạt được đến cái gọi là “độ cao sáng tạo”. Chỉ có những tạo hình rất đơn giản mới không đạt được đến cái gọi là “độ cao sáng tạo” này.
Nếu tác phẩm được bảo hộ về tác quyền là một hình tượng khôi hài (thí dụ như Lucky Luke), thì tất cả các các sao chép và gia công tiếp theo (thí dụ như hàng merchandising) mà có thể nhận ra hình tượng này trên đấy đều được bảo hộ về tác quyền và không thể đăng tải tại đây được. Nếu chụp một chồng bìa đĩa hát (cover) mà bìa đầu tiên có thể được nhận thấy rõ thì đấy không phải là “hình tượng phụ” vì người nhiếp ảnh có ý định muốn cho thấy rõ bìa đầu tiên. Tức là không thể tưởng tượng là không có trên hình. Thế nhưng nếu hình tượng khôi hài này được gắn tại trụ sở của doanh nghiệp và có thể chụp được từ khu vực đường giao thông công cộng thì “tự do toàn cảnh” có hiệu lực.

1.6 Logo
Logo không được hoan ngênh trên Commons vì thế mà nên truyền chúng lên Wikipedia tiếng Việt. Chỉ có những hình dáng rất đơn giản không đạt được đến độ cao sáng tạo cần thiết (thí dụ như logo của đài truyền hình ARD) hay là các logo trên các bảng được gắn cố định trong quang cảnh đường phố là được xem xét đến.

1.7 Ảnh chụp màn hình
Việc sử dụng ảnh chụp màn hình (screenshot) để minh họa phần mềm cũng được tranh cãi. Từ những thảo luận về quyền hình ảnh có thể rút ra là các ảnh chụp màn hình tại Wikipedia không được bảo vệ bởi quyền trích dẫn và vì thế về cơ bản là không được phép. Điều này cũng có giá trị cho các ảnh chụp màn hình từ các ghi hình truyền hình. Chương trình thời sự trong truyền hình được phép tường thuật về Wikipedia với logo của Wikipedia nhưng Wikipedia không được phép làm một ảnh chụp màn hình về tường thuật này vì các đài truyền hình có yêu cầu về việc bảo hộ quyền tác giả cho ngay cả các hình ảnh (không di động) từ chương trình của họ. Các ngoại lệ là các ảnh chụp màn hình mà đã được người sở hữu tác quyền của chương trình phần mềm, trò chơi hay chương trình truyền hình đưa vào GFDL hay phạm vi công cộng.
(Phạm vi công cộng bao gồm các kiến thức hay sự sáng tạo (đặc biệt là các công trình sáng tạo như văn học, nghệ thuật, âm nhạc, và phát minh) mà không một cá nhân hay một chủ thể luật pháp nào có thể thiết lập hay giữ quyền sở hữu. Các thông tin hay sự sáng tạo này được coi như là một phần của văn hóa và di sản tri thức chung của nhân loại, mà bất cứ ai cũng có thể sử dụng và thu lợi.
Nếu một công trình không thuộc phạm vi công cộng, nó có thể là sở hữu của các cá nhân thể hiện qua quyền tác giả hay bằng sáng chế. Thành viên của cộng đồng nói chung có thể bị hạn chế sử dụng những công trình này. Tuy nhiên, khi bản quyền hay sở hữu trí tuệ hết hạn, công trình sẽ thuộc phạm vi công cộng và có thể được sử dụng không bị hạn chế bởi tất cả mọi người.)

2. SỬ DỤNG HÌNH CỦA NGƯỜI KHÁC:
Hình ảnh của người khác chỉ được phép truyền lên khi chúng không được bảo hộ về tác quyền (hay có một giấy phép thích hợp). Trong đó cần phân biệt giữa những hình ảnh nói chung là không có khả năng được bảo hộ và những hình ảnh đã mất sự bảo hộ của pháp luật. Thí dụ như một tấm ảnh thuộc về công cộng được xuất bản trong một quyển sách mà không được sửa chửa thì tấm ảnh này tất nhiên là có thể được sao chép lại tùy ý mà không cần có sự đồng ý của nhà xuất bản.

2.1 Những hình ảnh không có khả năng được bảo hộ
Nếu như chỉ sao chép lại thuần túy các tranh hay ảnh (hai chiều) thì những hình ảnh này không được bảo vệ về tác quyền. Vì thế mà hình ảnh từ những quyển sách tranh ảnh nghệ thuật có thể được truyền lên khi bức tranh hay tấm hình được sao chép lại trong đó không còn được bảo hộ về tác quyền nữa. Khi một nhà xuất bản sao chép lại một tấm ảnh hay tranh từ năm 1905 mà tác giả của nó đã qua đời từ năm 1935 trở về trước thì một ghi chú All rights reserved hay tương tự không cần phải chú ý đến. Nhà xuất bản không có được những quyền đặc biệt nào từ bản sao chép này.

2.2 Tác phẩm của chính quyền tại Đức (và châu Âu)
Ở Đức và tương tự như thế ở phần lớn các quốc gia châu Âu một số tác phẩm nhất định của chính quyền không được bảo hộ về tác quyền (Luật lệ, sắc lệnh, quy định hành chính của chính quyền và công bố cũng như quyết định và các hướng dẫn thi hành quyết định do chính quyền soạn thảo, theo điều 5 khoản 1 Luật quyền tác giả (Đức)).
Các tác phẩm khác của chính quyền mà chỉ được công bố để công chúng biết đến vì lợi ích của chính quyền thuộc vào diện cấm sửa đổi (điều 5 khoảng 2 Luật quyền tác giả (Đức)). Điều này theo quan điểm (còn tranh cãi) của Wikipedia tiếng Đức là không hòa hợp với sự tự do của Wikipedia.
Các hình ảnh bình thường không được xem như là tác phẩm của chính quyền và do đó không thuộc về phạm vi công cộng. Thí dụ như hình ảnh của Tổng thống liên bang trên trang web của phủ tổng thống là không được tải xuống cũng như những hình ảnh do nhân viên hành chánh trong thời kỳ Đức Quốc Xã chụp.

2.3 Hình ảnh của cơ quan chính quyền Mỹ
Thông thường thì những hình ảnh của các cơ quan chính quyền liên bang Mỹ (Federal Government) mà tại Mỹ là thuộc về phạm vi công cộng được chấp nhận tại Commons và tại đây. Hình ảnh thuộc về phạm vi công cộng là những hình ảnh mà do nhân viên chính quyền tạo ra trong khuôn khổ công việc làm của họ nhưng đó không phải là tất cả những hình có trên một trang web của chính phủ Mỹ. Tức là trong từng trường hợp một phải kiểm tra thật chính xác theo Legal notices trên trang web đó là bức ảnh này có thật sự là không được bảo hộ về tác quyền hay không.
Không được nhầm lẫn loại hình ảnh này với loại hình ảnh mà tại Mỹ thuộc về phạm vi công cộng vì những nguyên nhân khác. Những hình ảnh được công bố trước năm 1923 là thuộc về phạm vi công cộng tại Mỹ nhưng không nhất thiết là không còn được bảo hộ về tác quyền tại châu Âu vì tại châu Âu phải chú ý đến thời hạn bảo hộ thông thường là 70 năm sau khi tác giả qua đời.

2.4 Ảnh được bảo hộ
Khi minh họa sự kiện lịch sử hay tiểu sử nhân vật lịch sử Wikipedia phải dựa vào những hình ảnh hay diễn đạt nghệ thuật của người khác. Trong nhiều trường hợp không thể làm rõ về tình trạng luật pháp. Có những người đại diện cho một đường lối nghiêm ngặt là trong trường hợp còn ghi vấn thì không nên truyền bá hình ảnh trong khi có những ý kiến khác hành động theo phương châm là “Ở nơi nào không có người kiện cáo thì ở nơi đó không có quan tòa”. Tất cả những người truyền lên Wikipedia hình ảnh có khả năng được bảo hộ tác quyền như là những hình thuộc về phạm vi công cộng nên hiểu rõ là hành động này mở cửa cho việc sử dụng không hạn chế trên toàn thế giới. Việc này có thể dẫn đến những yêu cầu bồi thường thiệt hại của những người sở hữu tác quyền.
Thế nhưng không phải là không có những hình ảnh rõ ràng là thuộc về phạm vi công cộng. Theo luật Đức việc bảo hộ hình ảnh chấm dứt 70 năm sau khi nhiếp ảnh gia qua đời (post mortem auctoris), chính xác hơn là vào ngày 1 tháng 1 của năm sau ngày mất thứ 70 . Đáng tiếc là trong rất nhiều sách không có ghi chú về người nhiếp ảnh mà chỉ ghi chú cơ quan lưu trữ ảnh nguyên thủy. Những cơ quan này có đồng thời sở hữu tác quyền hay không là điều phải làm rõ. Sở hữu hình ảnh hay phim âm bản không là cơ sở để cho phép công bố. Công bố những hình ảnh chưa được đưa ra công khai thí dụ như từ một cơ quan lưu trữ mà không có sự đồng ý của tác giả hay những người kế thừa tác giả về mặt luật pháp thì theo quan điểm đang áp đảo là một vi phạm quyền tác giả trầm trọng vì quyền công bố là quyền của tác giả. Chỉ được phép truyền bá những hình ảnh đã được cho phép theo mục đích này. Thế nhưng một số người sở hữu tác quyền chỉ cho phép sao chép nhưng không được sửa chửa lại những hình ảnh. Điều kiện này không phù hợp với GFDL và vì vậy cũng không phù hợp với những quy định của Wikipedia.

2.5 Quy định thực dụng cho những hình ảnh đã hơn 100 năm
Wikipedia chấp nhận tất cả những hình ảnh đã được chụp cách đây 100 năm hay lâu hơn như là hình thuộc về phạm vi công cộng mà không cần có bằng cứ rõ ràng về ngày mất của tác giả nếu như không có bằng chứng xác đáng là tác giả qua đời chưa quá 70 năm.

2.6 Hình ảnh của tác giả vô danh
Điều cần phải chú ý là ngay cả khi không biết tác giả là ai hay không thể tìm ra tác giả với một công sức hợp lý thì vẫn có thể còn yêu cầu của những người kế thừa quyền theo pháp luật đối với những người sử dụng hình ảnh trong vòng 70 năm của thời hạn bảo hộ.
Đối với những tác phẩm vô danh, điều 66 Luật quyền tác giả (Đức) quy định là 70 năm sau lần công bố đầu tiên quyền tác giả không còn nữa (hoặc là sau khi ra đời nếu như tác phẩm đã không được công bố 70 năm). Theo luật cũ nhưng vẫn tiếp tục có hiệu lực là đối với những hình ảnh ra đời trước ngày 1 tháng 7 năm 1995 thời hạn bảo hộ vẫn là 70 năm sau khi tác giả qua đời (post mortem auctoris) nếu như trong một thời điểm nào đó tác giả cho biết danh tính của mình cho tấm ảnh. Chứng minh là trường hợp này không xảy ra thì trên thực tế là không thể vì có thể rằng ở một lúc nào đó tác giả đã công bố tên mình tên một tấm hình hay ở trên một công bố ở đâu đấy.

19 luật cơ bản về font chữ

Trong khi những quy ước cho thiết kế in ấn đã có từ rất lâu, và hầu như đã thành chuẩn mực thì font chữ hầu như luôn là một chủ đề được các nhà thiết kế quan tâm . Chúng tôi đã đúc kết được một số liệu thống kê để tham khảo. Lưu ý rằng các quy tắc này có thể phổ biến, nhưng không phải luôn được coi là tốt nhất.
CÁC LUẬT CƠ BẢN FONT CHỮ

Luật 1:
Để việc đọc dễ dàng nhất ta nên dùng những Font chữ cổ điển đã được thời gian chứng minh đó là những font dễ đọc nhất
– Hầu hết các font cổ điển được thiết kế rất kỹ lưỡng với sự chặt chẽ giữa các nét chữ và Font chữ này thể hiện tính dễ đọc rất cao
– Ta phải đánh giá và tôn trọng Font cổ điển
– Tập nhận biết từng đặc điểm riêng và cảm nhận vẻ đẹp của chúng

Luật 2:
Cẩn thận không dùng quá nhiều font chữ khác nhau cùng một lúc
– Mục đích quan trọng của việc sử dụng hơn một font là để tạo sự nhấn mạnh hoặc để phân biệt những phần khác nhau của bài text
– Khi sử dụng quá nhiều font, trang thiết kế trong rối rắm và người đọc không phân biệt được đâu là phần quan trọng

Luật 3:
Không kết hợp những font nhìn quá giống nhau
-Khi việc này xảy ra, nhìn vào bài text có cảm giác như Font bị lỗi

Luật 4:
Sử dụng toàn chữ in hoa hoàn toàn làm ngăn cản việc đọc, nên dùng lẫn cả chữ in hoa và chữ thường cho việc đọc được dễ dàng
– Chữ in HOA rất khó đọc vì chiều cao và đáy bằng nhau, không có độ dốc lên xuống, khi đọc lược sẽ bị trơn tuộc không nhớ được
– Dừng chữ in HOA trong Headline, quảng cáo vì cần sự dễ đọc
– Chữ thường mang lại những tín hiệu dễ đọc nhất, vì có những đường nét lên xuống bên trong nét chữ
– Dùng cả chữ in HOA và chữ thường là tính cách qui chuẩn của đánh text và đó là sự thỏa thuận đọc giả cảm thấy quen thuộc

Luật 5:
Đối với bài text, dùng Size chữ phù hợp để việc đọc dễ dàng
– Những size từ 8 đến 12 point cho khoảng cáh từ mắt đến văn bản là 30 – 35 cm
– Tuy nhiên đối với những font chữ khác nhau thì Size cũng khác nhau

Luật 6 :
Tránh dùng quá nhiều Size chữ và độ năng khác nhau cùng một lúc
•Chúng ta chỉ dùng những co chữ và những độ nặng vừa đủ để xác định rõ ràng những khác nhau trong bài text
• Thông thường không nên dùng 2 font khác nhau cho 1 bài text : 1 cho tiêu đề, 1 cho bodytext.
•Việc hạn chế số lượng font chữ để tạo cho trang Layout dể đọc và lôi cuốn

Luật 7
Tránh sử dụng những font chữ quá nặng hoặc quá nhẹ (Phụ thuộc vào đường nét)
• Độ nặng của font phụ thuộc vào độ dày của nét chữ
• Nếu font chữ quá nhẹ sẽ tạo cảm giác bị chìm vào nền, gây khó đọc
• Font chữ quá nặng tạo sự tường phản mạnh với nền làm bài text trở nên khó đọc
• Lý tưởng cho bài text là dùng font chữ có độ nặng trung bình

Luật 8:
Dùng font chữ có độ rộng trung bình, tránh dùng những font quá rộng hoặc quá hẹp
-Phá vỡ text làm cho font chữ rộng hơn, hay hẹp hơn bằng cách kéo dãn trên máy tính làm cản trở qui trình đọc, các tỉ lệ này không còn quen thuộc với chúng ta. Thay vì làm thế ta có thể sử dụng các phiên bản rộng hoặc hẹp của chúng.
-Rộng (extended) – Hẹp (Condenced).

Luật 9 :
Đối với các bài text, khoảng cách giữa chữ và từ phải chặt chẽ, nhằm tạo một kết cấu đều và trôi chảy, không lạm dụng việc tăng khoảng cách giữa chữ và từ một cách quá đáng

Luật 10 :
Độ dài của dòng phải thích hợp, dòng quá dài hay quá ngắn đều gây cản trở qui trình đọc
• Khi các dòng text quá dài, việc đọc trở nên dài dòng và mệt mỏi
• Khí các dòng text quá dài, việc chuyển qua các dòng khác sẽ gây khó khăn và gây ra việc lộn dòng
• Đối với dòng qua ngắn mắt người phải đảo qua đảo lại liên tục, gây mỏi mắt và tạo sự khó chịu cho người đọc
• Thích hợp nhất cho mỗi dòng từ 10 đến 12 từ

Luật 11:
Đối với bài Text, khoảng cách của dòng phải thích hợp để mắt chúng ta đi từ dòng này đến dòng khác một cách dễ dàng.
Trên máy tính Auto = Kích cỡ chữ + 20% size .
• font size = 10 – khoảng cách =12pt = loading thông thường để thoáng hơn có thể cộng từ 1 đến 4 pt tuỳ theo font.
• Khoảng cách giữa các dòng quá chật, sẽ làm chậm việc đọc vì mắt chúng ta phải buộc nhín vào nhiều dòng cùng lúc.
• Tuỳ thuộc vào đặc điểm riêng của từng font ta có thể cộng vào từ 1 đến 4 pt vào mặc định.

Luật 12:
Để việc đọc được dễ dàng ta nên canh text thăng bên trái.
§ Mặc định canh trái vì mắt người đọc từ trái sang phải.
§ Canh giữa đều sẽ làm cho mắt thụt ra thụt vào trừ việc canh hàng “bài thơ” .
§ Canh đều 2 bên justified: chú ý sinh ra những lỗ hỏng.
Mặc dù trong một số trường hợp đặc biệt những cách canh hàng khác như Right, Center, Justified cũng được sử dụng

Luật 13:
Khi canh text thẳng 1 bên, bên thả lỏng phải để chặt chẽ và nhịp nhàng.
§ Tránh đi các hình dạng xấu và kỳ cục bị tạo ra từ các điểm kết thúc của các dòng.
§ Ngoài ra cũng nên tránh việc tạo ra các điểm kết thúc gần giống nhau của các dòng gây nên tình trạng mất tự nhiên.

Luật 14
Phân biệt đoạn một cách rõ ràng nhưng cẩn thận, không phá vỡ đi tính cẩn thận và rõ ràng của bài text.
§ Cách phân đoạn thông thường:
§ ¶ thụt đầu dòng
¶Khoảng cách 2 paragraph rộng hơn
¶Tạo butbet
§ Ngoài ra còn có những cách phân đoạn khác nhưng cần cẩn thận để sử dụng một cách thích hợp.

Luật 15
Tránh đi lỗi goá phụ và mồ côi bất cứ khi nào có thể ( Avoid windows and orphans)
§ Goá phụ : tự nhiên dư 1 dòng ngắn
Dòng cuối qua trang
Dòng cuối qua trang, dòng đầu ở lại
§ Mồ côi: rớt xuống xong thì lại hết đoạn( ngắt chữ)
Một từ nằm lẻ loi ( có thể đem “ table” lên , đem 2 từ xuống)
§ Goá phụ: là một dòng bị rớt xuống nằm lẻ loi ở một hàng của đầu hoặc cuối đoạn text
§ Mồ côi: Là một từ hoặc một phần của từ bị cắt ra ở một hàng của cuối đoạn text
§ Trong Quark để khắc phục lỗi này dùng
§ Cả 2 điều này cần nên tránh bớt cứ khi nào có thể vì chúng làm phá vỡ đi sự kiện liên tục cùa bài text và ảnh hưởng đến sự tập trung bài text.

