Blog thiết kế in ấn

Công nghệ In Barcode

Năm 1932, một nhóm nhỏ các sinh viên Khoa Quản Trị Kinh Doanh của trường Đại Học Hardvard Hoa Kỳ mà dẫn đầu là Wallace Flint, đã tiến hành một dự án đầy tham vọng. Dự án này đề xuất rằng, các khách hàng chọn lựa hàng hoá trong Catalog theo ý muốn bằng cách gỡ ra các thẻ có bấm lỗ tương ứng trong Catalog đó.

I.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH:
Các thẻ có bấm lỗ này được chuyển đến cho người kiểm phiếu, người này đặt các thẻ vào trong một máy đọc. Khi ấy hệ thống sẽ rút hàng hoá trong kho 1 cách tự động và giao nó cho quầy tính tiền. Hoá đơn tính tiền được giao cho khách và hồ sơ thống kê hàng hoá sẽ được cập nhật.

Barcode ngày nay bắt đầu vào năm 1948. Bernard Silver, một sinh viên tốt nghiệp Học Viện Công Nghệ Drexel thuộc Bang Philadelphia, đã nghe lõm được vị Chủ tịch của một Liên hiệp sản xuất thức ăn dây chuyền nhờ Ban quản lý nhà trường đảm trách việc nghiên cứu phát triển một hệ thống tự động đọc các thông tin trong sản phẩm trong quá trình kiểm tra tính tiền. Silver đã kể cho bạn của ông ta là ông Norman Joseph Woodland về lời yêu cầu của vị Chủ tịch Liên Hiệp sản xuất thức ăn dây chuyền này. Woodland là một sinh viên tốt nghiệp đại học 27 tuổi và là giáo viên ở Drexel. Vấn đề này đã hấp dẫn Woodland và ông ta bắt đầu nghiên cứu về đề tài này.

Vào ngày 20/10/1949, Woodland và Silver đã lập thủ tục xin cấp bằng phát minh “Phương pháp và Dụng cụ phân loại”. Các nhà phát minh đã mô tả phát minh của họ là có liên quan đến “nghệ thuật phân loại các món hàng…. thông qua các phương tiện nhận dạng mẫu”.

Phần lớn lịch sử Barcode đều cho rằng barcode của 2 ông Silver và Woodland là ký hiệu “mắt bò”, một loại ký hiệu được tạo thành bởi một loạt các vòng tròn đồng tâm. Trong khi Woodland và Silver đã mô tả 1 ký hiệu như vậy, thì người ta đã mô tả ký hiệu cơ bản của mã vạch là những mẫu vạch thẳng khá giống như loại barcode 1D ngày nay.

Ký hiệu này được tạo ra từ một mẫu 4 vạch trắng trên một nền sậm. Vạch đầu tiên là vạch dữ liệu và vị trí của 3 vạch còn lại được ấn định có liên quan đến vạch đầu tiên. Thông tin được mã hoá theo sự “có” hoặc “không có” 1 hoặc vài vạch trong số các vạch này. Điều này cho phép có 7 sự phân loại hàng hoá khác nhau. Tuy nhiên các nhà phát minh lưu ý rằng nếu bổ sung thêm nhiều vạch hơn nữa thì sẽ mã hoá được nhiều chủng loại hơn. Với 10 vạch có thể mã hoá được 1023 chủng loại.

Sự kiện mà thực sự đã đưa barcode vào các ứng dụng công nghiệp xảy ra vào ngày 1/9/1981 khi Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ chấp thuận việc sử dụng Code 39 để đánh dấu tất cả các sản phẩm bán cho quân đội Hoa Kỳ. Hệ thống này được gọi là LOGMARS.

II. CẤU TRÚC BARCODE:
Nội dung của mã vạch là thông tin về sản phẩm như: Nước sản xuất, tên doanh nghiệp, lô, tiêu chuẩn chất lượng đăng ký, thông tin về kích thước sản phẩm, nơi kiểm tra…
Ví dụ: cấu trúc của loại mã UPC

Ghi chú:
• Số đầu tiên bên trái: xác định loại mã Barcode đang được sử dụng.
• số tiếp theo: mã người sản xuất (được khai báo và lưu trữ tại UPC Distribution Data Bank ở Washington)
• 5 số tiếp theo: mã sản phẩm
• Số cuối: kiểm tra lỗi, giúp bảo đảm độ chính xác trong quá trình quét.
• Vạch dấu trái: xác định điểm bắt đầu cho máy quét.
• Vạch xác định mã: chức năng tương đương như “số đầu tiên bên trái”
• Vạch mã người sản xuất: thông tin về người sản xuất.
• Vạch mã sản phẩm: thông tin về sản phẩm
• Vạch dấu giữa: điểm tham khảo cho máy quét phân chia giữa người sản xuất và sản phẩm.
• Vạch mã kiểm tra lỗi: chức năng tương đương “số cuối”
• Vạch dấu phải: xác điểm kết thúc cho máy quét.

III. PHÂN LOẠI BARCODE – PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT TƯỢNG TRƯNG:
1. Chuyển đổi thông tin của sản phẩm và mã vạch được gọi là biểu đạt tượng trưng.
• Phân loại Barcode theo thuộc tính: chia làm 3 loại

• Các quy trình biểu đạt tượng trưng tuyến tính có thể phân loại chủ yếu theo hai thuộc tính

• Liên tục hay Rời rạc: Các ký tự trong biểu đạt tượng trưng Liên tục được tiếp giáp với nhau, với một ký tự kết thúc bằng khoảng trống và ký tự tiếp theo bắt đầu bằng vạch, hoặc ngược lại. Các ký tự trong biểu đạt tượng trưng Rời rạc bắt đầu và kết thúc bằng vạch; không gian giữa các ký tự bị bỏ qua, cho đến chừng nào mà nó đủ rộng để thiết bị đọc coi như là mã kết thúc.

• Hai hay Nhiều độ rộng các vạch: Các vạch và các khoảng trống trong biểu đạt tượng trưng Hai độ rộng là rộng hay hẹp. Vạch rộng rộng bao nhiêu lần so với vạch hẹp không có giá trị gì đáng kể trong việc nhận dạng ký tự (thông thường độ rộng của vạch rộng bằng 2-3 lần vạch hẹp). Các vạch và khoảng trống trong biểu đạt tượng trưng Nhiều độ rộng là các bội số của độ rộng cơ bản gọi là modul; phần lớn các loại mã vạch này sử dụng bốn độ rộng lần lượt bằng 1, 2, 3 và 4 modul.

• Các mã vạch cụm chứa mã vạch tuyến tính cùng một loại nhưng được lặp lại theo chiều đứng trong nhiều hàng.
• Có nhiều chủng loại mã vạch 2D. Phần lớn là các ma trận mã, nó là tập hợp các modul mẫu dạng điểm hay vuông phân bổ trên lưới mẫu. Các mã vạch 2D cũng có thể có các dạng nhìn thấy khác nhau. Cùng với các mẫu vòng tròn đồng tâm, thì còn một số mã vạch 2D có sử dụng kỹ thuật in ẩn (steganography) bằng cách ẩn mảng các modul khác nhau về kích thước hay hình dạng trong các hình ảnh đặc thù riêng (ví dụ như của mã vạch DataGlyph).

2. Các dạng mã vạch:
a) Các mã vạch tuyến tính

b) Các mã vạch cụm

c) Mã vạch 2D

0
  Bài viết liên quan
  • No related posts found.