Font chữ hay Việt nam mình hay gọi là phông chữ, chúng ta hay sử dụng ít khi để ý đến nó – nhưng phân tích ra cũng lằng nhằng phết .
Có ba loại font chữ chính:
1. Font Bitmap ( cái này cho ngày xưa bây giờ thấy có vẻ ít ai dùng tới nên ko diễn giải)
2. Font PostScript (Có thể hiểu nôm na la font chữ được viết cho máy in bằng phần mềm tóan học gì đó chia làm 2 phần: 1 phần cho chúng tá nhìn thấy trên màn hình để dễ hình dung – 1 phần là font cho máy in hiểu để in font đó ra)
3. Font True Type: Font mà chúng ta nhìn thấy trên màn hình hoàn toàn giống như sẽ nhìn thấy khi in tài liệu đó ra. Hơn nữa các font True Type đều có thể thay đổi ti lệ, có nghĩa là không có vấn đề gì khi chọn cỡ font, chúng sẽ nhìn thấy chính xác cỡ đã chọn trên màn hình. Chúng ta đa phần xài font này
Chúng ta cũng có thể sử dụng cả hai: font PostScript và font True Type. Nhưng đặc biệt, hỗn hợp font PostScript và font True Type luôn luôn có tên tương tự nhau. Ví dụ: Không có font Helvetica True Type và font Helve PostScript được cài đặt trong cùng hệ thống font.
Các kiểu font chữ thông dụng
1. Font Serif : Font chữ có chân (VD như time new roman)
2. Font Sans Serif: Font chữ không chân (VD như arial)
rất dễ nhầm san với chả không san: mấy bạn thiết kế nhớ để ý nhé thiết kế font chữ có chân nhỏ quá mà đi in lưới kích thước nhỏ quá là có ngày mất chân chữ là đền hàng ốm.
3. Font Symbol: Là loại font chữ mà các ký tự có hình dáng những ký hiệu đặc biệt, những biểu tượng, chúng ta hay dùng chèn công thức tóan học …
4. Font Script: Có hình dạng dựa theo các kiểu chữ viết tay rất đẹp
5. Font Dingbats: là các hình họa được thay thế vào các vị trí của font chữ
6. Font Gothic: Là các ký tự được thiết kế bay bướm theo kiểu la mã thường dùng cho các chữ cái đầu trong các cuốn tiểu thuyết.
Trong font chữ như bạn đã biết còn phân biệt ra font đậm, nghiêng, gạch chân, điểm chú ý là mỗi font nay tuy cùng họ nhưng là một file riêng biệt – nên khi sao chép chuyển file nhở chuyển cả họ font đi cùng.
Trong các họ font ví dụ Helvetica: sẽ chia ra nhiều nhánh nhỏ cùng họ.
VD:
Helvetica Narrow (font chư hẹp) nếu chúng ta cần nhiều thông tin trên một dòng chẳng hạn – nên dùng loại narrow này.
Helvetica Extra (font nới rộng) nếu cần ít ký tự che lấp khoảng trắng ta có thể xài loại này mà vẫn cùng thuộc tính
Nhiều font chữ được đặt hàng thiết kế đặc biệt để phát triển thương hiệu cho một hãng – hoặc một nhãn hiệu cái này rất hiếm nếu muốn sử dụng chúng ta phải mua bản quyền.
Chúng ta cũng không nên cài quá nhiều font chữ vào máy tính vì sẽ gây ra chậm tốc độ của máy – trường hợp cần sử dụng nhiều font thì nên cài phần mềm quản lý font sử dụng font nào thì tích vào đó lấy ra sử dụng để đỡ tốn tài nguyên máy tính.
ShareOCT
2011