Luật 16
Nhấn mạnh các yếu tố bên trong đoạn text một cách cẩn thận để không làm mất đi sự trôi chảy
§ Những màu nhạt làm Layout thoáng hơn
§ Không bao giờ lạm dụng điều này thực hiện tối thiểu cho kết quả tối đa

Luật 17
Luôn luôn giữ lại tính dễ đọc của font chữ tránh việc tự tiện kéo dãn bằng máy tính
• Nếu ép lại, kéo dãn dẫn đến việc mất tính dễ đọc
• Các font chữ được thiết kế tốt có những tính chất giúp chúng ta dễ đọc, các chữ cái được thiết kế một cách tỉ mỉ và cẩn thận với những tỉ lệ chính xác
• Tuỳ tiện phá vỡ bóp méo chúng làm tổn hại đến tính dễ đọc của font chữ.

Luật 18
Luôn canh text thẳng trên baseline ( đường chân chữ )
• Có một số font người thiết kế đã tính toán font này phải đặt trên đường thẳng ngang
• Khi chúng bị lệch lên, xuống thì tính dễ đọc cũng bị mất đi.

Luật 19
Khi làm việc với text và nền phải chắc chắn rằng có sự tương phản đi giữa nền và chữ
• Thông thường nếu nền đen thì phải chọn chữ xám – ứng dụng trên Web
• Khi sự tương phản giữa nền và text không đủ, chữ bị chìm vào nền gây tình trạng khó đọc
• Chữ đen trên nền trắng – dễ đọc nhất
• Chữ trắng trên nền đen – độ tương phản mạnh, gây hoa mắt và khó đọc

(St)


Đôi nét về giấy sử dụng trong ngành in Offset

Khi có ý tưởng cho ra đời 1 ấn phẩm thì việc chọn loại giấy nào cho phù hợp không phải là một việc dễ dàng và đơn giản; bởi lẽ ngoài giá thành sản xuất (phụ thuộc vào giấy mắc tiền hay rẻ tiền) còn phải đảm bảo tính mỹ thuật và hiệu quả sử dụng… Để mọi người có cái nhìn tổng thể về các loại giấy được sử dụng phổ biến trong ngành in ngày nay, kythuatin.com xin giới thiệu bài viết về về chủ đề này
Giấy và những đặc tính cơ bản của giấy

Giấy in là một trong những nguyên liệu chính được sử dụng trong ngành in. Về cơ bản, giấy được sản xuất từ bột gỗ như tre, nứa, bông, đay… và ngay cả nguồn giấy vụn thu hồi (còn gọi là sơ sợi tái sinh, hay thứ cấp )…. Đó chính là nguồn sơ sợi cellulose trong thực vật, hay tất cả nguyên liệu có chứa cellulose. Ngoài bột giấy (cellulose) trong giấy còn có các phụ gia nhằm tăng độ trắng, độ mịn, nhẵn, độ phản quang… Phụ gia được sử dụng phổ biến cho các loại giấy in được gọi là chất độn. Các lọai giấy có sử dụng chất độn còn được gọi là giấy tráng phấn hay giấy tráng phủ (coated paper)

Chất độn là những chất màu trắng, mịn, không tan trong nước cho thêm vào huyền phù bột giấy để làm tăng một số tính năng quan trọng của giấy như độ trắng, độ đục, độ mịn, độ láng, giảm sự biến dạng của giấy khi gặp nước và làm giảm giá thành của giấy. Các chất độn thường sử dụng như bột đá vôi CaCO3, cao lanh Al2SO3, bột talc MgO.SiO3.nH2O, TiO2…

Chất độn cho vào huyền phù bột giấy sẽ lấp đầy các khoảng trống giữa các xơ sợi. Hầu hết các loại giấy đều dùng chất độn. Nhược điểm của chất độn làm làm giảm liên kết giữa các xơ sợi dẫn chứng bằng độ giảm độ kháng đứt, độ cứng…Hàm lượng chất độn được sử dụng có thể lên đến 20 – 35%.

Giấy sản xuất trong ngành in thường có dạng cuộn (phần lớn các cuộn được cắt thành tờ rời theo khổ chuẩn để phục vụ cho các nhà in). Ngoài khổ giấy, thì giấy in còn có 1 số đặc tính kỹ thuật như sau:

1. Độ dày của giấy (thickness; caliper): đây là một trong những thông số quan trọng của giấy. Trong những điều kiện xác định thì cùng với sự tăng chiều dày là sự thay đổi về độ bền, khả năng chịu biết dạng nén và độ xuyên thấu, phản quang… của giấy. Giấy in thường có độ dày từ 0.03 – 0.25mm, trừ giấy cacton có thể có độ dày đến hơn 3mm.

2. Định lượng giấy (basis weight): là trọng lượng của 1 mét vuông giấy (gms). Giấy in thông thường có định lượng từ 38gms – 500gms, riêng giấy cacton thì có thể đạt tới định lượng 2000gms. Định lượng giấy thường tỉ lệ thuận với độ dày và độ cứng của giấy.

3. Độ tro (ash content): Trọng lượng vật liệu còn lại sau khi nung trong điều kiện tiêu chuẩn của phương pháp thử. Hay nói cách khác là lượng tro thu được sau khi đốt giấy. Lượng tro đó chính là lượng khoáng chất vô cơ (phụ gia) có trong thành phần của giấy. Đơn vị tính là độ tro %, giấy thông thường có độ tro trung bình từ 18-23%.

4. Độ trắng ISO (ISO brightness): Hệ số phản xạ ánh sáng của tấm bột giấy, tờ giấy theo phản xạ của vật khếch tán lý tưởng tại chiều dài bước sóng 457nm được xác định trên thiết bị đo tiêu chuẩn được quy định trong phương pháp thử. Độ trắng được đặc trưng bằng tỷ lệ phần trăm so với độ trắng chuẩn của Brarioxít (công thức hóa học là BaO). Các loại giấy cho chất lượng hình ảnh in tốt phải có độ trắng từ 70% trở lên..

5. Độ thấu khí (air permeability): Đặc tính của tờ giấy biểu thị khả năng cho phép không khí đi qua cấu trúc xơ sợi của nó, được xác định bằng phương pháp thử tiêu chuẩn. Độ thấu khí càng cao thì khả năng biến dạng của tờ giấy khi chịu biến dạng nén càng lớn.

6. Tính ổn định kích thước (dimensional stability): Khả năng giữ được hình dạng và kích thước của giấy khi độ ẩm thay đổi, hoặc dưới các tác động khác như: sự thay đổi của môi trường xung quanh, các ứng suất vật lý, cơ học trong quá trình in và các thao tác khi gia công hoặc khi sử dụng. Tính ổn định kích thước của giấy càng cao thì khả năng dãn giấy càng thấp giúp việc chồng màu in được chính xác hơn.

7. Độ nhẵn (smoothness): Tính chất đặc trưng để đánh giá mức độ phẳng của bề mặt giấy. Tính chất này được xác định trong các phương pháp thử tiêu chuẩn. Giấy in có độ nhẵn càng cao thì cho chất lượng sau khi in càng tốt.

8. Độ ẩm (moisture content): Là lượng nước có trong vật liệu. Thực tế đó là tỷ số của trọng lượng mất đi của mẫu thử, khi sấy trong điều kiện tiêu chuẩn của phương pháp thử và trọng lượng của mẫu thử tại thời điểm lấy mẫu, đơn vị biểu thị là %. Đặc là đặc điểm cần lưu ý khi in trên các máy in có sử dụng hệ thống xấy nhiệt để in các lạo mực như UV, vecni…

9. Độ chịu bục (bursting strenght): Áp lực tác dụng vuông góc lên bề mặt lớn nhất mà mẫu thử chịu được trước khi bục trong điều kiện xác định của phương pháp thử tiêu chuẩn. Đối với các lọai giấy dày dùng để làm hộp thì đòi hỏi phải có chỉ số chịu bục lớn để đảm bảo chất lượng trong các công đoạn cấn, bế…sau khi in.

10. Độ chịu kéo (tensile strenght): Lực kéo lớn nhất mà mẫu thử chịu được trước khi đứt trong điều kiện xác định của phương pháp thử tiêu chuẩn.

11. Độ dài đứt (breaking lenght): Chiều dài tính được của băng giấy với chiều rộng đồng nhất có trọng lượng đủ nặng để làm đứt chính nó khi treo một đầu lên.

12. Độ dãn dài (stretch at break): Độ dãn dài đo được tại thời điểm đứt của băng giấy các cáctông khi nó được kéo dãn dưới điều kiện xác định của phương pháp thử tiêu chuẩn; đơn vị biểu thị thường là % so với chiều dài ban đầu của mẫu thử.

Khi sản xuất các túi giấy, tùy vào mục đích sử dụng mà ta chọn loại giấy có độ chịu kéo, độ dài đứt và độ dãn dài phù hợp

13. Độ hút nước (absorbency): Khả năng hấp thụ và giữ lại khi tiếp xúc với nước của giấy; hoặc tốc độ hút nước, được xác định bằng các phương pháp thử tiêu chuẩn.

14. Độ đục (opacity): Tỷ số được biểu thị bằng % của lượng ánh sáng phản xạ từ một tờ giấy đặt trên vật chuẩn màu đen và lượng ánh sáng phản xạ của chính tờ giấy đó đặt trên vật chuẩn màu trắng trong điều kiện của phương pháp thử tiêu chuẩn.


Cấu trúc bế mặt giấy in thông thường
Cấu trúc bế mặt giấy in nano siêu bền

Kích thước giấy thông dụng sử dụng trong ngành in (khổ giấy in)

Có rất nhiều tiêu chuẩn về tỷ lệ giấy được sử dụng ở các quốc gia khác nhau và ở những giai đoạn khác nhau trong lịch sử. Tuy nhiên, ngày nay trên thế giới hai tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến và gần như được mặt đinh là chuẩn chung cho tất cả các quốc gia là hệ thống tiêu chuẩn của Tổ chức tiêu chuẩn thế giới ISO (qui chuẩn các loại giấy A4, A3, B3, C3….) và hệ thống tiêu chuẩn được sử dụng ở khu vực Bắc Mỹ (qui chuẩn cho khổ lettter, legel, ledger, …) Hai hệ thống tỷ lệ này đã ảnh hưởng tích cực đến việc sản xuất và sử dụng văn phòng phẩm đặt biệt là máy in, photo và các thiết bị in ấn.

Tiêu chuẩn quốc tế (ISO)

Khổ giấy theo tiêu chuẩn quốc tế EN ISO 216 xuất phát từ chuẩn DIN 476 do Viện tiêu chuẩn Đức (Deutschen Institut für Normung – DIN) đưa ra năm 1922. Đặc điểm kích thước giấy ở tiêu chuẩn này như sau:

– Kích thước luôn viết chiều ngắn hơn trước
– Tất cả các khổ trong các dãy A, B và C đều là các hình chữ nhật với tỷ lệ 2 cạnh là căn bậc 2 của 2, xấp xỉ 1.414
– Diện tích của khổ A0 quy định là 1m². Các cạnh của khổ A0 do đó được xác định là 841x1189mm
– Các khổ trong cùng dãy được theo thứ tự xác định lùi, khổ sau có diện tích bằng 50% diện tích khổ trước (được chia bằng cách cắt khổ trước theo đường cắt song song với cạnh ngắn)
+ Các khổ của dãy B được suy ra bằng cách lấy trung bình nhân các khổ kế tiếp nhau của dãy A
+ Các khổ của dãy C được suy ra bằng cách lấy trung bình nhân các khổ của dãy A và B tương ứng
+ Các khổ của dãy A, B và C được tính toán thành bảng số liệu sau đây:


(Đơn vị tính bằng mm)Tiêu chuẩn Bắc Mỹ

– Kích thước tiêu chuẩn hiện hành giấy Mỹ dựa trên cơ sở các khổ gốc sau: “Letter”, “Legal”, và “Ledger”/”Tabloid” là các khổ mở rộng cho công việc hàng ngày. Khổ Letter dựa trên đơn vị đo inch (8.5″ x 11″ = 215.9mm x 279.4mm)


(Đơn vị tính bằng inch)Các loại giấy thông dụng sử dụng trong ngành in

Trên thị trường hiện tại có rất nhiều loại giấy được sử dụng trong in ấn, theo thống kê không chính thức thì đã có hơn 100 loại được phân biệt dựa vào mục đích sử dụng hay thành phần chất phụ gia có trong giấy. Trong ngành in Offset, giấy được chia ra làm 2 loại chính, đó là giấy có tráng phủ (coated papers) và giấy không tráng phủ (uncoated papers).

Giấy tráng phủ (coated papers) là những loại giấy có bề mặt láng bóng và có độ phản xạ ánh sáng cao (nhờ lớp tráng phủ làm tăng độ chắn sáng) giúp cho việc tái tạo tạo màu sắc được trung thực nên hình in rất đẹp. Lớp tráng phủ được sử dụng nhiều nhất là cao lanh, bột đá và cũng có loại giấy được tráng phủ bằng lớp kim loại (giấy metalines). Có loại tráng phủ 1 mặt và 2 mặt. Các loại giấy trong nhóm này được sử dụng phổ biến là:

+ Giấy Couche, couche matt (loại này có độ mịn cao hơn Couche thường nên nhìn vào bề mặt giấy có cảm giác mờ): Đây là 2 loại giấy thông dụng được sử dụng trong in các sách, báo, tạp chí cao cấp, cataloge, brouchure và các ấn phẩm quảng cáo khác.

+ Briston, Ivory (có độ cứng cao hơn giấy couche cùng định lượng): thường được sử dụng để in hộp cao cấp như hộp mỹ phẩm, hộp thuốc tây, túi xách giấy, lịch treo tường…

+ Duplex (thường có định lượng từ 250gms trở lên): Đây là loại giấy dầy được sử dụng nhiều trong in bao bì hộp có kích thước lớn.

+ Giấy Decal: có 1 mặt đước tráng phủ keo và bối thêm 1 lớp đế.

Trong các lọai giấy được tráng phủ này còn có giấy Cristal được tráng keo giêlatin nên bóng láng như gương.


Độ bóng của giấy tráng phấn dễ dàng được nhận biết khi cuốn cong tờ giấyGiấy không tráng phủ (uncoated papers) là những loại giấy có bế mặt nhám, không láng bóng. Tuy nhiên tùy vào độ trắng khác nhau mà giấy không tráng phủ cũng cho chất lượng màu sắc hình ảnh cũng khác nhau. Thông thường khi in trên lạoi giấy này thì độ sắc nét của hình ảnh chỉ đạt mức trung bình khá. Một đặc điểm khác biệt cơ bản của loại giấy này so với giấy tráng phủ là có thể viết lên trên mặt giấy bằng những loại viết thông thường. Các loại giấy trong nhóm này được sử dụng phổ biến là:

+ Giấy Fo trắng: giấy được nhập khẩu hoặc sản xuất tại Việt Nam của các công ty như Bãi Bằng, Tân Mai… Loại giấy này có độ trắng cao (từ 68% trở lên). Đây là lọai giấy được sử dụng nhiều trong in bao thư, giấy tiêu đề, photocopy trong văn phòng, in sách 1 đến 2 màu…

+ Giấy Fo vàng: Giấy có độ trắng thấp (dưới 60%) và thường ngã sang màu vàng. Giấy. Loại giấy này thường được sử dụng trong in sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Ưu thế của loại giấy này là giá thành rẻ do sản xuất trong nước của các công ty sản xuất giấy như Bãi Bằng, Tân Mai, Đồng Nai…

+ Giấy Kraft: là giấy làm từ bột giấy hóa học của gỗ mềm xử lý bởi các quá trình kraft. Giấy Kraft có tính chất đanh và dẻo dai và tương đối thô. Các grammage là bình thường 50-135 g / cm2. Giấy Kraft thường là màu nâu nhưng có thể được tẩy trắng để sản xuất giấy trắng. Giấy kraft thường được làm túi hàng tạp phẩm , bao tải multiwall, phong bì thư và đóng gói khác


Giấy Kraft được làm thành bao hồ sơ+ Giấy cacbonless: đây là loại giấy dùng để in hóa đơn, phiếu nhều liên. Trên bề mặt giấy có phủ một lớp thuốc, dưới áp lực lớp thuốc này sẽ vỡ ra và tạo thành phần tử in trên giấy.

+ Giấy mỹ thuật: loại giấy khi nhìn vào thấy lớp gân theo thớ giấy, loại giấy này thường có nhiều màu và nhiều loại gân đựơc sử dụng trong in thiệp mời, lịch, cardvisit cao cấp…Đặc biệt giấy này khi đem in phun màu (inject) cho chất lượng màu sắc rất tốt.


Mẫu giấy mỹ thuật (art paper)

kythuatin.com

Các kỹ thuật trapping

Khi thực hiện các ấn phẩm đặc biệt là các ấn phẩm bao bì, những người thiết kế gặp không ít khó khăn và lúng túng khi phải xử lý những vùng bị lé trắng giữa các vùng chồng lấn các màu. Đôi khi vì các hiện tượng này mà chúng ta đã phải hao tốn nhiều công sức, thời gian và tiền bạc để làm lại.
Bài viết này nhằm mục đích giúp các bạn quan tâm tìm hiểu thêm về vấn đề này và một số biện pháp khắc phục

TRAPPING LÀ GÌ?
Trapping là vùng chồng lấn có chủ ý giữa các màu trong một vùng in để khắc phục các lỗi không thể tránh được trong quá trình in. Trapping còn có nhiều tên gọi khác như “mở rộng và thu hẹp”(spreads and chokes), “đậm hơn và mảnh hơn” (fatties and skinnies), “co lại và giãn ra” (shrink and spread)…

TẠI SAO PHẢI THỰC HIỆN TRAPPING?
Trapping dược thực hiện để bù trừ nhằm tránh hiện tượng lé trắng ở vùng tiếp giáp giữa các màu. Nguyên nhân gây ra hiện tượng lé trắng có thể là:
-Sai số trong quá trình ghi phim.
-Chất lượng phim không tốt (độ co giãn lớn).
-Lỗi do bình bản.
-Do độ co giãn giấy.
-Máy in chồng màu không chính xác do các lỗi về cơ khí hay ngay cả tay nghề công nhân yếu.
-Các tác động môi trường khác như nhiệt độ,độ ẩm…cũng có ảnh hưởng đến độ chính xác trong quá trình ghi phim cũng như quá trình in.

