Blog thiết kế in ấn

Những điều đáng sợ trong Thiết Kế Đồ Họa

Những điều đáng sợ trong Thiết Kế Đồ Họa – 5 sai lầm khủng khiếp

Không hoàn hảo là một phần trong mỗi con người. Một ý tưởng hay một concept có thể hoàn mỹ, nhưng trong quá trình thực hiện sẽ luôn mắc phải những sai lầm. Tương tự như trường hợp của các graphic designer, những người phấn đấu cho sự hoàn hảo nhưng hiếm khi đạt được điều đó trong những nỗ lực của mình. Nhưng sự thật là…nếu bạn không phạm sai lầm, làm thế nào bạn rút kinh nghiệm? Oscar Wilde từng nói: “Kinh nghiệm là tên của những điều được sinh ra từ sai lầm của bạn”. Đặc biệt khi bạn bắt đầu như một newbie designer, sự sợ hãi trong thiết kế đồ họa là vô số. Nhưng như bạn trưởng thành trên một cánh đồng và trải qua cuộc sống thực tế, bạn học hỏi từ sai lầm của chính bản thân. Dưới đây là một cái nhìn về những sai lầm phổ biến mà các Designer hay mắc phải:

1. Chệch khỏi mục tiêu


Bạn phải xem một trang web được trình bày vô cùng bắt mắt nhưng không tập trung và tạo được sự nổi bật cho sản phẩm và dịch vụ mà nó bán. Bỏ qua chuyện nó xuất hiện ấn tượng tuyệt vời như thế nào, nó sẽ chệch quan điểm ngay từ đầu nếu nó không thực tế. Ngay cả trong phát triển hệ thống nhận dạng thương hiệu, có một số mẫu thiết kế logo nổi bật từ bên ngoài, nhưng không đạt yêu cầu của khách hàng vì thiếu chất lượng. Hãy xem xét hệ thống nhận dạng được thiết kế cho Burnley City dưới đây. Đầu tiên bạn có thể vô cùng choáng với sự sặc sỡ ở vẻ ngoài của logo này, nhưng thiếu đi ý nghĩ đặc biệt bên trong, nó chệch khỏi mục tiêu cốt lõi.

2. Sáng tạo liều lĩnh


“Sự quá mức thường gây ra phản ứng ngược.” Đây là lời của triết gia vĩ đại Plato về việc lạm dụng mọi thứ một cách quá mức. Bạn cũng từng xem qua các thiết kế khác nhau và những tác phẩm nghệ thuật rực rỡ đầy sáng tạo, nhưng lại không hiệu quả. Đó là vì nó biến mọi thứ thành một mớ hỗn độn. Tương tự trong trường hợp của việc sáng tạo. Đôi khi, các Graphic Designer gây ra sai lầm trong việc quá nuông chiều sự sáng tạo liều lĩnh của bản thân. Trong quá trình trình bày, họ thêm vào nhiều yếu tố và làm hỏng vẻ đẹp của thiết kế. Cho dù bạn làm điều đó để giải thích mục đích cốt lõi trong thiết kế của mình, nó vẫn sẽ tạo sự nhầm lẫn và gây khó chịu cho người xem.

3. Làm để thỏa mãn sở thích cá nhân


Nếu bạn nghĩ rằng tác phẩm của mình cần nhìn đẹp trong Portfolio hơn là làm vì khách hàng, đã đến lúc suy nghĩ lại. Những dạng Designer-Ích-Kỉ hiếm khi nào làm tác động đến khách hàng của họ mà không kéo dài công việc. Khi bạn thiết kế chỉ vì mục đích xây dựng Portfolio của mình, bạn sẽ lạc hoàn toàn khỏi việc làm đúng ý kiến khách hàng đề ra. Bạn không thể hy sinh mục tiêu kinh doanh thành công của khách hàng để đổi lấy sự ấn tượng cho Portfolio Thiết Kế Đồ Họa của bạn.

4. Quá phụ thuộc vào cảm hứng

Trong đa số nỗ lực thiết kế đồ họa, các Designer thường xuyên tìm kiếm cảm hứng để lên ý tưởng. Điều này có thể được thực hiện với sự giúp đỡ của các nguồn tài nguyên trên mạng, những tập sách thiết kế hoặc thảo luận với những người trong cộng đồng sáng tạo. Đôi khi, các Designer bị mâu thuẫn từ chính các ý tưởng của mình do tiếp xúc với quá nhiều nguồn ý kiến khác nhau. Điều này xảy ra khi bạn phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cảm hứng để lên ý tưởng hơn là sử dụng bản năng sáng tạo của mình. Nó cũng làm suy giảm tính độc đáo và khả năng làm việc độc lập của bạn.

5. Bị công khai phản hồi tiêu cực


Công việc của một Graphic Designer là tiếp nhận ý kiến của khách hàng và từ đó xây dựng thành một hình ảnh có ý nghĩa. Điều đó sẽ được hoàn thiện khi bạn theo đúng chính xác những ý kiến tóm tắt về thiết kế mong muốn của khách hàng. Một trong những nỗi sợ lớn nhất của Designer là nhận những phản hồi tiêu cực công khai đối với thiết kế của mình. Xem xét logo của Olympics London 2012 . Được thiết kế bởi Wolff Olins, logo này gân chú ý cho toàn thế giới bởi các sai lầm trầm trọng. Vì các tài liệu tham khảo của nó không phù hợp với sự cấm kỵ của một số đối tượng, thiết kế này đã nhận được nhiều chỉ trích trên blogosphere.

Không có nghề nghiệp nào trên thế giới tránh được rủi ro và lo lắng về sự thất bại. Bạn phải sẵn sàng để đối mặt với các cú sốc và thất bại theo cách của mình. Thay vì khóc như trẻ con làm đổ sữa, bạn nên rút kinh nghiệm từ những sai lầm của mình và chuẩn bị cho các thách thức trong tương lai.

 

0
  Bài viết liên quan
  • No related posts found.