Thiết kế đồ hoạ là một lĩnh vực luôn cập nhật và thay đổi nhanh chóng, cả về tính sáng tạo lẫn kỹ thuật, và trong khi ta còn dễ dàng theo kịp nhịp độ phát triển của nó, thì hãy cố gắng tự học hỏi, trau dồi các kỹ năng, kỹ thuật mới. Việc này nhằm giúp ích cho sự tiến bộ của chúng ta và đẩy chúng ta ra khỏi các giới hạn sáng tạo trong chính bản thân mình.
Khi còn ở trường thiết kế, việc học hỏi về nghề khá dễ dàng và thuận lợi hơn với tôi vì ở nơi đấy xung quanh tôi còn được tạo điều kiện và bao bọc bởi một môi trường đầy nguồn cảm hứng cùng các hoạt động bổ ích nhằm giúp ích cho sự hiểu biết về ngành nghề. Nhưng khi tốt nghiệp, tôi bắt đầu lo sợ việc học hỏi của mình không còn được như trước, không có môi trường thuận lợi để học tập. Do vậy tôi đã suy nghĩ các cách để tạo cho mình một nền tảng nhằm tiếp tục việc tự học cho bản thân càng phát triển càng tốt, cũng là để để tôi trở nên tích cực hơn nữa trong lĩnh vực thiết kế. Tôi quyết tâm không để nghề nghiệp thiết kế của mình phát triển một cách chậm chạp, nói đúng hơn là tiến xa và tiến bộ hơn nữa với thời gian.
Dưới đây là một vài mẹo, bài tập và thực hành nhằm giúp ích cho tôi tiếp tục việc học hỏi, phát triển tính sáng tạo và trở thành một nhà thiết kế giỏi hơn.
Mỗi khi nhìn thấy một tác phẩm thiết kế truyền cảm hứng đến bạn, hãy giữ lấy nó, mang nó về nhà và bỏ ngay vào bộ sưu tập. Tôi có hàng trăm mẫu tờ rơi, áp phích, và những sản phẩm khác đã thu thập, sưu tầm được hàng năm trời, chúng được xếp cẩn thận vào những danh mục và thùng riêng, nhờ đó giúp tôi có thể nhanh chóng tìm chúng khi cần – chúng sẽ là một nguồn cảm hứng tuyệt vời khi bạn cần đến. Thậm chí ngay cả khi cà phê Starbucks đưa ra sáng tạo mẫu báo nhỏ hàng tuần.
Có một bộ sưu tập sách lớn và bao quát luôn là điều thiết yếu cho việc học tập. Tôi cố gắng mua ít nhất một quyển sách mỗi 2 tuần một lần về nhiều thể loại như cảm hứng, đào tạo (đồ họa) và các chủ đề về kỹ thuật.
Dù cố gắng đến mấy tôi cũng không thể có được khối lượng thông tin cần thiết , do vậy tôi phải học bằng việc đọc các blog của các nhà thiết kế giỏi khác. Thế giới web là một nguồn tài nguyên thông tin vô giá – hãy tận dụng ưu điểm đó và sử dụng chúng một cách hiệu quả.
Chỉ bắt đầu với blog này cách đây một vài tháng, tôi thấy nó cực kỳ hữu ích trong việc học hỏi và trau dồi bản thân. Nó làm cho tôi nhận thức rỏ hơn về công việc thiết kế và cộng đồng thiết kế, từ đó ứng dụng và phân tích những điều đó vào công việc của mình.
Là một nhà thiết kế tự do, gia nhập cộng đồng thiết kế trong thế giới trực tuyến là một điều nên làm. Không chỉ giữ cho bạn “luôn làm mới mình” trong thế giới thiết kế, nó còn rất có ích cho việc nhận xét, thảo luận, phê bình. Thật tuyệt khi là ông chủ của chính bạn, nhưng mặt trái của nhà thiết kế hành nghề tự do là không có bất kỳ một phản hồi nào, không ai phê bình, phân tích những tác phẩm của bạn nhằm giúp bạn tiến bộ lên cả.
Những thiết kế bạn thích nhưng không thể mang nó về nhà được, thì sao? Giái pháp cho vấn đề này là: một chiếc máy ảnh (hoặc điện thoại có chức năng chụp ảnh), chúng sẽ rất hữu dụng trong những lúc như vậy. Bạn chỉ cần chụp và nó sẽ trở thành một trong những thứ bạn sưu tập được. Tôi dùng trang Evernote để cất giữ những thứ như vậy; hình ảnh về các thiết kế kiến trúc, kết cấu, hình dạng của bóng đổ trên tường… Về cơ bản là bất kỳ thứ gì gây thú vị đối với bạn thì hãy chụp nó, nếu bạn không thể lấy nó đi.