CÁC KỸ THUẬT TRAPPING
Để tạo trapping theo phương pháp truyền thống có thể sử dụng thời gian chụp,ép phim lâu hơn hoặc một số kỹ thuật mở rộng (enlarge-còn gọi là chokes) vùng màu để tạo vùng chồng lấn cần thiết.

Ngày nay,các phần mềm dàn trang(page layout),đồ họa,bình bản (imposition),hay RIP đều có chức năng tự động.Thậm chí có một số hãng cung cấp những phần mềm chuyên giải pháp trapping chẳmg hạn như DK&A.

Trapping điện tử được quyết định theo 4 loại tùy theo việc trapping xảy ra ở đâu.

Trapping bằng tay:
Người thiết kế có thể tạo trap trên một phần mềm đồ họa như lllustrator,Corel Draw!hay Freehand bằng cách xác định thêm dường kẻ(steoke)hoặc khung viền (frame) in đè lên vùng màu kế cận.Mặc dù cách này dễ làm, nhưng nó có một số nhược điểm sau:

-Trapping bằng tay mất nhiều thờii gian.Người thiết kế pahỉ tạo những phần tử đồ họa riêng biệt với những thuộc tính và đường viền khác nhau để thiết lập trap.

-Trapping bằng tay đòi hỏi người thiết kế phải biết được phần trăm thu phóng hình đồ họa đó.Chẳng hạn một đối tượng trapping với độ lớn là 0.5pt,nếu khi đặt vào chương trình dàn trang,đối tượng thu nhỏ chỉ còn 50% thì độ lớn trpping chỉ còn 0.25pt,như vậy độ lớn trap có thể không đạt yêu cầu.

-Người thiết kế phải tạo trap dựa trên tần số tram,phương pháp in,thiết bị in…sẽ sử dụng cho công việc.Chẳng hạn một đối tượng trap với độ lớn 0.5pt cho phương pháp in offset ở tần số tram150 lpi,thì cũng độ lớn này chúng ta có thể áp dụng khi in bằng ohương pháp in flexo ở mật độ tram85 lpi.

Việc xác định trapping bao nhiêu luôn luôn là điều cần thiết cho những người làm công việc thiết kế.Dưới đây là một số thông số tham khảo cho việc thiết lập độ lớn trapping tùy thuộc vào tần số tram,loại giấy và thiết bị in:

Phương pháp in Loại giấy Tần số tram(lpi) trap(mm) trap(pt)
In offset tờ rời giấy couché 150 0.08 0.25
In offset tờ rời giấy thường 150 0.08 0.25
In offset cuộn giấy couché 150 0.10 0.30
In offset cuộn giấy thường 133 0.13 0.40
In offset cuộn giấy báo 100 0.15 0.45
In flexo giấy couché 133 0.15 0.45
In flexo giấy báo 100 0.20 0.60
In ống đồng 150 0.08 0.25

Công thức tham khảo tính độ lớn trap: Trap (mm) = [1/ (tần số tram * 2)] * 2.54

Trapping bằng chương trình ứng dụng:
Phương pháp này sử ụng các chức năng trapping của các ohần mềm ứng dụng như QuarkXpress,Pagemaker,Corel Draw, lllustrator… Phương pháp này tiện lợi nhưng cũng có một số nhược điểm sau:

-Đòi hỏi người ứng dụng pghải rất am hiểu về phần mềm ứng dụng,đặc biệt là các lệnh về trap,nếu không việc trap có thể làm cho kết quả trở nên tồi tệ hơn.Chẳng hạn cấu hình về trap của QuarkXpress gồm ba mức độ (Automatic,Color-specific,Object-specific)mà nhiều người sử dụng không am hiểu lắm.

-Cấu hình về trapping của các chương trình ứng dụng chỉ dành cho các đối tượng tạo trong các chương trình đó,knó không có ảnh hưởng với các đối tượng nhập từ các phần mềm khác.

Sử dụng các phần mềm trapping:
Chúng ta có thể sử dụng các phần mềm trapping như Luminous TrapWise, DK&A và Ultimate TrapEze để tạo trap cho các file EPS sau khi chúng được tạo bởi một chương trình ứng dụng nào đó và trước khim nó đuợc Rip.Phương pháp này có ưu điểm là có thể thực hiện việc trapping một đối tượng phức hợp.Tuy nhiên,việc sử dụng phần mềm trpping đòi hỏi một công đọan riêng biệt trên máy và thậm chí phải sử dụng một masý tính khác.

Sử dụng các phần mềm trapping trên RIP:
Một số phần mềm như Scitex Auto-Frame và RAMPAGE thực hiện việc trapping ngay trên RIP.Thường chúng là những phần mềm rất mạnh nẽ nhưng khá đắt tiền, tuy nhiên hữ­ dụng khi chúng ta sử dụng công công nghệ Computer to Plate.

Giải pháp trapping của Scitex,Full Auto Frames(FAF), trapping điểm trên các RIP postscrip level2.FAF chuẩn hóa những màu sắc thích hợp khi trapping giữa những cặp màu vói nhau,khác với việc trapping những đối tượng lân can.FAF sẽ tự động trapping những đối tượng về tram trong tập tin,kỹ thuật này sẽ làm giảm tốc độ của RIP từ 15-30% nhưng kiểm được các thôngso trpping đồng nhất với nhau rất khó kiểm soát.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRÁNH VIỆC THIẾT LẬP TRAPING?
Đối với một số người trapping là một khái miệm khó hiểu và khó thực hiện. Trong trường hợp đó họ có thể thiết kế mẫu sao cho không cần phải trapping.Có một vài cách để tránh trapping :

Overprinting(in chồng,in đè lên): không móc trắng – đồng nghĩa với việc không trapping.
Có một số nhà thiết kế,tạo mẫu với những mảng màu in chồng lên nhau. Vì không có mảng móc trắng nên tất nhiên họ không cần phải thực hiện việc trapping.Tuy nhiên,với phương cách này,người thiết kế phải hình dung ra màu tổng hợp khi các màu mực được in chồng lên nhau (overprint).Chẳng hạn khi chọn chế độ overprint cho một vòng tròn màu Cyan,bean trong một hình vuông màu Magenta thì vòng tròn sau khi in xong sẽ là màu xanh tím (Blue).

Để tránh thực hiện việc trapping mà vẫn giữ mảng màu hình tròn màu Cyan, một số nhà thiết kế thiết lập một khung viền (frame) màu đen xung quanh hìnht ròn này. Mặc định, thông thường màu đen có chế độ overprint, nên láuc này khung viền đóng vai trò như trapping mà họ không cần phải thiết lập.

Trapping “tự nhiên” :commom color
Việc liên kết kh éo léo các màu cơ bản là cách đơn giản và thông minh để tránh trapping. Tất nhiên , bạn phải có hiểu biết về màu sắc và cách tổng hợp màu.Chẳng han, cũng trường hợp như trên để tránh trapping mà không tạo khung viền, bạn có thể cho vòng tròn xanh Cyan một chút Magenta (thường là 20%). Khi đó, nếu có xảy ra hiện tượng lé trắng khi in htì vùng “lé trắng” thực sự khôn phải là trắng nữa má là vùng 20% Magenta,mắt người bị “đánh lừa” và bạn không có cảm giác lé trắng giữa hai mảng màu Cyan và Magenta.
Chú ý: Thông htường màu chọn thêm là màu sáng hơn trong cặp màu đang thao tác.Chẳng hạn, giữa hai màu Yellow và Cyan, nên chọn màu Yellow.Giữa hai màu Cyan, Magenta chọn màu Magenta.

Dưới đây là bảng tham khảo :
Phải thực hiện trapping Không cần thực hiện trapping
Màu 1 Màu 2 Màu 1 Màu 2
100C 100M 100C 20M 100M
100M 100Y 100M 10Y 100Y 10M
100Y 100C 100Y 20C 100C
100C 100Y 100M 100C 100Y 100M 20Y
-Đôi khi người thiết kế có thể thiết lập các khoảng trống cần thiết xung quanh vùng tiếp giáp các màu để không phải thực hiện việc trapping (design out).

Ngày nay các phần mềm dàn trang và đồ họa đều được trang bị thêm các cấu hình giúp bạn có thể thực hiện việc trppping tự động một cách nhanh chóng.Mặc dù vậy , thực ra chúng cũng không thể thỏa mãn heat nhu cầu về trapping của tất cả các đối tượng.Không có một phần mềm ứng dụng nào, nhoài các phần mềm trap chyên nghiệp, có thể tự động trap tất cả các phần tử khác nhau trong trang thiết kế.Chỉ những phần tử nào được tạo bởi chính chương trình ứng dụng đó mới có thể thực hiện được việc trap. Phần dưới đây sẽ điểm qua các khả năng thực hiện việc trap của một số phần mềm ứng dụng thông dụng.

ADOBE ILLUSTRATOR
Adobe illustrator có nhiều chức năng trapping trong kỹ thuật PathFinder như: cắt cúp (crop), kết hợp (converge) và clip paths.Trong phần mềm này, kỹ thuật trapping tự động chỉ được thực hiện cho các đối tượng khép kín (closed paths), do đó, văn bản phải được chuển thành đường viền (convert to outline) và các đường vẽ phải được chuyển thành các khung khép kín (convert to closed paths).

Kết quả trapping lllustrator có thể được lưu dưới định dạng EPS và đặt vào các chương trình dàn trang như Pagemaker hay QuarkXpress (nên nhớ đừng thực hiện việc thu phóng càc đối tượng này trong phần mềm dàn trang vì việc này có thể làm thay đổi kíach cỡ đã trpping ).
Chú ý: lệnh trap chỉ áp dụng được cho các tài liệu sử dụng hệ màu CMYK .

Để tạo trapping bằng cách sử dụng kệnh Trap, thực hiện các bước sau:
1.Thực hiện một trong hai bước dưới đây:
-Chọn hai hay nhiều đối tượng, chọn lệnh WindowShowPathfinder(trong Pathdinder,nếu biểu tượng trap chưa được hiển th, bấm chuột vào mũi tên ở góc trên bean trái để hiển thị menu đổ, chọn lệnh Show Options). Sau đó bấm chuột vào biểu tượng Trap ở góc dưới bên phải paletle Pathfider.
-Chọn một hay một nhóm đối tượng, sau đó chọn lệnh PathdinderTrap từ menu Effect.

2.Thiết lập trị số trap phù hợp trong trường Thickness (bạn có thể thiết lập trị số từ 0.01 đến 5000 points).

3.Nhập một số vào trường Height/With% để xác định độ lớn của trap theo chiều ngang so với chiều đứng. Trị số mặc định là 100% có nghĩa là độ lớn theo trap theo hai chiều ngang và đứng bằng nhau .Việc xác định hai trị số trap khác nhau giữa chiều ngang và chiều đứng nhằm bù trừ những sai leach khách quan như giãn giấy chẳng hạn.

4.Nhập một trị số vào đường Tint Reduction để thay đổi sắc độ của trap. Trị số mặc định là 40% có ngiã là màu khỏang trap bao gồm 40%màu sáng hơn.

5.Ngoài ra còn có các tùy chọn:
-Traps with Process Color: chuyển màu của khỏang trap từ dạng màu process (màu được tổng hợp từ 4 thành phần màu cơ bản C, M, Y, K).
-Reverse Traps:thực hiện việc trap các màu tối hơn vào các màu sáng hơn .Tùy chọn này không làm việc với màu đen có chứa thêm các thành phần màu CMY.

6.Bấm chọn OK để thực hiện trap trên càc đối tượng được chọn. Bấm chọn Defaults để trả lại các trị số trapping mặc định.

COREL DRAW
Trong Corel bạn có một số phương pháp trapping sau :
Có hai phương pháp tạo trapping tự động: luôn luôn overprint màu đen (Always overprint black) và tự động mở rộng vùng màu cần trap(auto-spreading).
Trị số mặc định cho việc overprint black là 95%, nghĩa là các đối tượng nằm dưới một đối tượng káhc có chứa 95 % màu đen trở lên sẽ kdông bị móc trắng. Điều này thật sự hữu dụng cho các văn bản có màu đen.

Chế độ Auto-spreading sẽ tự động tạo một đường viền (outline) xung quanh đối tượng cần trap, có màu giống với màu nền của đối tượng đo và có thuộc tính overprint. Tuy nhiên cần phải có 3 điều kiện sau cho đối tượng cần trap :
-Chưa có đường viền (outline).
-Đã được tô màu nền.
-Chưa thiết lập thuộc tính overprint.

Để thực hiện việc trap bằng cách overprint black
1. Chọn lệnh File/Print.
2. Bấm chọn trường Separations (trong hộp thoại print).
3. Kích họat tùy chọn Print Separations.
4. Kích họat tùy chọn Alaways Overprint Back.

Để trapping bằng cách auto-spreading:
1. Thực hiện từ bước 1 đến bước 3 trong phần a ở trên và kích họat tùy chọn auto-spreading
2. Nhập trị số vào trong hộp Maximum. Độ mở rộng sẽ tùy thuộc vào trị sồ trap cực đại (maximum) mà bạn nhập ở trên và màu của đối tượng.
3. Chọn tùy chọn Fixed Width nếu bạn muốn cố định bề dày khỏang mở rộng. Trị số Maximum sẽ thay đổi thành Width khi bạn chọn tùy chọn này.
4. Nhập vào trị số trong hộp Text above, trị số này xác định co chữ nhỏ nhất mà Corel sẽ bắt đầu thực hiện chế độ auto-spreading .
Chú ý: bạn đừng nên chọn trị số text Above qúa nhỏ , bởi vì khi đó các đọan văn bản có co chữ nhỏ sẽ cthể bị đậm hon bình thường rất nhiều do chúng được auto-spreading

Trapping bằng cách chọn thuộc tính over-print cho các đối tượng được chọn
Bạn có thể chọn thuộc tính overprint cho các đối tượng đặc biệt nào đó trước khi bạn mở hộp thọai print . Các thuộc tính này có thể thiết lập cho màu nền , cho đường viền hay cho cả hai . Tuy nhiên , cần lưu ý là việc thiết lập chế độ overprint cho màu nền sẽ tạo cho đối tượng một màu nền khi in ra tờ in sẽ khác hẳn với màu đang hiển thị trên màn hình , bởi vì màu trên tờ in sẽ là màu tổng hợp của màu nền nguyên thủy và màu nằm phía dưới nó . Mặt khác khi thiết lập bề rộng đường viền , bạn nên nhớ rằng đường viền trong corel luôn luôn có một nủa bề dày nằm bean trong đối tượng , nửa còn lại nằn bean ngòai đối tượng . Nghĩa là , nếu bạn thiết lập bề dày đường viền là 0,3 point , thì thực chất độ trap chỉ là 0,15 point .

Để trap bằng chế độ overprint
1. sử dụng công cụ pick tool , bấm chuột phải lên đối tượng cần trapping và chọn chế độ overprint trên manu đổ xuống .
2. Bạn có thể chọn Fill hoặc Outline hoặc Both

QUARKXPRESS
Như đã nói ở phần trước , trong quark chúng ta có ba chế độ trapping bao gồm : Automatic trapping được truy xuất qua lệnh Edit/Preferences /trapping Object-specific trapping truy xuất qua lệnh Edit/Color/Edit trap và Item – Specific trapping truy xuất qua lệnh View / Trap Information

Automatic
Phương pháp Automatic trapping được áp dụng trên tòan bộ tài liệu , ngọai trừ các đối tượng có thiết lập trap color –slpecific . nói chung , Quark thiết lập trị số trap tùy thuôc vào mật độ của màu foreground và màu blackground. Nếu màu lệ đối tượng sáng hơn màu nền (blackground) thì đối tượng sẽ được mở rộng (spread) . Ngược lại, nếu màu đối tượng tối hơn màu nền thì màu nền sẽ được mở rộng (choke – thu nhỏ vùng móc trắng ) .

Phương pháp Automatic có hai chế độ : Absolute và Proportional. Absolute sử dụng trị số trong mục auto amount. Proportional sử dụng trị số dựa trên tỉ lệ mật độ màu đối tượng và màu nền.

Người sử dụng Quark củng có thể xác định trị số cho những màu không xác định (Màu phức hợp indeterminate). Các đối tượng đượng được trap với một nền phức hợp tùy thuộc vào trị số chỉ thị trong hộp thọai trapping preferences. Trị số từ 0-36pt vớ bước tăng 0,01pt. Mục ignore White được chọn khi đối tượng có một phần đè lên các màu nền còn một phần nằm trên vùng trắng . Mục process trap trên được chọn khi trong tài liệu có sủ dụng các màu process (màu tổng hợp từ 4 màu cơ bản CMYK)

Color – specific
Trong lphương pháp này , người sử dụng sẽ quyết định mối liên hệ giữa màu đối tượng và màu nền . Sauk hi chọn màu nền ( blackground) , người sử dụng nhập vào trị số dương trong mục trap mở rộng vùng màu đối tượng hoặc nhập trị số âm để mở rộng màu nền . Một đối tượng củng có thể in chồng màu lên màu nền ( không móc trắng ) nếu chọnn chế độ overprint .

Thông thường các đối tượng trên trang Quark được trap theo trị số mặc định ( default ) đã chọn trong hộp thọai Trapping Preferances . Nếu người sử dụng muốn thay đổi trapping một đối tượng nào đó khác đi , phải chọn Trap Specifications từ menu view . Có ba chế độ : Overprint, knockout , và custom.
– Overprint cho phép in chồng đối tượng đó lên màu nền .
– Knockout để bỏ việc trapping .
– Custom cho phép người sử dụng thiết lập trị số trap nhập vào .
– Black Attibute: chủ yếu dùng thiết lập các thông số về chế độ Overprint
– Black limit : giới hạn mật độ tram màu đen nhỏ nhất vẫn cho overprint
– Text below : co chữ lớn nhất vẫn còn cho phép Overprint.


Tính toán lượng mực trong quá trình in

Để có thể ước lượng tương đối lượng mực sử dụng trong quá trình in, chúng ta cần biết các thông tin sau: 1. Độ phủ mực: số cm2 mà 1 kg mực in có thể phủ tông nguyên (in aplat). 2. Loại giấy in. 3. Độ phủ mực trên tờ in. 4. Số lượng in. 5. Loại mực in hay vec-ni đang sử dụng.
Sau khi đã nắm các thông tin trên, ta sẽ thực hiện các bước sau để tính chính xác lượng mực in dùng cho các bài in.

Bước 1:
Xác định độ phủ mực aplat tính theo số cm2 sẽ được in trên 1 tờ in (dựa trên lượng mực sử dụng trung bình cho các vùng in):
In tông nguyên (aplat ) = 100%
In hình ảnh = 50%
In nét chữ, ảnh nét = 20%

Thí dụ:
Một bài in trắng đen kích thước 80cm x 60 cm. trong đó có 20 cm x 30 cm phủ mực tông nguyên, 60 x 30 cm là hình ảnh và 80 x 30 cm in chữ co 12. Ta có thể tính ra số cm2 in tông nguyên như sau:
Vùng in tông nguyên: 20 cm x 30 cm x 100% = 600 cm2
Vùng in hình ảnh: 60 cm x 30 cm x 50% = 900 cm2
Vùng in chữ: 80 cm x 30 cm x 20% = 480 cm2
Vậy cả 3 trang sẽ có: 600 cm2 + 900 cm2 + 480 cm2 = 1980 cm2 in tông nguyên.

Bước 2:
Xác định tổng số cm2 sẽ in tông nguyên bằng cách lấy số cm2 của 1 tờ in x tổng số tờ in

Thí dụ:
In số lượng 10.000 tờ thì tổng số cm2 in tông nguyên sẽ là:
1980 cm2 x 10.000 = 19.800.000 cm2

BẢNG TRA CỨU LƯỢNG MỰC SỬ DỤNG CHO TỪNG LOẠI GIẤY IN

Bước 3:
Xác định lượng mực tiêu thụ theo loại giấy in
Thí dụ: Bài in màu đen trên giấy Fort theo bảng tra cứu sẽ có độ phủ mực là 4,400,000 tức là 1 kg mực đen khi in trên giấy Fort sẽ cho độ phủ mực tông nguyên trên 4,400,000 cm2

Bước 4:
Xác định lượng mực tiêu thụ cho bài in bằng cách lấy tổng diện tích in tông nguyên ở bước 2 chia cho số liệu tra cứu ở bước 3.
Tổng lượng mực cho bài in theo các thí dụ trên là: 19.800.000 cm2 : 4,400,000 cm = 4,5 kg mực in màu đen


Ghi chú:
Trên thực tế việc tính toán cũng cần thêm kinh nghiệm của nhân viên tính toán và lượng in bù hao. Nhân viên tính toán nên làm tròn các khổ in lên các số chẵn trên thí dụ khổ in 18,7 x 21,2 cm nên được làm tròn thành 19 x 22 cm
Việc ứng dụng phương pháp này tại các nhà in ở nước tiên tiến khi tính toán cho màu pha với số lượng lớn đạt độ chính xác đến 96%

Lịch sử ngành In ấn – Việt Nam

ÔNG TỔ NGHỀ IN CỦA VIỆTNAM

Thám hoa Lương Như Hộc (Lương Nhữ Học) (1420 – 1501), tự Tường Phủ, hiệu Hồng Châu, là danh sĩ, quan nhà Hậu Lê. Ông là người hai lần làm sứ giả sang Trung Quốc và đã có công truyền lại nghề khắc bản gỗ in cho dân làng Liễu Tràng, Hồng Lục (nay là Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) và được tôn xưng là “ông tổ nghề khắc ván in”.

Nhờ hai lần đi sứ sang Trung Quốc, ông đã học được nghề in mộc bản ở đây. Khi về nước, ông đã truyền bá nghề này cho nhân dân hai làng Liễu Tràng, Hồng Lục ở quê ông, khiến nghề in nơi đây trở nên phát triển. Chính vì lẽ đó, ông đã được coi là ông tổ sáng lập ra nghề in ở Việt Nam.

Mặc dù nghề in đã có trước đó, nhưng nó chỉ lưu hành trong phạm vi Phật giáo và quản lý nhà nước.

Nhờ có sự truyền dạy của ông, làng Liễu Tràng – Hồng Lục đã trở thành trung tâm khắc ván in chữ và sau là tranh khắc của cả nước. Nhiều bộ sách đã được in khắc ở đây, trong đó phải kể đến bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” đồ sộ đã được những người thợ làng Hồng Lục, Liễu Tràng khắc đầy đủ lần đầu tiên vào năm Chính Hòa thứ 18 (1697).

Để ghi nhận công lao, dân làng Liễu Tràng đã lập đền thờ, tôn ông làm Thành hoàng và coi là tổ nghề của họ. Hiện nay vẫn còn ngôi đình thờ Thám hoa ở làng Liễu Tràng, đã được xếp hạng năm 1992, thường tổ chức lễ hội vào ngày 13-15 tháng 9 (âm lịch) hàng năm.


Phân biệt giữa Brochure và Company Profile

Brochure và Company Profile là hai thuật ngữ được sử dụng khá nhiều trong ngành thiết kế quảng cáo. Không xét ở nghĩa tiếng Việt mà định nghĩa dựa vào công dụng và mục đích sử dụng của hai ấn phẩm này để phân biệt. Trong một số trường hợp cụ thể Marketing Vietnam nhận thấy hai thuật ngữ này được sử dụng chung gây ra những nhầm lẫn cho designer cũng như định hướng trong việc xây dựng ý tưởng và nội dung thiết kế.

Chúng tôi thấy khách hàng luôn là người đánh đồng giữa brochure và company profile, bản thân về ý nghĩa đã có sự khác nhau, sau đây chúng tôi sẽ định nghĩa lại thuật ngữ này để đồng nhất trong cách sử dụng

COMPANY PROFILE: 

Được xem như một bộ tài liệu giới thiệu công ty khái quát nhất, nó thể hiện toàn bộ những tinh túy, những thế mạnh, những giá trị mang lại cho khách hàng cộng đồng và nhân viên. Giới thiệu bao quát thế mạnh ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh, những đối tác chiến lược nhằm thể hiện sự uy tín trên thương trường và những hoạt động mang tính cộng đồng.

Company Profile được xem là một tài liệu giới thiệu công ty hiệu quả nhất vì trong một khoảng thời gian ngắn tiếp xúc với khách hàng, quá hạn chế để có thể giới thiệu toàn bộ về công ty thì Company Profile giúp cho khách hàng hiểu công ty sâu hơn và chi tiết hơn sau buổi tiếp xúc.

Nội dung: Nội dung được xem là “Linh hồn” của một Company Profile, thông qua nội dung khách hàng sẽ thấy được giá trị và định hướng phát triển, tầm nhìn của doanh nghiệp, để họ có thể đặt niềm tin hợp tác kinh doanh hay không? Thường các Doanh nghiệp Việt Nam đang mắc phải những vấn đề sau:

  • Đưa quá nhiều thông tin không chọn lọc làm mất tính cô đọng.
  • Nội dung chưa được trau chuốt về ngôn từ, và không thể hiện được định hướng phát triển của doanh nghiệp.
  • Không biết bắt đầu từ đâu? chưa biết trong một quyển Company Profile nên đưa những thông tin gì?
  • Chưa có chiến lược như tầm nhìn – sứ mệnh – nhiệm vụ – giá trị cốt lõi – triết lý kinh doanh một cách rõ ràng.

Thiết kế: Phong cách thiết kế đóng một vai trò quyết định sự chuyên nghiệp của một Company Profile trong đó hình ảnh và sự phối hợp của các tông màu chiếm đến 90% giá trị của một Company Profile. Đây là điểm mà các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa đưa tạo ra một tài liệu giới thiệu công ty thể hiện đẳng cấp, không có kế hoạch chuẩn bị một cách bài bản từ khâu chụp hình đến khâu chỉnh sửa hình ảnh phù hợp. Trong phần thiết kế thì đặc tính của từng ngành nghề quyết định phong cách của một Company Profile, đối với các công ty về Bất Động Sản phải thể hiện sự chắc chắn, đáng tin cậy, sử dụng những màu sắc mang tính thổ, kim, mộc, hạn chế sử dụng những màu sắc thuộc tính thủy như đen, xám đen…

BROCHURE: 

Nếu như Company Profile giới thiệu về công ty thì brochure chỉ tập trung nhắm vào sản phẩm hay một bộ sưu tập sản phẩm. Trong khi quảng cáo các sản phẩm trên các phương tiện truyền thông như Tivi, báo chí, đài phát thanh vì giới hạn nên không thể truyền tải tất cả các thông tin về sản phẩm, nhưng brochure thì có thể để tất cả những thông tin liên quan đến sản phẩm như kích thước, thông số kỹ thuật, màu sắc, công dụng, những lợi thế của sản phẩm so với sản phẩm cùng loại… Nói tóm lại brochure là một bộ tài liệu giới thiệu một cách chi tiết nhất về một sản phẩm hay dịch vụ, thông qua đó người tiêu dùng có thể thu thập và đánh giá thông tin một cách tốt để đưa ra những quyết định mua sắm.

Để thiết kế một brochure đẹp mắt và ấn tượng thu hút sự chú ý của khách hàng thì hình ảnh đóng vai trò quan trọng, vì vậy đầu tư cho khâu hình ảnh sẽ quyết định tính hiệu quả của một brochure. Hơn nữa phải chú trọng đến đặc tính của sản phẩm, bố cục hình ảnh để đưa những bố cục cho phù hợp với nội dung yêu cầu.

Quy luật kiểu dáng

Logo của một nhãn hiệu nên được thiết kế cho vừa mắt, vừa cả hai mắt. Một logo là sự kết hợp giữa biểu tượng trực quan của nhãn hiệu (tức là dấu hiệu thương mại – trademark với cái tên của nhãn hiệu được sắp đặt theo một kiểu rõ ràng.

Logo có đủ mọi kiểu dáng: tròn, vuông, bầu dục, nằm ngang, thẳng đứng. Nhưng những kiểu dáng đó không có tác dụng như nhau đối với mắt của người tiêu dùng. Bởi vì hai mắt nằm cạnh nhau theo chiều ngang, cho nên kiểu dáng lý tưởng nhất cho một logo là nằm ngang, nói chung tốt nhất nên cho kích thước cao 1 đơn vị và ngang 2 ¼   đơn vị.

Hình dạng nằm ngang sẽ tạo ra tác dụng tối đa cho logo. Điều này luôn đúng, dù logo đó được sử dụng ở bất kỳ nơi nào: trên các tòa nhà, trên các tờ rơi, giấy tiêu đề, các mẫu quảng cáo, hay thẻ điện thoại.

Quan điểm về chiều ngang này rất quan trọng khi một logo được sử dụng tại một điểm bán lẻ. Trong một rừng đèn neon (đèn huỳnh quang) nhấp nháy, logo hình thẳng đứng sẽ gặp bất lợi rất nhiều. Logo mũ cao bồi Arby’sản xuất là một ví dụ rất rõ ràng.

Một điều cũng quan trọng đối với kiểu dáng của logo là tính chất dễ đọc, dễ nhìn rõ. Các nhà thiết kế logo thường quá nhiệt tình đi tìm một kiểu chữ để diễn tả tính chất của nhãn hiệu hơn là nhắm vào tính chất dễ đọc, dễ nhìn rõ của nó. Có hàng nghìn kiểu chữ, nhưng khách hàng chỉ ý thức một cách mơ hồ về sự khác biệt của chúng. Như lời của người sáng lập ra công ty quảng cáo Ogilvy – David Ogilvy, có phụ nữ nào nói thế này chưa: “Bột giặt Karnack phải in kiểu chữ đậm trên bao bì thì tôi mới mua?”.

Rolex đã dùng kiểu chữ gì cho logo của họ? Còn Ralph Lauren? Và Rolls-Royce? Kiểu chữ có chân hay chữ không có chân?

Sự thật là, các chữ (Rolex, Ralph Lauren, Rolls-Royce) này chính là cái truyền đạt sức mạnh của nhãn hiệu. Kiểu chữ được dùng trong logo có thể hỗ trợ hoặc cản trở quá trình truyền đạt đó, nhưng chỉ một chút thôi.

Trái lại, nếu kiểu chữ thực sự khó đọc, thì logo đó có ít ý nghĩa hoặc trở nên vô nghĩa  trong tâm thức khách hàng. Không phải vì kiểu chữ gì đã được dùng, mà là vì khách hàng tiềm năng không đọc nổi các chữ đó. Sự dễ đọc, nhìn rõ là điều quan trọng nhất cần xem xét khi lựa chọn một kiểu chữ dùng trong logo. Tất nhiên, người ta có những nhận thức khác nhau về những cảm giác mà các kiểu chữ đó truyền đạt: kiểu chữ không có chân có vẻ hiện đại, kiểu chữ có chân có vẻ lỗi thời, kiểu chữ đậm có vẻ nam tính, kiểu chữ mảnh có vẻ nữ tính.

Nhưng những khác biệt đó chỉ trở nên rõ ràng khi người ta phóng đại chúng lên. Anh có thực sự muốn tên nhãn hiệu có kiểu chữ gô-tíc màu đen không (kiểu chữ trong logo của tờ báo New York Time), để cho nhãn hiệu của anh trông có vẻ đã được thiết lập lâu đời không? Chúng tôi nghĩ là không. Mặc dù kiểu chữ này tạo được ấn tượng về thị giác, rất ít khách hàng tiềm năng có thể đọc được (và từ đó nhớ được) tên nhãn hiệu đó.

Đó là một vòng luẩn quẩn. Để các khách hàng tiềm năng có thể chú ý đến “sắc thái” của logo, ta cần phóng đại các tính chất của logo. Và khi làm thế, tính dễ đọc dễ nhìn của logo không còn. Sự đánh đổi này là không đáng

Cái yếu tố khác của logo, tức là dấu hiệu thương mại hay biểu tượng trực quan, cũng được xem trọng. Ý nghĩa nằm ở từ ngữ, chứ không ở biểu tượng trực quan. Chính cái tên Nike có ý nghĩa cho biểu tượng Swoosh, biểu tượng Swoosh chẳng tạo ra nhiều ý nghĩa cho nhãn hiệu Nike. Sau khi một biểu tượng gắn với một cái tên suốt một thời gian dài, thì biểu tượng đó có thể đại diện cho cái tên đó, thông qua một thứ hiệu quả giống như “câu đố bằng hình ảnh” (rebus). Nhưng nó vẫn là cái tên truyền đạt sức mạnh của nhãn hiệu, chẳng hạn biểu tượng Swoosh đại diện cho Nike.

Nhưng những thuận lợi của việc sử dụng riêng biểu tượng thì ít và chỉ xuất hiện trong những tình huống nhất định nào đó thôi. Đó là khi ta có thể thấy biểu tượng đó từ xa trong khi nếu chỉ có mỗi cái tên thì khó đọc nổi. Khi ta có thể dùng biểu tượng đó trên sản phẩm hay trên các mặt hàng trang phục mà trên đó những cái tên đó trông sẽ hơi có vẻ “quảng cáo” quá. Có lẽ sau khi chỉ ra trên 100 triệu đô la mỗi năm trong suốt mười mấy năm để liên kết biểu tượng Swoosh với Nike, có thể chỉ cần sử dụng biểu tượng đó trong các quảng cáo là đủ. Nhưng làm thế thì có lợi gì?

Hãy so sánh Shell với Mobil. Shell dùng biểu tượng hình vỏ sò của mình tại các trạm đổ xăng mà không dùng từ “Shell” kèm theo. Mobil dùng logo với các mẫu tự màu xanh, riêng mẫu tự O thì màu đỏ.

Phương thức của Shell có ưu việt hơn phương thức của Mobil không? Chúng tôi nghĩ rằng không. Điều hay nhất có thể nói đến là phương thức của Shell tiến triển tốt nhờ vào cái tên đơn giản và một hình ảnh trực quan dễ hiểu. Nhưng những thuận lợi của phương thức của Shell là gì ?

Thuận lợi rất ít, nhưng bất lợi thì có nhiều. Khi người ta trưởng thành và các khách hàng tiềm năng mới ra chợ, làm thế nào họ sẽ biết được cái nhìn vỏ sò màu vàng là tượng trưng cho Shell? Nhất là khi khách hàng tiềm năng đó không biết rằng Shell là một nhãn hiệu xăng dầu.

Rất nhiều nỗ lực và công sức đã được đầu tư để tạo ra những biểu tượng công phu dùng làm logo. Các cơ sở thiết kế logo của Mỹ sản xuất ào ạt các tiêu ngữ trên huy hiệu, những hình khiên trên gia huy, các huy hiệu. Nói chung các nỗ lực đó là lãng phí. Sức mạnh của tên nhãn hiệu nằm ở ý nghĩa của cụm từ ngữ đó trong tâm thức mọi người. Đối với hầu hết các nhãn hiệu, một biểu tượng gần như hoặc hoàn toàn không có liên quan gì đến việc hình thành một ý nghĩa như vậy trong  tâm thức mọi người

Chỉ có một số ít các biểu tượng đơn giản tạo nên những dấu hiệu thương mại hay nhãn hiệu đăng ký (trademark) hiệu quả (Ví dụ Mercedes có biểu tượng ngôi sao ba cánh nhọn).

Vào thời điểm đã hơi muộn màng này, nếu lịch sử đã không để lại cho công ty anh một trong những biểu tượng giản dị, thì có lẽ đã quá muộn để tạo được một biểu tượng đơn giản cho mình

Nguồn Unicom


8 yếu tố chính trong việc thiết kế một bao bì thành công

Vai trò của bao bì ngày càng trở nên quan trọng hơn trong việc xây dựng một thương hiệu mạnh và nhất quán. Bao bì không chỉ có tác dụng bảo vệ, mô tả và giới thiệu sản phẩm mà nó còn chứa đựng rất nhiều nhân tố tác động đến khách hàng và việc quyết định lựa chon mua hàng của họ. Để luôn là lựa chọn số một của khách hàng trước những đối thủ cạnh tranh thì đâu là yếu tố chính trong việc xây dựng những yếu tố thành công trong việc thiết kế bao bì ?

Dựa trên cơ sở những nhân tố tác động đến khách hàng khi lựa chọn và so sánh những sản phẩm cùng loại chúng ta hãy tham khảo 8 yếu tố cơ bản trong việc lựa chọn thiết kế một bao bì đẹp, đó là:

1.Sự phối hợp nhất quán:

Đây là tiêu chuẩn cốt lõi của một bao bì thành công. Sự phối hợp nhất quán là phải thể hiện được một phong cách riêng của thương hiệu sản phẩm. Màu sắc, bố cục, phông nền là những yếu tố giúp cho việc nhận dạng hình ảnh thương hiệu nhanh hơn nhiều lần, và giúp cho khách hàng có thể nhớ được những đặc tính riêng của sản phẩm đó, mặc dù họ có thể mua hàng ở nhiều cửa hàng khác nhau. Một sản phẩm có thể thay đổi màu sắc bao bì theo từng giai đoạn để tạo sự hấp dẫn, nhưng nó phải tuân theo nguyên tắc nhất quán trong việc nhận diện thương hiệu sản phẩm đó.