Bất cứ khi nào tự thấy bản thân mình có thời gian rỗi. Tôi tạo ra ngay các dự án ảo. Tạo ra một thương hiệu ảo cho một công ty. Thiết kế một logo, bộ nhận diện văn phòng, ấn phảm quảng cáo cầm tay, thiết kế web. Rất hay khi làm những điều này một lần trong khoảng thời gian bởi vì nó duy trì nguồn cảm hứng thiết kế trong ta và cho phép sự sáng tạo của ta hoạt động một cách “hoang dã” không giới hạn. Sự sáng tạo thường dễ bị “giam cầm”, hoặc theo lối mòn khi khách hàng bắt đầu áp đặt và những tác phẩm của bạn khi đó không còn là “của bạn” nữa.
Không muốn tạo một thương hiệu ảo? Vậy hãy thử thiết kế lại các tác phẩm của người khác. Điều này giúp bạn phân tích được những gì mà người khác làm chưa tốt và những gì bạn sẽ có thể làm tốt hơn.
Điều này có thể có cảm giác giống như sau: “Ôi của mình làm đây sao! Mình đã nghĩ cái gì vậy nhỉ ?! tống khứ nó ngay lập tức thôi!”, nhưng điều quan trọng là vãn phải giữ nó lại. Vì nếu bạn đang tiến bộ, nó sẽ giúp bạn nhìn thấy những khuyết điểm của mình và từ đó phát triển thêm các kỹ năng của bạn. Thay vì ném chúng đi hoặc nhấn nút “delete”, hãy thử làm lại chúng lần nữa.
Vài tháng một lần tôi tham dự các buổi giảng của các nhà thiết kế tại các trường địa phương và các trường đại học. Và tôi luôn học được một đến hai điều mới từ các nơi đó.
Tham dự các buổi thuyết trình là một cách tuyệt vời để gặp gỡ các nhà thiết kế khác. Tôi luôn cố gắng tim những nhà thiết kế có kinh nghiệm và giỏi hơn mình. Tôi biết – thật khó chấp nhận một người nào đó tài năng hơn bạn, nhưng tạo sự kết nối với những người có trình độ và kỹ năng cao hơn bạn, sẽ đẩy bạn làm việc chăm chỉ hơn và học hỏi nhiều hơn nữa.
Nhiều trường cao đẳng cho phép đăng ký lớp học mà không cần ghi danh toàn khóa. Những nơi đấy sẽ không chỉ dạy bạn một số điều mới về mặt kỹ thuật, mà còn đưa bạn trở lại, gặp gỡ các lớp của chính đồng nghiệp bạn.
Cách đây một năm, một người bạn của tôi, bắt đầu một “chuyến du lịch các studio toàn quốc” (national studio tour) những nơi anh đi qua và đã phỏng vấn hơn 100 các studio thiết kế khác nhau. Anh bạn đó nói rằng những trải nghiệm có được thật tuyệt và học được rất nhiều điều bằng cách đặt câu hỏi mà ở các trường thiết kế có thể bạn không bao giờ nhận được trả lời. Trong chuyến đi đó anh cũng đã gặp được nhiều mối liên hệ hữu ích.
Mỗi lần đi du lịch một nước khác, tôi trở lại và cảm thấy tràn đầy cảm hứng. Trải nghiệm từ các nền văn hoá khác nhau và nhìn thấy các tác phẩm nghệ thuật của họ, mở ra cho tâm trí một thế giới hoàn toàn mới. Tôi chỉ mong mình có thể đi du lịch nhiều nhiều hơn nữa.
Bất cứ khi nào “chất xám” ở tình trạng cạn kiệt, tôi cố gắng thử một cái gì đó mới hoặc làm cái gì đó hoàn toàn không lien quan đến thiết kế. Để tâm trí thả lỏng và “chơi” với những điều mới mẻ khác, thường khi bát tay lại với công việc bạn sẽ có một cách tiếp cận hoàn toàn thú vị.
Sổ tay phác thảo giúp ích bạn rất nhiều trong việc thoát khỏi sự “tắc tịt” ý tưởng khi làm việc trên máy. Nó giúp cho ý tưởng trong bạn được thông suốt một cách nhanh chóng. Hãy xem những điều các nhà thiết kế khác nói về tầm quan trọng của việc phác thảo ở đây và ở đây
ShareNOV
2011