2.Sự ấn tượng:

Khi tặng quà cho một ai đó thì việc gói quà đã thể hiện sự tôn trọng đối với người nhận. Một món quà được gói đẹp và chăm chút trước hết đã gây được một ấn tượng ban đầu tốt đẹp đối với người nhận, cho dù chưa biết món quà bên trong như thế nào. Bao bì của sản phẩm cũng vậy, cách thiết kế và đóng gói bao bì cũng đã thể hiện được một phần của sản phẩm bên trong bao bì. Tính ấn tượng còn đặc biệt có ý nghĩa với những bao bì cao cấp dành cho những sản phẩm sang trọng. Việc thiết kế bao bì cho những mặt hàng đắt giá đòi hỏi phải có sự chọn lựa kĩ từ chất liệu cho đến màu sắc thiết kế., thông qua đó thể hiện được “đẳng cấp” của người mua.

3.Sự nổi bật:

Trên một kệ trưng bày không chỉ có sản phẩm của chúng ta mà còn có thể có các sản phẩm khác cùng loại của đối thủ cạnh tranh. Vì vậy sự nổi bật là một yếu tố rất quan trọng để tạo ra sự khác biệt. Nhà thiết kế phải hiểu rằng sản phẩm sẽ được người tiêu dùng so sánh, nhận định với hàng loạt những sản phẩm khác với rất nhiều phong cách và màu sắc đa dạng. Và để có thể cạnh tranh được, nhà thiết kế phải làm cách nào để sản phẩm của mình sẽ là điểm nhấn giữa một loạt sản phẩm khác. Muốn làm được điều này đòi hỏi nhà sản xuất đã phải nghiên cứu kĩ thị trường từ bước định vị sản phẩm đầu tiên đến việc xây dựng một hệ thống nhận diện thương hiệu hiệu quả. Khả năng sáng tạo cao cũng sẽ giúp việc thiết kế bao bì tránh được những lối mòn quen thuộc đến nhàm chán của các bao bì ngoài thị trường.

4.Sự hấp dẫn:

Trong một số ngành hàng, đặc biệt trong ngành mỹ phẩm, bao bì phải thể hiện được sự hấp dẫn, lôi cuốn, gây thiện cảm và nhấn mạnh các đặc tính của sản phẩm . Bao bì trong những ngành này có thể được xem như một phần của sản phẩm tạo ra những giá trị cộng thêm cho khách hàng. Sản phẩm được thiết kế dành cho nam giới bao bì phải thể hiện được sự nam tính , khác hẳn với sản phẩm dành cho nữ giới với những đường nét mềm mại quyến rũ.

5.Sự đa dụng:

Bao bì thông thường người ta chỉ nghĩ đến việc đựng sản phẩm và sử dụng xong rồi bỏ, rất lãng phí. Vì vậy trong cuộc cạnh tranh ngày nay người ta thường tìm cách thêm giá trị sử dụng cho bao bì. Những chi tiết tưởng chừng nhỏ nhặt đôi khi sẽ là một lợi thế cạnh tranh lớn của sản phẩm so với các đối thủ khác. Bao bì sữa tắm ngày nay thường có thêm móc để treo trong phòng tắm thuận tiện , hình dáng thon để cầm nắm được dễ dàng. Nắp đậy của của những chai Comfort làm mềm vải có thêm chức năng làm mức đo lượng sử dụng. Hộp bánh kẹo bằng thiếc rất sang trọng và khi dùng hết có thể sử dụng làm hộp đựng linh tinh.Tất cả những điều này giúp cho sản phẩm trở nên thông dụng và phù hợp hơn trong đời sống hàng ngày của người tiêu dùng.

6.Chức năng bảo vệ:

Đã là bao bì thì luôn phải có chức năng bảo vệ sản phẩm bên trong. Tuy nhiên không thiếu những bao bì đã không xem trọng chức năng này. Bao bì phải được thiết kế làm sao bảo vệ được sản phẩm bên trong một cách an toàn nhất. Người ta ưa thích dùng bao bì kín hoặc hút chân không để giúp cho sản phẩm để được lâu hơn. Bao bì dành cho thực phẩm và đồ uống phải đáp ứng được những tiêu chuẩn bắt buộc trong việc bảo đảm chất lượng sản phẩm.

7.Sự hoàn chỉnh:

Yếu tố này giúp cho việc thiết kể kiểu dáng bao bì phù hợp với sản phẩm bên trong của nó và điều kiện sử dụng sản phẩm đó. Bao bì phải thích hợp với việc treo hoặc trưng bày trên kệ bán hàng, có thể dễ dàng để trong hộp carton. Bao bì dành cho thức ăn phải để được vào tủ lạnh vừa vặn và không tốn không gian.. Bút viết dành cho trẻ em phải khác với bút viết dành cho nguời lớn. Bút để kẹp trên áo khác với bút cất trong cặp. Rất nhiều yếu tố mà khách hàng quan tâm cần phải được nhà thiết kế xem xét một cách tỉ mỉ để tạo cho bao bì một sự hoàn thiện tránh mọi khuyết điểm không đáng có. Sẽ có sự lựa chọn nên nhấn mạnh điểm nào giữa sự tiện lợi, sự nổi bật hay sự đa dụng để tạo ra sự hoàn chỉnh cho sản phẩm.

8.Sự cảm nhận qua các giác quan:

Một bao bì tốt phải thu hút được sự cảm nhận tốt của người tiêu dùng về sản phẩm thông qua việc nhìn ngắm, săm soi và sờ mó vào sản phẩm. Chúng ta thường ít chú ý đến xúc giác của người tiêu dùng mà thường chỉ nhấn mạnh vào yếu tố bắt mắt. Nhưng xúc giác lại có vai trò quan trọng trong việc cảm nhận về kích cỡ, kết cấu sản phẩm, chất liệu bao bì và từ đó ảnh hưởng đến việc nhận xét chất lượng sản phẩm.

Chúng ta không thể bỏ qua một yếu tố nào trong những yếu tố trên vì nó sẽ làm mất đi một lợi thế không nhỏ so với đối thủ cạnh tranh. Việc áp dụng những yếu tố này còn đỏi hỏi phải tìm hiểu kĩ nhu cầu và đối tượng khách hàng hướng đến. Xác định được đâu là nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng đối một sản phẩm và đối với bao bì sản phẩm sẽ giúp cho việc định hướng và thiết kế được nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Thiết kế thương hiệu – Một số lưu ý

Thương hiệu được làm nên bởi nhiều yếu tố. Tuy nhiên khi thiết kế một thương hiệu cũng cần tránh một số sai lầm. Những sai lầm thường gặp khi đặt tên thương hiệu.

Những sai lầm thường gặp khi đặt tên thương hiệu.
Đặt tên cho xong việc: Không quan tâm đúng mức đến tên thương hiệu. Trì hoãn cho đến phút cuối
Công việc kinh doanh nào mà tôi thực sự tham gia? Không xác định mục tiêu cho việc đặt tên thương hiệu. Không có kế hoạch cụ thể cho dự án kinh doanh.
Đó là “Đứa con của tôi”: Cho rằng cái tên đầu tiên chợt đến trong suy nghĩ của mình bao giờ cũng hay nhất, cơ bản nhất, không ai có thể nghĩ đến trước đó.
Quá đề cao cá nhân: Đánh giá cao bản thân và đặt tên theo cảm hứng (thường là lấy tên riêng của chính mình) để áp đặt một cái tên mà không quan tâm xem liệu nó có phù hợp hay không.
Quá cầu kỳ chau chuốt: Quá câu nệ rằng phải đặt một cái tên không thể tan biến trong một đám đông và thực sự tạo được một bản sắc riêng.
Hữu xạ tự nhiên hương: Công ty của tôi, sản phẩm (dịch vụ) của tôi là rất tốt (và tất nhiên bản thân tôi cũng vậy), nếu mọi người thực sự mong muốn, họ sẽ tìm ra tôi. Vì thế, tôi không cần một kế hoạch marketing (trong đó bao gồm một thương hiệu lớn)
Trưởng giả học làm sang: Tôi không mất công đoái hoài đến việc làm ăn với những người kém hiểu biết, nói chuyện với người lạ. Bởi vậy cái tên nghe có vẻ lãnh đạm, khó hiểu là thích hợp rồi.
Đẽo cày giữa đường: Đưa vấn đề đặt tên thương hiệu cho quá nhiều người không có khả năng đóng góp ý tưởng có giá trị.
Quá tự tin: Không cho phép có sự tham gia của những người thực sự có những ý tưởng giá trị.

Những yếu tố của một tên thương hiệu lớn.
Bạn muốn tạo sắc thái nào cho tên thương hiệu của mình. Những từ nào có thể miêu tả rõ ràng nhất điều này: đầy sinh lực, đẹp, thu hút, tôn quý kỳ dị, mạnh mẽ, dồi dào thông tin, gây cười, hóm hỉnh, có ý nghĩa, nổi trội, thanh lịch, mãnh liệt, ngắn gọn, táo bạo, độc đáo, lãng mạn, mang tính kỹ thuật? Thiết như vậy không? “Chuyên gia nhãn khoa” sẽ có sắc thái khác hẳn “Bác sĩ mắt”.
“Cần thiết” có nghĩa là, trước tiên phải làm rõ sản phẩm, dịch vụ của công ty là gì hoặc đem đến lợi ích gì cho khách hàng. Nếu tên thương hiệu chưa gợi lên được thuộc tính hoặc lợi ích của sản phẩm thì bao bì, biểu tượng hoặc câu khẩu hiệu sẽ là công cụ bù đắp những nội dung này. Thí dụ: Bản thân chữ Bitis có lẽ không gợi lên được thuộc tính hoặc lợi ích của các sản phẩm giày dép. Nhưng nó được bổ sung và giải thích bằng câu khẩu hiệu rất ấn lượng “Nâng niu bàn chân Việt”
Tạo dựng hình ảnh thích hợp trước đối tượng khách hàng mục tiêu.
Tạo dựng hình ảnh cho một sản phẩm không phải là điều đơn giản bởi đó là cách công ty định vị thương hiệu trên thị trường. Tên thương hiệu, lo go, điệu nhạc và các yếu tố thương hiệu khác cần phải được kết hợp một cách nhất quán và được truyền tải một cách thích hợp qua các chương trình quảng cáo đến khách hàng mục tiêu.

Thí dụ: Với một danh mục các sản phẩm làm đẹp gồm dầu gội đầu, sữa tắm, phấn thơm… cho những phụ nữ có tính cách lãng mạn, sản phẩm có được một cái tên rất quyến rũ, đó là Enchanteur. Mục quảng cáo của sản phẩm này được thể hiện bởi cô gái trẻ đẹp, với phong cách lãng mạn, trên nền một bản nhạc cổ điển – Romance.
Những nhóm khách hàng là rất khác nhau, vì vậy việc chọn lựa những hình ảnh mục tiêu để tác động đến họ một cách hiệu quả không phải là điều dễ dàng.

Dễ nhớ :
Đây là điều rất quan trọng mà chúng ta sẽ xem xét chi tiết ở phần “Thiết kế thương hiệu”. Phần lớn những kỹ thuật thiết kế thương hiệu đều cố gắng để đạt được điều này. Không cần phải quá cầu kỳ, chau chuốt mà chỉ cần bảo đảm được thương hiệu đó là duy nhất và nó được gắn chặt vào tâm trí khách hàng

Hợp pháp
Nếu tên thương hiệu của bạn đã được người khác đăng ký bảo hộ, thì bạn phải tìm cái khác thay thế. Bạn nên sáng tạo ra kiểu tên cho phép mở rộng nhất quyền sở hữu tiềm năng của bạn. Và hẳn bạn sẽ muốn tiến hành việc bảo vệ những quyền đó chừng nào mà bạn còn sử dụng cái tên đó. Điều này sẽ được trình bày chi tiết trong phần “Hướng dẫn đăng ký bảo hộ độc quyền”.

Có được sự khác biệt và dễ truyền cảm.
Đây là sự mở rộng của yếu tố “dễ nhớ”, sẽ được cộng thêm điểm. Nó có thể đạt được đơn giản nhờ sự kết hợp ngẫu nhiên đánh vần của họ – J.C.Penney – hoặc phức tạp hơn, chẳng hạn tạo ra hẳn một từ mới như Exxon. Hay có thể là sự kết hợp của cả hai cách thức trên, như là sự kết hợp láu lỉnh của tên, thí dụ như U-Haul. Không có một tiêu chuẩn quốc tế nào đối với việc chọn lựa một thương hiệu. Nếu một chủ doanh nghiệp sáng tạo ra một cái tên đầy quyền năng đến nỗi công ty của anh ta trở thành một địa chỉ quen thuộc đối chiếu các tiêu chí dưới đây có thể giúp bạn căn cứ vào đó để kiểm tra việc đặt tên cho doanh nghiệp của mình.

Tất cả các tên thương hiệu đều phải đáp ứng được năm yếu tố cơ bản đầu tiên dưới đây. Nếu không, cần phải có lý do chính đáng. Năm yếu tố đầu tiên cũng là bài kiểm tra đối với các tên tuổi hiện thời, khi sự ra đời của chúng chưa được quan tâm đúng mức với tư cách là một công cụ marketing.
Một cái tên tốt cần:
1. Dễ đọc, dễ phát âm, dễ đánh vần.
2. Truyền tải những thông tin cần thiết về sản phẩm hoặc dịch vụ
3. Tạo dựng hình ảnh thích hợp cho đối tượng khách hàng mục tiêu.
4. Dễ nhớ
5. Được pháp luật bảo hộ.
Tuy nhiên, để một cái tên tốt trở thành một cái tên lớn, cần :
1. Có được sự khác biệt và dễ truyền cảm.
2. Đã được thử thách qua thời gian.

Dễ đọc, dễ phát âm, dễ đánh vần với một cái tên lạ, lần đầu tiên được thấy hoặc nghe, người ta sẽ gặp khó khăn gì? Nó có dễ đọc, dễ phát âm không? Khi trình hồ sơ vay tiền ở ngân hàng, liệu có ai đó nhíu mày khi nhìn thấy cái tên này không?

Liệu nó có đáng mong ước và tự hào đối với những người xin việc hoặc những người đang bán sản phẩm, dịch vụ của bạn không? Nghe nó trên các chương trình bản tin thương mại hay quảng cáo như thế nào? Và điều quan trọng nhất, liệu nó có bị khán giả bỏ qua vì họ cho rằng thật lãng phí thời gian để tìm hiểu cụ thể hơn về cái tên này?

Truyền tải những thông tin cần thiết về sản phẩm của bạn.
Trong vô vàn những cái tên, bạn phải sử dụng những từ trong vốn từ vựng trung bình của mọi người. Nhiều khi, việc hiểu chính xác nội dung của nó lại không phải là điều quan trọng. Quan trọng là nghe nó như thế nào, nhìn nó ra sao, tức là sự “cảm nhận” do từ ngữ đem lại như thế nào? Nó có những từ chuyên môn kỹ thuật không? Nếu có, thì có cần với khách hàng, thì anh ta đã tạo ra một thương hiệu lớn.

Đã được thử thách qua thời gian.
Điều này có nghĩa là qua thử thách của thời gian, cái tên đó vẫn phải duy trì được uy tín trên thị trường. Do đó, có một điều chắc chắn là: không một ông chủ, một chuyên gia hay một cơ quan nào có thể tuyên bố đây là thương hiệu lớn mà thương hiệu đó phải chứng minh bản thân mình bằng sức sống trên thị trường. Việc đánh giá một thương hiệu nào đó là mạnh hay yếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: chất lượng sản phẩm, tình trạng tài chính, khả năng cạnh tranh, sự nhạy bén trong kinh doanh, sự thức thời và tất nhiên cả may mắn – trong cuộc chơi. Một thương hiệu trước hết phải trụ lại được trên thị trường trước khi được xem là một tên tuổi lớn.

Ai có thể tham gia thiết kế thương hiệu ? : về mặt lý thuyết, có bốn cách để thiết kế cho thương hiệu của bạn.

1. Thuê một công ty chuyên sáng tạo thương hiệu hoặc một công ty tư vấn hình ảnh doanh nghiệp. Họ có mọi thứ: Kỹ năng, những chuyên gia đầy sáng tạo, sự tiếp cận với cơ sở dữ liệu máy tính đủ các lĩnh vực và khả năng kiểm nghiệm thị trường kỹ lưỡng. Tuy nhiên, dịch vụ của họ khá đắt và lại chỉ có ở một số ít các thành phố lớn. Do đó, chủ yếu khách hàng sử dụng dịch vụ của những công ty này là các tổ chức lớn có đủ tiềm lực về tài chính.

2. Làm việc với các chuyên gia về quảng cáo, quan hệ với công chúng và marketing. Dù sao tên hiệu cũng là một phần của chiến dịch marketing. Nhưng lời khuyên mà bạn nhận được cũng chỉ có ích như của những người khác mà thôi. Hãy nhớ rằng, tất cả mọi người đều có thể là chuyên gia về thương hiệu. Tính chuyên nghiệp cũng được xếp loại từ những chuyên gia giỏi, những người hiểu biết phải làm gì và không được làm gì, cho đến những thực tập sinh mới vào nghề.

3. Một số doanh nhân nhỏ sẽ bỏ qua những cách thức trên và chỉ làm việc với chuyên gia thiết kế đồ họa được thuê để sáng tạo ra lo go, tiêu đề thư, danh thiếp và có thể là cả tên gọi nữa.

4.
Còn một bộ phận lớn còn lại? – Vì nhiều lý do, chủ yếu là lý do tài chính, sẽ tự mình sáng tạo tất cả.

Có thể độc giả của cuốn sách này sẽ tự đặt tên thương hiệu cho mình, nhưng sẽ thiếu cẩn trọng nếu không xem xét đến lợi ích có thể mang lại do tham vấn từ những người khác. Bên cạnh khả năng, nguồn lực kinh nghiệm, họ còn có thể đóng góp những thứ vô giá. Họ có khả năng nhìn nhận chúng ta như người khác nhìn chúng ta.

Việc sẵn sàng nhận tham vấn, đối với nhiều người, thật là khó. Chúng ta có thể bị chìm ngập với công việc kinh doanh của mình hằng ngày, do đó dễ xét đoán vấn đề một cách chủ quan mà không tiếp cận một cách khách quan trên bình diện một bức tranh tổng thể. Kinh nghiệm cho thấy, những người luôn tự hào rằng họ có thể nhìn thấy những điều từ những quan điểm của người khác lại thường là những người chẳng nhìn thấy gì cả. Và đó là điều không tốt trong marketing.
Sau khi bạn đọc xong cuốn sách này và cố gắng tạo ra “một thương hiệu lớn” thì việc sáng tạo ra nó không phải đơn giản đối với bạn, dù với bất kỳ lý do nào. Tuy nhiên, sau khi thuê người khác sáng tạo thương hiệu cho bạn, bạn có thể hưởng lợi từ việc khách hàng hiểu biết mình hơn. Song hãy luôn nhớ rằng đừng cho phép ai đó có thể cung cấp cho bạn một tên thương hiệu hoàn toàn không phù hợp với bạn. Trên tất cả, cái tên đó phải mang lại cảm giác tốt đẹp. Bạn phải cảm thấy tự hào khi đọc to nó lên. Đây là công ty của bạn, là sản phẩm, là dịch vụ, là tương lai và là tiền của bạn.

Tóm tắt về marketing.

Bóng đá, như ai đó đã nói, thực sự là một trò chơi đơn giản mà phức tạp. Đội của bạn phải di chuyển bóng về phía cầu môn đối phương, song phải ngăn cản họ tiếp cận tới khung thành của mình. Marketing cũng vậy: đơn giản về khái niệm, song phức tạp trong thực tiễn.
Nguyên tắc vàng đầu tiên của marketing: Hãy làm cho khách hàng của bạn dễ dàng nói “có”. Tất nhiên, điều này nói dễ hơn làm và thường bị sao lãng đi khi công ty phát triển lên. Để vận dụng quy tắc này cần phải có sự phân tích triệt để, từng bước của tất cả các yếu tố, thậm chí là ở những công việc kinh doanh nhỏ nhất. Một trong những việc cần làm đó là tạo dựng thương hiệu, mà nhờ đó khách hàng của bạn có khả năng tìm ra bạn, biết bạn là ai và nhớ đến bạn.

Quy tắc thứ hai: Sự lặp lại liên tục. Những nỗ lực kiên định, bền bỉ suốt 52 tuần trong một năm sẽ tốt hơn là ào ào trong chốc lát. Một tên tuổi lớn cần có một sự nhắc lại liên tục trong muôn vàn những thương hiệu khác.

Các yếu tố của marketing: Dù bạn có sản xuất ô-tô hay kem ốc quế, xuất bản cuốn sách, cung cấp dịch vụ nha khoa hay quảng cáo cho một sản phẩm mới nhất của mình, thì việc lập kế hoạch và thực hiện tốt công tác marketing sẽ đem lại hiệu quả. Tất cả đều bắt đầu với cùng một cách thức marketing cơ bản. Các bước marketing dưới đây đã được nhiều người phân tích và trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng nhìn chung được đúc rút một cách súc tích như sau:

1. Thu hút sự chú ý: “
Chộp lấy” khách hàng tiềm năng của bạn ngay từ cái nhìn đầu tiên, buộc họ phải dừng lại một lát và muốn tìm hiểu thêm. Chức năng của quảng cáo.

2. Kích thích sự quan tâm:
Hãy nói cho khách hàng mục tiêu biết về khả năng mà sản phẩm, dịch vụ của bạn có thể phục vụ cho những nhu cầu của họ. Đừng nhầm lẫn với việc chỉ liệt kê một danh sách các đặc điểm của sản phẩm một cách đơn thuần.

3. Tạo sự mong muốn:
Tạo ra mong muốn mua hàng. Điều này có thể đạt được thông qua thương hiệu (tên gọi, bao bì, kiểu dáng…), các chương trình quảng cáo, truyền thông tác động đến các nhu cầu cơ bản của khách hàng như: Các nhu cầu về sức khỏe, giải trí, thẩm mỹ, sự thư giãn,…

4. Đáp ứng nhu cầu: Kết thúc với lời chào hàng hấp dẫn đến nỗi khách hàng không thể cưỡng lại được. Cuối cùng là hào hứng mua sản phẩm của bạn.

Một thương hiệu lớn là một phần không thể thiếu được trong kế hoạch marketing của bạn. Dù ở mức độ nào, nó cũng cần phải đáp ứng được các yếu tố trên đây. Một cái tên tẻ ngắt, vô cảm sẽ ảnh hưởng đến công ty, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Một thương hiệu lớn, sau khi đáp ứng được các bước trên, sẽ liên hệ mật thiết với công ty, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và quan trọng hơn nó sẽ đến với khách hàng của bạn một cách dễ dàng.

Theo Báo Nhân dân


Quy trình thiết kế logo chuyên nghiệp

Logo có thể chỉ là một nét vẽ đơn giản, bất cứ ai cũng có thể vẽ được, nhưng đôi khi đó là cả một quá trình tìm hiểu, sáng tạo, hình thành ý tưởng và tạo ra nó. Nhưng bên trong nó là cả một quá trình mà đòi hỏi người thiết kế cần có cái nhìn về nghệ thuật, khoa học, tâm lý học, sáng tạo và cả sự may mắn.

Bạn nên biết:

o Logo thực sự là cái gì.
o Những gợi ý khi bắt đầu quá trình sáng taọ.
o Những lưu ý trước khi bạn bắt tay vào làm.
o Những lời khuyên về dạng, dáng và sự lựa chọn màu.

Nhưng lần lượt từng bước một. Trước khi bắt đầu bạn nên biết một vài điều về một logo được thiết kế tốt, tại sao nó lại là tốt và làm nó như thế nào.

Logo là thương hiệu?

Đầu tiên, phải làm rõ một điều: Logo không phải là thương hiệu của bạn. Logo chỉ thể hiện về mặt thị giác thương hiệu của bạn. Việc xây dựng thương hiệu và tạo logo là hai quá trình hoàn toàn khác nhau. Logo của bạn không có gì khác hơn là một hình ảnh đại diện cho thương hiệu của bạn, không hơn không kém. Nó cho phép công chúng với tiền của họ thấy được bạn, nhớ bạn, phân biệt và nhận ra bạn trong số hàng triệu nhãn hiệu khác nhau.
Và trong khi logo không phải là thương hiệu thì thiết kế và sự sử dụng một cách nhất quán nó sẽ tác động không nhỏ tới việc thương hiệu của bạn sẽ được tiếp nhận như thế nào. Một logo tuyệt vời sẽ giúp công việc kinh doanh của bạn thành công một cách đáng ngạc nhiên. Ngược lại, có thể nó sẽ là “nụ hôn của thần chết”.

Một lời cảnh báo.
Bài viết này chỉ dành cho việc sáng tạo một logo cho một nhãn hiệu hoàn toàn mới. Nếu như bạn có ý định thay đổi hoặc thay thế logo đã tồn tại từ bấy lâu thì hãy cẩn trọng. Hết sức nguy hiểm. Thay đổi logo là xóa đi sự nhận biết về nhãn hiệu của bạn trong tâm trí của khách hàng, cái mà bạn đã dày công xây dựng trong cả một quá trình kinh doanh lâu dài.
Nếu như logo cũ của bạn có vấn đề thì tất cả những gì bạn phải làm là làm “sạch” nó, “đánh bóng” nó, tổ chức lại nó hợp lý hơn. Người ta nhận biết về dáng (shapes) trước tiên. Vì vậy khi sửa lại logo nên giữ lại shapes và thiết kế cơ bản. Việc này an toàn hơn là thay đổi toàn bộ biểu tượng đã quen thuộc với khách hàng.

Bắt đầu quá trình sáng tạo:
Logo không phải xuất phát từ chủ quan của nhà thiết kế. Bạn không thể tự nghĩ ra nó. Nó phải xuất phát từ chính sản phẩm và dựa trên những đặc điểm về tâm, sinh lý cũng như nhận thức của khách hàng hay đối tượng tiềm năng của sản phẩm đó. Cái mà bạn phải nghiên cứu trước nhất đó là đặc điểm của sản phẩm: nó có gì khác so với sản phẩm khác, nó đại diện cho cái gì hiện hữu trong tâm trí của khách hàng. Tức bạn phải nắm bắt được tính cách của nó. Nếu trong quá trình này bạn đã thực sự lấy được hồn của sản phẩm coi như bạn đã thành công tối 90%. 9% còn lại dành cho sự sáng tạo. Và 1% cuối cùng hoàn toàn là kỹ thuật.

Nếu bạn đã làm chủ được bước đầu tiên thì bước thứ 2 sẽ là việc nghiên cứu về kỹ thuật thiết kế logo. Dáng nào (shape), nét nào (line), bố cục nào (layout), màu nào (color), font chữ nào (typo) phù hợp với tính cách của sản phẩm đưa ra? Làm thế nào để mắt người xem nhận biết nhanh nhất, dễ dàng nhất logo của bạn? Logo của các sản phẩm cùng loại như thể nào, của đối thủ cạnh tranh ra sao? Làm thế nào để phân biệt với chúng?

Chỉ khi đã trả lời xong các câu hỏi trên bạn hãy chuyển sang bước tiếp.

Bắt tay vào làm.
1.Đầu tiên là đen và trắng.
Các logo tốt đầu tiên được thiết kế đen và trắng. Màu sắc sẽ đến sau. Cũng như vậy, nếu như bạn thuê thiết kế thì hãy đánh giá logo đen trắng trước, sau đó mới đến màu.
Bằng việc đánh giá phiên bản đen trắng trước, bán sẽ có ý tưởng tốt hơn về dạng, thiết kế và khả năng đọc được của logo. Thiết kế tốt sẽ đứng vững trong đen và trắng. Thiết kế dở thì không. Những nhà thiết kế lười nhác biết rõ là một thiết kế tệ có thể được ngụy trang bằng màu sắc. Một logo không nên dựa trên màu sắc để tạo dựng sự lôi cuốn, sự độc đáo hay khả năng nhận biết của nó.

Nếu bạn thuê những nhà thiết kế logo hãy yêu cầu họ đưa bản thiết kế đen trắng trước. Nếu họ không có nó, đừng ngần ngại sa thải họ.

2.Tiếp đến là dáng (Shape) và phong cách (Style).

Các logo đầu tiên được nhận biết bởi hình dạng, sau đó mới là màu sắc. Các logo tốt có các hình dáng đơn nhất và thống nhất, không rườm rà và được phân biệt với một biển các logo khác mà công chúng thấy hàng ngày. Hình khối phải đơn giản, sạch sẽ và nhanh chóng. Đôi khi logo chỉ là tên của tổ chức được sắp xếp theo một trật tự với một phông chữ khéo chọn. Và ngay bản thân các chữ, các từ cũng là các hình khối.

Các logo phức tạp khó được nhận biết hơn. Người ta nhớ các logo chính xác theo cùng cách nhớ các từ được in ra. Khi bạn nhìn vào từ “mèo”, bạn không nhìn từng chữ cái riêng biệt. Thay vào đó bạn sẽ lưu vào tâm trí cả “khối” từ. “Khối” từ này đại diện cho một con vật nhỏ, có lông và móng sắc. Một ví dụ khác, khi bạn lướt qua từ “pneumonoultramicroscopicsilicovolcanokoniosis ” bạn sẽ có xu hướng bỏ qua nó và không nhận biết nó bởi nó quá phức tạp. (Điều này dẫn chúng ta đến việc sử dụng các từ đơn giản, ngắn để đặt tên sản phẩm và gắn chúng lên logo).

Quy tắc trên cũng đúng với logo. Một thiết kế đơn giản, độc đáo là một thiết kế hiệu quả. Nhưng không dễ chút nào. Mục đích của logo là được nhận biết và ghi nhớ. Cũng như các từ, logo càng đơn giản càng tốt.

Ngoại lệ. Có một vài ngoại lệ đối với nhân tố đơn giản hóa trong việc thiết kế logo. Nếu logo phức tạp, thực tế có một vài cái cũng tốt, thì yếu tố chính vẫn phải rõ ràng, trong sáng. Hãy nhớ, chúng ta nhận biết logo theo dạng trước rồi mới đến màu (bằng chứng là các logo của MTV, của các hãng phim thay đổi màu xoành xoạch mà người ta vẫn nhận ra chúng, còn logo xe FIAT thay đổi hình dáng lại làm cho khách hàng rối trí). Nếu như bạn vẫn muốn tạo một cái gì dó phức tạp thì các hình khối vẫn phải đưộc nhận biết một cách dễ dàng bởi một người mù chữ.
Dù gì đi chăng nữa thì nguyên tắc “trắng đen đầu tiên” vẫn là quan trọng nhất. Không có ngoại lệ cho nguyên tắc này.

3.Đôi điều về màu sắc.

Cũng như hình dạng của logo, màu sắc cần phải đơn giản và dễ dàng nhận biết cũng như ghi nhớ. Màu sắc và sự phối hợp màu sắc được sử dụng trong logo phải thống nhất và độc đáo sao cho logo không bị hòa lẫn vào hàng sa số các logo khác. Các phối hợp phức tạp về màu sắc (trong đó sử dụng nhiều màu khác nhau) làm loãng đi yếu tố quan trọng nhất: Dáng của logo. Lại một lần nữa, hãy nghĩ về quá trình ghi nhớ của não. Khá dễ dàng để nhớ một logo chỉ có 2 màu xanh da trời và nâu đất. Còn một logo với đủ các màu xanh, đỏ, tím, vàng,… thì không.

Màu nào bạn nên sử dụng? Màu sắc cũng có ý nghĩa của nó. Xanh lá cây có nghĩa là đi. Đỏ nghĩa là dừng. Vàng có nghĩa là giảm tốc độ. Đó là một vài quy tắc về màu và các cảm xúc mà nó gây ra được chấp nhận rộng rãi. Tuy nhiên xu hướng về màu hay thay đổi. Vì thế điều quan trọng là bạn phải tìm ra được sự phối hợp về màu sắc sẽ đứng vững lâu dài:

Ý nghĩa màu sắc:

o Đen: nghiêm túc, độc nhất, khỏe mạnh, sức mạnh, tinh tế, truyền thống.
o Xanh da trời: quyền uy, đức hạnh, an toàn, tin tưởng, di sản, vững bền.
o Nâu/vàng kim: lịch sử, hữu dụng, thuộc về đất, giàu có, truyền thống, bảo thủ.
o Xám/bạc: ảm đạm, quyền uy, thực tế, trí lực, tin tưởng.
o Xanh lá cây: thanh bình, sức khỏe, tươi mát, ổn định, ngon miệng.
o Da cam:vui nhộn, phấn khởi, cởi mở, khao khát, nhanh nhẹn.
o Hồng: Nữ tính, ngây thơ, mềm mại, sức khỏe, trẻ trung.
o Tím: Tinh tế, tinh thần, thịnh vượng, trẻ trung, bí ẩn, màu sắc của hoàng gia.
o Đỏ: Kích động, đam mê, sức mạnh, sự sống, sợ hãi, tốc độ, khao khát.
o Trắng/bạc: tinh khiết, chân lý, niềm tin, tao nhã, giàu có, đương thời.
o Vàng:trẻ trung, lạc quan, vui tươi, nhút nhát, tinh tế, thận trọng, khao khát.

Màu ưa thích của bạn là gì? Xanh hay đỏ? Không quan trọng. Màu xanh da trời không dùng để bán thực phẩm, màu đỏ không biểu hiện sự vững chắc và rõ ràng là màu mà bạn thích không hẳn là cái hợp với thương hiệu của bạn. Lựa chọn màu sắc rất quan trọng. Bạn có thể bỏ tiền ra nghiên cứu để tìm ra màu sắc phù hợp nhất nhưng nếu ngân sách hạn hẹp thì có hàng núi sách viết về màu sắc, bạn có thể dễ dàng tìm thấy chúng tại bất cứ đâu. Hãy sử dụng chúng để thiết kế logo cho doanh nghiệp.

Logo có phải là biểu tượng công ty, bạn nghĩ sao?

Thiết kế logo là những mẫu thiết kế đặc biệt theo dạng đồ họa và cách điệu theo dạng chữ viết để thể hiện hình ảnh của công ty.

– Tích hợp về mặt văn hóa.

– Chứa đựng hình ảnh mong muốn, bộc lộ bản chất các hoạt động của công ty qua sự biểu đạt.

– Là phương tiện thông tin thị giác.

– Cân bằng về màu sắc.

– Nhịp điệu và tỷ lệ.

– Tính mỹ thuật, tao nhã, chân phương có điểm nhấn.

– Hài hòa về kiểu dáng.

– Thể hiện ý đồ thông điệp một cách hợp lý và minh bạch.

– Tương sinh về mặt phong thủy, cân bằng về âm dương…

Tạo biểu tượng công ty.

Để tạo được 1 logo thì trước tiên bạn phải hiểu logo là gì ? Theo cách nghĩ khác thì logo là biểu tượng. Nhưng đúng nghĩa thì Biểu tượng là Symbol chứ ko phải là logo. Do vậy cách hiểu của chúng ta trước đây đôi phần lệch lạc. Vậy để thể hiện hình ảnh của 1 công ty mình có thể chọn các dạng sau:

1. Symbol (Hình ảnh): Đối với Symbol mark việc quan trọng nhất là phải tìm ra một motif (chủ đề) để design. Ví dụ: công ty về hàng hải thì bạn có thể chọn motif là con tàu hay biển để thể hiện, công ty xuất khẩu gạo thì hình hạt lúa, nhánh lúa là motif.

2. Logo type (Kiểu chữ): Đối với Logo type = Word mark cách sử dụng các typeface và nghệ thuật biến đổi kiểu chữ để thể hiện đặc trưng của công ty. Ví dụ: logo của hãng coca cola (là người tiên phong cho loại hình logo này), G7 của Trung Nguyên,…

3. Mascot (Linh vật): Đối với Mascot dễ dàng nhận thấy bằng con trâu biểu tượng của seagame Việt Nam. Mascot là sử dụng những con vật nhân hoá để làm biểu tượng cho 1 sự kiện, công ty.

Một khi xác định chọn loại biểu tượng nào để làm cho công ty thì việc tiếp theo là thu thập thông tin tư liệu về công ty đó (cũng đừng quên là phải mánh khoé biết được sở thích của người duyệt logo của bạn nhé vì họ là người quyết định cuối cùng, dĩ nhiên khâu giải thích cũng rất quan trọng và cũng có cách làm cho họ phải chấp nhận logo của bạn ^_^ ) chọn ra motif, hướng / đối tượng bạn muốn thực hiện.

Thực hiện vẽ biểu tượng, cần tự hỏi biểu tượng của bạn đã simple chưa (đơn giản hoá) biểu tượng càng phức tạp thì chỉ càng làm người xem ko nhớ đến đó là biểu tượng của công ty nào thôi. Ngoài ra phải lưu ý đến các thể hiện khác:

Đường nét: đậm nhạt, thanh hay mảnh.

Hình học ban đầu: để tạo symbol hình ảnh thì đừng suy nghĩ đến những hình khối xa xôi nào mà hãy bắt đầu bằng hình vuông, tam giác, hình tròn. Đó là những hình đã tạo sự quen mắt cho người xem có tác dụng dễ gợi nhớ.

Màu sắc: ý nghĩa của màu, tạo điểm nhấn, hay gây ảo giác để tạo thú vị.

Ứng dụng: khi đặt logo vào bảng hiệu, đồng phục hay các nơi khác thì logo đó có phù hợp và thể hiện được cá tính của công ty chưa?

Luôn ghi nhớ: Một tác phẩm good design là tác phẩm đạt được 2 điều kiện : cái đẹp và cái dụng.

Giải thích ý nghĩa logo.

Cái này thách thức và có thể cho là khó nhất đối với rất nhiều designer. Việc tạo ra 1 logo đẹp thì nhiều người làm được nhưng người giải thích tốt logo mình tạo ra thì ko nhiều.

Nếu bắt đầu như thế này “tôi nghĩ nếu dùng hình tròn thì có thể thể hiện được tính toàn cầu hội nhập của công ty“ <= Sai. Điều tối kỵ trong giải thích chính là ý nghĩ của bạn! Bạn nghĩ thế này thế nọ nhưng người khác có nghĩ được như vậy ko?!

Bạn có phân biệt được thế nào là Design và thế nào là hội họa chưa?

Hội họa (Art) là những cái có thể hiểu theo chủ quan, nhiều lúc bạn ngắm ngiá 1 tác phẩm nghệ thuật khen đẹp mà hỏi lại ý nghĩa là gì thì chưa chắc gì bạn giải thích được đúng như ý tác giả!

Đối với Design thì khác, tác phẩm design của bạn ko thể chỉ được ngắm ngiá bởi mình bạn mà nó là dùng để phục vụ cho một mục đích. Khi nhìn vào mọi người đều phải biết đó là gì, chứ ko phải là ý nghĩ nội tâm của riêng bạn. Tác phẩm design phải mang tính cộng đồng. Ngừơi ta cũng có một câu rất hay như thế này “Design is science“ thiết kế là 1 khoa học, hãy làm sao để tác phẩm design của bạn “nhìn là có thể biết“ là gì nhé.

Theo: lantabrand


Xu hướng phát triển của công nghiệp bao bì

Khi mua một món hàng người tiêu dùng không chỉ trả tiền cho sản phẩm của mình cần mua mà còn phải thanh toán một khoản chi phí không nhỏ cho bao bì. Trong một số trường hợp chi phí này lến đến 30% hoặc lớn hơn 30% tổng giá trị thanh toán, nhưng người mua vẫn vui lòng chấp nhận. Vì sao như vậy?
Các nhà sản xuất bao bì phải cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định xem sẽ phải làm như thế nào để bao bì phải là một thể thống nhất với sản phẩm bên trong và góp phần gia tăng giá trị của sản phẩm. Chẳng những thế, bao bì còn phải có tính kinh tế, nghĩa là với một lượng vật liệu tối thiểu phải có số thành phẩm tối đa. Bao bì phải vừa khít, quá trình đóng gói sản phẩm dễ dàng ít tốn thời gian, giảm thiểu số màu in nhưng đạt hiệu quả trình bầy…

Có một điều quan trọng mà chúng ta cần ghi nhớ: Bao bì có tính động và thường xuyên thay đổi, vật liệu đòi hỏi phương pháp sản xuất mới vì vậy cần có thiết bị mới. Chu kỳ thay đổi sẽ ngày càng nhanh. Chất lượng bao bì sẽ ngày càng tốt hơn.

Ngoài ra, để đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, quảng cáo sản phẩm bao bì cần phải được thiết kế tạo nên sự hấp dẫn, nổi bật của sản phẩm bên trong, phân biệt dễ dàng sản phẩm của nhà sản xuất này với nhà sản xuất khác…Bao bì phải đẹp và hấp dẫn. Màu sắc, hình ảnh, thông tin phải đáp ứng yêu cầu của nhà sản xuất sản phẩm. Màu phải bền với thời gian, ánh sáng, phải giống nhau giữa các đợt in khác nhau. Khi thiết kế bao bì phải thể hiện đầy đủ các thông tin về sản phẩm bên trong, đáp ứng được yêu cầu của nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng: Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, nguồn gốc sản phẩm, thành phần, hướng dẫn sử dụng… Trong một số trường hợp yêu cầu này cực kỳ nghiêm khắc như những bao bì dược phẩm.

Tuy vậy, tương lai công nghiệp bao bì sẽ phải đối đầu với những thách thức lớn về công nghệ, đó là khuynh hướng bao bì phải mỏng, nhẹ, an toàn hơn cho môi trường, năng suất đóng gói cao, in ấn đẹp hơn. Trong khi đó thì nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất bao bì ngày càng khan hiếm, yêu cầu của khách hàng đối với nhà sản xuất bao bì ngày càng khắt khe và đòi hỏi cao hơn, đồng thời sự quản lý của chính phủ ngày càng nghiêm khắc.

Trả lời về xu hướng bao bì toàn cầu, ông Herry Debney – Chủ tỉnh hội đồng bao bì Úc có nêu: “Cắt giảm chi phí; rút ngắn quá trình sản xuất; bao bì tiện lợi; thời gian sử dụng được kéo dài; hệ thống phân phối tiên tiến và quản lý hiệu quả kênh phân phối; bao bì như một công cụ marketing; quan tâm đến môi trường; thương mại điện tử và xu hướng toàn cầu hóa”.

Việc đặt xu hướng cắt giảm chi phí lên hàng đầu là một sự thật không thể trốn tránh đối với tất cả các doanh nghiệp bao bì. Ngày nay chúng ta muốn giữ được hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì phải liên tục nâng cao chất lượng hiệu quả trong sản xuất và dịch vụ, phải tìm ra các biện pháp nhằm phục vụ tốt nhất, mang lại nhiều lợi ích cao nhất cho khách hàng.

Xem xét bao bì như một công cụ tiếp thị cũng là một xu hướng quan trọng mà chúng ta cần quan tâm. Việc thay đổi thói quen tiêu dùng mua hàng từ các cửa hiệu nhỏ đến mua hàng trong các siêu thị cũng ảnh hưởng nhiều đến thiết kế bao bì. Trung bình một siêu thị có khoảng 30.000 sản phẩm được bày bán thì 2/3 quyết định mua hàng được thực hiện ngay ở quầy. Mỗi khách thông thường có ý định mua 10 sản phẩm khi vào siêu thị, nhưng sau đó thường mua đến 19 sản phẩm, trung bình mỗi người mất 9 giây để quyết định mua hàng.

Như vậy, hình dáng, vẻ bề ngoài của bao bì, thương hiệu sản phẩm đã thực sự đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua hàng. Các nhà quản lý thương hiệu sản phẩm ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của nhãn hiệu mang tính quốc tế và nhãn hiệu mang tính quốc gia. Điều này đặt ra yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất bao bì phải áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong sản xuất và phân phối sản phẩm bao bì.

Các khách hàng trông đợi và nhà sản xuất sẽ mở rộng mạng lưới cung cấp bao bì không chỉ tại chỗ mà cả trong khu vực và toàn cầu. Thị trường mở rộng, phạm vi mở rộng, sản phẩm đa dạng đòi hỏi kha năng phối hợp nhịp nhàng linh hoạt thì ở đây yếu tố con người lại càng trở nên quan trọng và quyết định. Mối quan hệ giữa các nhà sản xuất bao bì, người sử dụng bao bì và người tiêu dùng đã trở nên quan trọng hơn lúc nào hết.

Công nghệ thay đổi, khoa học phát triển đó là điều kiện quan trọng để phát triển sản xuất, tuy nhiên đối với nền công nghiệp của Việt Nam chúng ta, và ở đây là công nghiệp bao bì chỉ thực sự lớn mạnh, đồng thời có khả năng cạnh tranh cao khi có sự liên kết chặt chẽ của các nhà sản xuất trong ngành, có định hướng đúng đắn của các nhà quản lý chiến lược. Đó thật sự là trách nhiệm và thách thức đối với mọi chúng ta.

Theo: lantabrand

Màu sắc của thương hiệu

Màu sắc đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích liên tưởng của khách hàng đến thương hiệu. Hơn thế nữa, màu chính thương hiệu sẽ xuất hiện liên tục trong quảng cáo, logo, bao bì sản phẩm của doanh nghiệp…

Ý nghĩa màu sắc về tâm lý học khác nhau tùy từng nền văn hóa, hoàn cảnh, ngành công nghiệp. Nhưng theo ngành quảng cáo của nền kinh tế hàng đầu thế giới Hoa Kỳ thì có những nguyên tắc cơ bản sau:
Xanh da trời – xanh nước biển. Gợi liên tưởng thiên nhiên bao la. Tạo cảm giác đáng tin cậy, an toàn, bình yên. Vậy nên, các doanh nghiệp tài chính thường chọn dùng màu chủ đạo là xanh dương.

Đỏ. Kích thích tuyến yên, tăng nhịp đập của tim, tăng hô hấp. Vậy nên, màu đỏ rất ấn tượng, tạo đam mê, thu hút chú ý, tràn đầy năng lượng. Với Châu Á, đỏ là màu may mắn. Nhưng đối với các nước phương Tây, đỏ là màu đánh dấu nguy hiểm, mắc nợ. Vậy nên, rất kén mặt hàng.

Xanh lá cây. Gợi cảm giác khỏe mạnh, tươi mát, thanh thản. Xanh lá cây có những ý nghĩa khác nhau tùy mức độ đậm nhạt. Xanh đậm gắn liền với tài sản và uy tín, trong khi xanh nhạt đem đến sự bình yên trong tâm hồn.

Vàng. Trong hầu hết xã hội, vàng là mặt trời, gợi sự tích cực, lạc quan, ánh sáng ấm áp. Vậy nên, dễ kích thích ý tưởng sáng tạo và bổ sung năng lượng. Đôi mắt con người nhận biết ánh vàng tươi sáng trước bất kỳ màu nào khác, nên các gian hàng trưng bày và bán sản phẩm thường chọn màu vàng để thu hút khách nhanh chóng.

Tím. Là sự pha trộn giữa đỏ đam mê và xanh dịu dàng, nên gợi cảm giác huyền bí, tinh tế, tâm linh, quý phái. Hoàng gia phương Tây rất chuộng dùng màu tím. Tuy nhiên, tím nhạt lại gợi tình cảm, sự ân cần, lòng hoài niệm.

Hồng. Màu hồng đậm, hồng đỏ tràn đầy năng lượng, trẻ trung, hài hước, hăng hái. Thường dùng cho những sản phẩm thời trang trẻ giá cả phải chăng. Màu hồng nhạt hơn gợi tình yêu dịu dàng. Hồng phớt tạo không gian lãng mạn.

Cam
. Hài hước, cởi mở, tràn đầy sức sống. Nhờ đỏ mạnh mẽ phối hợp với vàng tươi vui, màu cam gợi sức sống tập thể, sự đông đúc, xum vầy, nhộn nhịp và ngây thơ. Màu cam thường dùng nhiều cho những trung tâm chăm sóc sức khỏe, thẩm mỹ viện, nhà hàng

Nâu. Là màu của đất: mộc mạc, vững bền, ổn định dài lâu. Màu nâu hòa vào màu đất có thể che những vết dơ. Nên đây là sự lựa chọn hoàn hảo cho những công ty xây dựng công trình và công nghiệp nặng.

Đen. Nghiêm túc, mạnh mẽ, quyền uy và cổ điển. Đen tạo sự tinh tế, kịch tính, thích hợp với những sản phẩm đắt tiền.

Trắng. Sáng sủa, sạch sẽ, tinh khôi, đơn giản. Thông thường, màu trắng đi kèm sản phẩm chăm sóc sức khỏe, sản phẩm cho em bé.


Làm thế nào để tạo ấn tượng khi thiết kế thương hiệu?

Thiết kế thương hiệu chỉ là một trong số các bước ban đầu của quá trình xây dựng thương hiệu và có vai trò rất quan trọng, nó không chỉ đơn thuần là công việc của các họa sĩ mà là kết quả tổng hợp của các ý tưởng và sự sáng tạo.

Có phải bạn cũng giống như các chủ doanh nghiệp khác, bạn coi biểu tượng (logo) của thương hiệu là dấu hiệu quan trọng nhất? Nếu coi tên thương hiệu là trung tâm của thương hiệu, thì logo sẽ làm nổi bật thương hiệu thông qua thị giác, đặc biệt trong điều kiện khi mà người tiêu dùng có rất ít thời gian để đọc các thông tin về hàng hóa. Do đó, bạn nên tập trung đầu tư nhiều công sức và ý tưởng để có thể tự hào nói rằng mình có một logo đẹp và ấn tượng. Nhưng còn rất nhiều yếu tố khác thì sao? Logo chỉ là một bộ phần. Một logo đẹp, ấn tượng chưa đủ để thương hiệu của bạn thu hút và hấp dẫn khách hàng.
Vậy bạn phải làm gì nữa? Câu trả lời nằm trong một từ duy nhất: sự phối hợp. Tất cả các yếu tố cấu thành thương hiệu phải được kết hợp sinh động và hài hòa với nhau. Nó phải truyền tải cùng một thông điệp, thể hiện cùng một phong cách, và cùng gây một ấn tượng đối với khách hàng. Làm sao khi khách hàng nhìn thấy thương hiệu của bạn ở bất cứ đâu, trên đường phố, trong các cửa hiệu, đồ dùng văn phòng hay sách và tạp chí… nó đều tạo cho họ một cảm giác quen thuộc.

Tất nhiên, điều này không có nghĩa là nhất thiết tất cả các yếu tố cấu thành thương hiệu đều phải hoàn toàn phù hợp với nhau, nhưng có một số yếu tố quan trọng phải đảm bảo được nguyên tắc này, đó là:

Về màu sắc: Màu sắc là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định thương hiệu, bởi vì nó có vai trò rất lớn trong việc gợi lại trí nhớ của khách hàng. Màu sắc phải đơn giản, dễ nhận biết cũng như ghi nhớ. Khá dễ dàng để nhớ nếu như bức tranh hay hình ảnh nào đó chỉ có hai màu sắc, còn nếu nó được pha trộn bởi đủ các màu xanh, đỏ, tím, vàng… thì chắc sẽ rất khó để khách hàng có thể hình dung lại.

Bởi vậy, để thể hiện hình ảnh của công ty bạn, tốt nhất chỉ nên sử dụng hai màu sắc. Màu sắc thứ nhất, bạn hãy chọn trong số các màu cơ bản mà  bạn  cho  là  nó  thích  hợp  nhất  với  hình  ảnh  của  công ty bạn (tốt nhất có thể tham khảo bảng màu sắc của hệ thống thích hợp Pantone – Pantone Matching System – PMS – hãy hỏi nhà thiết kế màu sắc trong công ty bạn về hệ thống này nếu bạn cần sự giúp đỡ).

Sau khi đã chọn được màu sắc thứ nhất, bạn hãy sử dụng nó như là một màu nổi trội nhất để thể hiện trên tất cả các yếu tố cấu thành thương hiệu. Còn màu sắc thứ hai, bạn phải chọn sao cho nó không lấn át màu sắc chủ đạo thứ nhất. Hãy chú
ý, nơi thể hiện màu sắc rõ nét nhất, chính là trong logo của bạn.

Ngoài ra, bạn cũng cần quan tâm đến ý nghĩa của màu sắc khi lựa chọn màu chủ đạo. Ví dụ, bạn có thể liên tưởng đến đèn tín hiệu giao thông. Màu xanh lá cây có nghĩa là đi. Màu đỏ có nghĩa là dừng lại. Màu vàng có nghĩa là giảm tốc độ. Bạn cần phải nắm được một số quy tắc về màu sắc để tác động lên cảm xúc của khách hàng.

Các yếu tố tạo nên sự sinh động của thương hiệu:

Các yếu tố tiếp theo mà phải tạo ra được sự nhất quán trong quá trình thiết kế thương hiệu, đó chính là biểu tượng, hình dáng và đường viền trang trí. Ví dụ, một công ty công nghệ cao có thể mô tả biểu tượng bằng các hình ảnh đậm nét, có góc cạnh, trong khi một cửa hàng quần áo có thể sử dụng các hình dáng tròn trịa, mềm mại hơn.

Hãy chọn hình dáng đơn giản, không rườm rà, điều này sẽ khiến cho khách hàng dễ nhớ và dễ nhận biết hơn. Con người nhớ các biểu tượng, hình dáng của thương hiệu một cách tổng thể chứ không phải từng chi tiết riêng biệt. Do đó một thiết kế đơn giản, nhưng độc đáo sẽ hiệu quả nhất.

Tương tự như vậy, hãy chọn một hình ảnh hay một phong cách minh họa riêng biệt khi thiết kế thương hiệu. Và thường để rõ nét và tránh những thiết kế ẩu được ngụy trang bằng màu sắc, bạn nên thiết kế trước bằng hai màu đen và trắng. Sau đó mới chuyển tải các màu sắc vào sau.

Phông chữ: Sự ấn tượng của thương hiệu đối với khách hàng đôi khi chỉ là sự sắp xếp các chữ theo một trật tự  sáng với một phông chữ thích hợp. Bạn chỉ nên sử dụng một vài loại phông chữ, và trong đó có ít nhất một phông chữ có chân và một phông chữ không có chân. (Phông chữ có chân, ví dụ như Time New Roman, thường có chân ở đuôi chữ; còn Helvetica là một ví dụ của kiểu chữ không chân).

Hai kiểu phông chữ này nên được kết hợp sử dụng thường xuyên. Kiểu chữ có chân rất dễ nhìn và đẹp khi thể hiện một nội dung tương đối dài, trong khi kiểu chữ không chân nên được sử dụng trong các tiêu đề, chữ số trong các biểu đồ, đoạn text ngắn hoặc những đoạn text không có màu sắc. Bạn nên tránh sử dụng nhiều hơn hai phông chữ trong cùng một tài liệu giống nhau.

Thông điệp: Những thông điệp hay khẩu hiệu về thương hiệu được bảo hộ bản quyền sẽ giúp bạn truyền tài hình ảnh công ty bạn đến khách hàng. Hãy sử dụng cùng một thông điệp và ngữ điệu trên tất cả các phương thức tiếp thị và quảng cáo khác nhau. Ví dụ, nếu muốn thương hiệu của bạn thân thuộc và gần gũi, hãy sử dụng ngôn ngữ giao tiếp thông thường. Nếu đó là thương hiệu đắt giá và độc quyền? Hãy sử dụng ngôn ngữ nghi lễ, chính thống.

Nếu muốn nhấn mạnh hơn một từ nào đó mà bạn cho là quan trọng trong thông điệp, bạn có thể làm nổi bật từ đó lên, hoặc để dễ nhớ và đi vào lòng khách hàng. Thông điệp của bạn nên ngắn gọn, xúc tích.

Cách sử dụng logo: Logo là hình ảnh sinh động, cơ bản nhất trong các yếu tố cấu thành thương hiệu. Bạn nên để thương hiệu xuất hiện trên tất cả các sản phẩm và trong quá trình làm việc của bạn ở bất cứ nơi nào, khi nào có thể. Và logo nên được xuất hiện dưới cùng một kích cỡ và vị trí trên một trang giấy. Việc mở rộng hay thu nhỏ kích cỡ logo có thể chấp nhận được, nhưng điều tối kỵ đối với logo là thiết kế lại và thay đổi nó. Việc hình ảnh logo được thể hiện  kiên định, trước sau như một là rất quan trọng và cần thiết.
Bạn nên nhớ rằng, việc được thừa nhận và công nhận là chìa khóa để kinh doanh tăng trưởng. Hãy tạo ra sự thân thuộc, gần gũi trên mọi phương tiện quảng cáo và tiếp thị đối với khách hàng và người tiêu dùng. Làm được điều này, bạn sẽ thắng được đối thủ cạnh tranh và xây dựng lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu của bạn.

Theo Bwportal

Quy tắc 7P trong xây dựng thương hiệu

Hằng ngày chúng ta thường bị oanh tạc với những tin tức về nền kinh tế: các ngân hàng đóng cửa, sự cứu trợ tài chính, tỉ lệ thất nghiệp gia tăng, ngày càng nhiều hiện tượng tịch thu tài sản để thế nợ, suy giảm lòng tin khách hàng, gói cứu trợ của chính phủ, khủng hoảng ngân sách quốc gia…

Trong giới marketing, chúng ra đã nghe rất nhiều thông tin xấu như: Sự hợp tác tan rã, công ty sa thải nhân viên, ngân sách tiếp thị cắt giảm, quảng cáo chìm vào bóng tối, các khách hàng và công ty cứ dần dần ra đi, khủng hoảng về ngân sách thương hiệu – một cảm giác hỗn loạn, và tình trạng bất ổn….
Sứ mệnh lúc này đặt lên vai của các CFO chứ không phải CMO và sự cần thiết phải cắt giảm chi phí và các hoạt động phát sinh. Những người lãnh đạo đang vào cuộc, ngay lập tức đưa ra những kích thích và kêu gọi hành động.
Kevin Randall, giám đốc nghiên cứu chiến lược của Movéo Integrated Branding, một công ty tư vấn tiếp thị và truyền thông ở Oakbrook Terrace, IL. Kevin đã đưa ra công thức 7P trong chiến lược xây dựng thương hiệu.
Những người quản lý thương hiệu ngày nay sẽ cần phải thông minh hơn để cân nhắc 7P này trong việc xây dựng thương hiệu, coi đó như là hướng dẫn trong suốt thời kỳ suy thoái và hơn thế nữa…

1. Profit – Lợi nhuận

Các nhà tiếp thị hiện nay đang có cơ hội “vàng” để tận dụng và thiết lập lợi thế cạnh tranh bằng việc khai thác tình huống hiện tại. Đó là họ có thể tăng giá trị thương hiệu và chia sẻ thị phần, chắc chắn là rẻ hơn trong thời kỳ phát triển mạnh.
“Tiếng nói” của các thương hiệu dần giảm đi, dẫn đến việc khá dễ dàng cho một thương hiệu có thể nổi bật trên thị trường. Các phương tiện truyền thông không quá đắt.
CEO của Interbrand, Jez Frampton cho rằng “bảo vệ và phát triển thương hiệu … là tài sản có giá trị nhất của công ty – và cũng là tài sản ít ổn định nhất trong thời kỳ suy thoái”

2. Persistence – Sự kiên trì
Những giám đốc của các thương hiệu tập đoàn cần phải nắm bắt tình hình để vượt qua những thách thức trong thời gian này. Thậm chí, nếu ngân sách giảm thì cần phải có những chiến lược cốt lõi và hành động mưu lược để duy trì doanh nghiệp.
Sự bền bỉ của thương hiệu trong thời kỳ suy thoái một lần nữa cam đoan với khách hàng về độ lớn mạnh của thương hiệu.

3. Planning – Lên kế hoạch
Dù nền kinh tế có mạnh hay như thế nào thì những người xây dựng thương hiệu cũng cần phải duy trì việc theo đuổi những tầm nhìn dài hạn và lên kế hoạch chắc chắn với các chiến thuật tiếp thị thực tế có khả năng ứng biến.
IBM trong suốt thời kỳ suy thoái đầu những năm 1990 và Southwest Airlines sau ngày 11/9 là những ví dụ về thương hiệu chẳng bao giờ dao động trong phạm vi chiến lược thương hiệu dài hạn của họ.

4. Performance – Thực hiện
Một số marketer đã cắt giảm và tiếp tục cắt giảm giá nhưng những thương hiệu (và những giao tiếp truyền thông) cần được xem xét và bổ sung bây giờ bằng việc bày tỏ những giá trị chứ không chỉ đơn thuần về giá.

5. Positioning – Xác định vị trí
Những người quản lý thương hiệu phải duy trì và bảo vệ vị trí cốt lõi và chống lại sự cám dỗ của việc giảm chất lượng, giảm nỗ lực sáng tạo hoặc cắt giảm giá thành.
Một nghiên cứu với hơn 1000 công ty cho thấy, công ty nào cắt giảm các chức năng sản xuất, điều hành trong thời suy thoái có xu hướng thu về lợi nhuận nhưng ngược lại, nếu giảm chí phí trong việc phát triển sản phẩm mới, chất lượng và tiếp thị chắc chắn sẽ bị thua lỗ.

6. People – Con người
Muốn thương hiệu phát triển và có các ý tưởng sáng tạo, hãy đặt yếu tố con người lên hàng đầu. Tuyển dụng, thúc đẩy, giữ người giỏi lúc này là chìa khóa quan trọng.
Boeing, HP, và P&G là những trường hợp điển hình về sự đầu tư nhân tài trong thời kỳ suy thoái.

7. Principles – Các nguyên tắc
Những người quản lý thương hiệu nên làm việc với các CEO để chắc chắn rằng thương hiệu và tổ chức của họ được gắn kết với nhau và nhân viên trở thành một bộ phận để thiết lập nên các giá trị thương hiệu.
IBM’s và P&G’s có được sự vững mạnh về tài chính như ngày nay là nhờ họ chú trọng đến giá trị thương hiệu hợp tác, các nguyên tắc xử thế và sứ mệnh xã hội của mình.
Nhân viên hoặc khách hàng sẽ trung thành hơn nếu họ được cam đoan bởi những nguyên tắc trong việc xây dựng thương hiệu, bởi sự đảm bảo của các giám đốc điều hành. Điều này đặc biệt quan trọng ở thế giới B2B.

Bằng những con số:
Những thương hiệu áp dụng công thức 7P chắc chắn đạt được các kết quả tốt nhất trong đầu tư bằng chứng:
– Chứng khoán của Southwest Airlines tăng liên tục từ năm 1972 đến 2002
– Năm 1975, Ford và GM đã sử dụng chiến lược quảng cáo tương tự, nhưng Ford cắt giảm ngân sách, doanh số bán của GM tăng sau năm 1975 trong khi Ford giảm 14%.
– Từ năm 1980 đến 1985, nhiều trong số những công ty không giảm nhân sách marketing đã tăng doanh số bán từ 16 đến 80%.
– Các công ty cắt giảm quảng cáo thương hiệu trong thời kỳ suy thoái, lợi tức giảm 30% sau 2 năm tiếp theo.
– Giá trị thương hiệu của IBM hiện đã đạt hơn 59 tỉ đô la.


Những hình tượng thường sử dụng design logo

Mỗi hình tượng, biểu tượng đều có một nét riêng biệt và ý nghĩa khác nhau. Các design cần phải thận trọng trong việc lựa chọn hình tượng cho việc thiết kế logo. Dựa vào ngành nghề kinh doanh là yếu tố quan trọng nhất để hình thành một logo đạt chuẩn mực và yêu cầu của doanh nghiệp. Dưới đậy là một vài ý nghĩa các hình tượng, bạn có thể tham khảo bổ sung thêm chút kinh nghiệm cho việc thiết kế được hoàn thiện hơn.
1. Hình khối lập phương:

Là 1 hình khối mạnh mẽ, cân bằng.
Đối với người Á Đông tượng trưng cho “đất”.
Được sử dụng nhiều trong việc tạo dựng hình tượng logo bởi ấn tượng sự liên tưởng, tính dễ tạo hình do nó đem lại.

2. Hình khối chữ nhật: Tính cân bằng nên thường được sử dụng để tạo cảm giác về sự cân xứng.

3. Hình khối tam giác:

Là một hình vững vàng.
Có thể dùng để tạo nên một loạt các hình khối như núi non, lều, tòa nhà hình chữ A.
Nói lên tính năng phát triển thông qua ý nghĩa định hướng mạnh mẽ của nó.
Những hình tam giác liên kết trong một logo tạo được ấn tượng mạnh mẽ về hiệu quả thẩm mỹ, hiệu quả về mặt thông tin.

4. Hình tượng mặt trời.

Hình ảnh mặt trời vừa gần gũi, thân quen với con người.
Ý nghĩa thần linh. Cội nguồn của sự sống, sự bất tử, vĩnh hằng, hủy hoại, tái sinh.
Theo cách nhìn khái quát phổ thông, mặt trời, hình tròn.
Ấn tượng, huy hoàng, rực rỡ.
Cảm giác ấm áp, thành công, chiến thắng.
Nói lên tính ưu việt, năng động, sự gợi cảm, luôn tạo được sự tin tưởng về nó.
5. Ngôi sao

Hình tượng đáng yêu nhất và thưởng được sử dụng.
Yếu tố lãng mạn tạo cảm giác lung linh, bay bổng.
Kết hợp những hình tam giác mà đỉnh nằm trong một vòng tròn.
Vừa mang tính ổn định, không ổn định tạo cảm giác bền vững, xu hướng phát triển
Cho chúng ta một khát vọng hướng đến tương lai, hướng đến những gì tốt đẹp nhất.

Sáu luật cơ bản trong thiết kế

Vậy hãy cùng nhau phân tích những nguyên lý cơ bản của thiết kế, để mà chúng ta sẽ áp dụng chúng trong những mẫu thiết kế của mình.

Sáu luật cơ bản trong thiết kế bao gồm:

– Balance (cân bằng)

– Rhythm (nhịp điệu)

– Emphasis (nhấn mạnh)

– Unity (đồng nhất)

– Simplicity (đơn giản)

– Proportion (cân xứng)

The law of balance: luật cân bằng

Sự cân bằng phù hợp của các yếu tố là sự cần thiết đối với 1 mẫu design. Luật cân bằng có 2 loại đó là cân bằng đối xứng và cân bằng bất đối xứng.

Cân bằng đối xứng biểu thị tất cả các yếu tố như chiều cao, chiều rộng … được sắp đặt 1 cách đối xứng trong trang. Cân bằng đối xứng đề cập đến tất cả những gì được sắp xếp trong 1 bố cục. Cân bằng đối xứng được chia ra làm nhiều loại như cân bằng đảo ngược, cân bằng 2 trục, cân bằng xuyên tâm…

Cân bằng bất đối xứng đạt được khi không có sự đối xứng.Khi tất cả các yếu tố được xếp đặt không có sự đối xứng với nhau, cân bằng bất đối xứng được thiết lập.

Luật cân bằng được áp dụng trong rất nhiều thiết kế mà tiêu biểu là thiết kế logo.

The law of rhythm: luật nhịp điệu

Nhịp điệu dùng để tạo nên sự dịch chuyển và điều hướng của tầm nhìn. Nó xảy ra khi các yếu tố trong 1 bố cục được lặp lại. Nhịp điệu được tạo ra bằng cách tạo nên 1 dòng chảy êm đềm của tầm nhìn. Nhịp điệu được dùng như 1 đường dẫn mà do đó mắt chúng ta có thể đọc được những phần quan trọng của 1 thông tin. Nó còn được gọi là 1 mẫu thức của nghệ thuật. Nhịp điệu rất quan trọng vì nó đóng 1 vai trò sống còn trong cuộc sống vật chất của chúng ta. Nhịp điệu giúp chúng ta nhìn nhận ra trật tự của thế giới chung quanh.

Nhịp điệu có thể tạo nên bằng 3 cách đó là: sự lặp lại, dùng chuỗi và dùng sự liên tục. Người nghệ sĩ, thông thường sủ dụng tất cả các hình thức của nhịp điệu trong 1 bố cục. Họ phát triển thành 1 sự liên kết của nhịp điệu trong xây dựng, vẽ, các sản phẩm thủ công… 1 cách nhuần nhuyễn và khéo léo để tạo nên 1 tổng thể tuyệt vời.

The law of emphasis: luật nhấn mạnh

Những yếu tố cần phải nối bật thì sẽ cần được nhấn mạnh. Sự nhấn được tạo ra bởi sự sắp đặ các yếu tố 1 cách hợp lý. Hoặc đặt chúng ở vị trí đáng được chú ý bằng cách dùng sự tương phản, có nghĩa là làm chúng nổi bật lên bằng những nét đặc trưng như màu sắc, hình dạng, tỉ lệ. Sự nhấn mạnh hoặc tương phản mang lại sự muôn màu muôn vẻ cho 1 mẫu thiết kế. Một số loại tương phản phổ biến là: cong và thẳng, rộng và hẹp, hoa mỹ và xù xì …Nhấn mạnh bằng tương phản xuất phát từ rất nhiều phương cách, nhưng cách phổ biến nhất có lẽ là dùng màu sắc. Sự tương phản về đường nét, hình dạng và kích thước làm nên ưu thế của 1 chi tiết so với tổng thể. Thí dụ như 1 đóa hoa được đặt trước 1 bức tường tĩnh lặng và đơn sắc thu được hiệu quả nhiều hơn trong 1 môi trường ồn ào náo nhiệt.

The law of unity: luật đồng nhất

Sự đồng nhất hoặc hài hòa tạo nên sự liên kết giữa các yếu tố trong 1 diện mạo. Nó là sự cân bằng phù hợp của tất cả các yếu tố để tạo nên 1 tổng thể dễ chịu. Sự đồng nhất được phản ảnh trong tổng thể hài hòa. Sự đồng nhất ám chỉ đến sự hợp nhất của tất cả các yếu tố trong 1 mẫu thiết kế, nơi mà mỗi phần khác nhau hỗ trợ những phần còn lại và tất cả sự kết hợp đó làm thành 1 khối nghệ thuật đồng nhất. Nó đạt được bằng cách sử dụng sự liên tục và sự hài hòa.

The law of simplicity: luật đơn giản

Sự đơn giản trong thiết kế dẫn đến sự nhận thức chủ đề 1 cách dễ dàng hơn. Sự đơn giản là thực sự cần thiết, đặc biệt trong mẫu thiết kế, để tạo nên sự rõ ràng, sáng sủa.

The law of proportion: luật cân xứng

Luật cân xứng là mối quan hệ giữa hình dạng và kích thước. Nó giúp cho chúng ta đạt được sự cân bằng, đồng nhất cho 1 mẫu thiết kế. Để có được 1 sự cân xứng tốt thì các yếu tố phải được chiều chỉnh. Sự điều chỉnh kích thước của các yếu tố với 1 sự cân xứng hoàn hảo tạo nên 1 mẫu thiết kế tốt. Đó chính là sự liên quan giữa kích thước của các yếu tố với nhau, và với sự cân xứng tổng thể. Sự cân xứng bao gồm những mối liên quan đó là liên quan về chiều cao, chiều rộng, chiều sâu và không gian chung quanh.

Khoảng không gian mở xung quanh 1 chủ đề tạo nên 1 yếu tố gọi là tỉ lệ. Chúng ta có thể thấy rằng tỉ lệ liên quan mật thiết đến cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Chúng ta đi vào siêu thị để mua 1 cái đèn ngủ trang trí cho căn phòng và tìm được 1 cái ngỡ là phù hợp trong con mắt chúng ta lúc đó. Nhưng khi về nhà thì mới nhận thấy rằng nó quá to so với căn phòng. Chúng ta không thay đổi gì ở cái đèn, nhưng đối với không gian chung quanh đã có sự thay đổi về tỉ lệ. Đối với thiết kế cũng vậy. Bạn cứ ngỡ rằng nó rất phù hợp trên màn hình vi tính, nhưng khi in ra thì đó là cả 1 khoảng cách không thể không xem xét. Vì vậy tại sao người ta phải in những maquette đen trắng (ở những công ty nước ngoài người ta in đến hàng chục maquette như vậy) để tìm ra 1 mẫu thiết kế phù hợp nhất.

Do đó có thể nói rằng tỉ lệ là 1 yếu tố quan trọng nhất trong thiết kế, mặc dù nó chỉ được xếp ở vị trí thứ 6 trong những yếu tố của thiết kế (các yếu tố kia là đường nét, phương hướng, hình dạng, màu sắc, chất liệu và độ sáng tối).

Tóm lại, những nguyên lý của thiết kế là những nguyên tắc cơ bản được ghi nhớ và áp dụng đi kèm với suy nghĩ và cảm xúc của người nghệ sĩ hoặc nhà thiết kế. Những nguyên lý đó được soạn thành luật lệ cho những phương pháp làm việc, mà nguời nghệ sĩ đã rút ra qua bao nhiêu thế kỉ trải nghiệm, thực hành cũng như có những sai sót thực tế. Vì vậy tất cả những gì của ngày nay chúng ta được học tập là những tinh hoa của hàng trăm năm lịch sử thiết kế nói chung và thiết kế đồ hoạ nói riêng. Cùng với sự sáng tạo của mình kết hợp với những luật cơ bản trong thiết kế nói trên, chắc chắn các bạn sẽ đưa thiết kế đồ hoạ của VN phát triển lên tầm quốc tế.

(sưu tầm)


Page 4 of 12 «...23456...»