Khi có ý tưởng cho ra đời 1 ấn phẩm thì việc chọn loại giấy nào cho phù hợp không phải là một việc dễ dàng và đơn giản; bởi lẽ ngoài giá thành sản xuất (phụ thuộc vào giấy mắc tiền hay rẻ tiền) còn phải đảm bảo tính mỹ thuật và hiệu quả sử dụng… Để mọi người có cái nhìn tổng thể về các loại giấy được sử dụng phổ biến trong ngành in ngày nay, kythuatin.com xin giới thiệu bài viết về về chủ đề này
Giấy và những đặc tính cơ bản của giấy
Giấy in là một trong những nguyên liệu chính được sử dụng trong ngành in. Về cơ bản, giấy được sản xuất từ bột gỗ như tre, nứa, bông, đay… và ngay cả nguồn giấy vụn thu hồi (còn gọi là sơ sợi tái sinh, hay thứ cấp )…. Đó chính là nguồn sơ sợi cellulose trong thực vật, hay tất cả nguyên liệu có chứa cellulose. Ngoài bột giấy (cellulose) trong giấy còn có các phụ gia nhằm tăng độ trắng, độ mịn, nhẵn, độ phản quang… Phụ gia được sử dụng phổ biến cho các loại giấy in được gọi là chất độn. Các lọai giấy có sử dụng chất độn còn được gọi là giấy tráng phấn hay giấy tráng phủ (coated paper)
Chất độn là những chất màu trắng, mịn, không tan trong nước cho thêm vào huyền phù bột giấy để làm tăng một số tính năng quan trọng của giấy như độ trắng, độ đục, độ mịn, độ láng, giảm sự biến dạng của giấy khi gặp nước và làm giảm giá thành của giấy. Các chất độn thường sử dụng như bột đá vôi CaCO3, cao lanh Al2SO3, bột talc MgO.SiO3.nH2O, TiO2…
Chất độn cho vào huyền phù bột giấy sẽ lấp đầy các khoảng trống giữa các xơ sợi. Hầu hết các loại giấy đều dùng chất độn. Nhược điểm của chất độn làm làm giảm liên kết giữa các xơ sợi dẫn chứng bằng độ giảm độ kháng đứt, độ cứng…Hàm lượng chất độn được sử dụng có thể lên đến 20 – 35%.
Giấy sản xuất trong ngành in thường có dạng cuộn (phần lớn các cuộn được cắt thành tờ rời theo khổ chuẩn để phục vụ cho các nhà in). Ngoài khổ giấy, thì giấy in còn có 1 số đặc tính kỹ thuật như sau:
1. Độ dày của giấy (thickness; caliper): đây là một trong những thông số quan trọng của giấy. Trong những điều kiện xác định thì cùng với sự tăng chiều dày là sự thay đổi về độ bền, khả năng chịu biết dạng nén và độ xuyên thấu, phản quang… của giấy. Giấy in thường có độ dày từ 0.03 – 0.25mm, trừ giấy cacton có thể có độ dày đến hơn 3mm.
2. Định lượng giấy (basis weight): là trọng lượng của 1 mét vuông giấy (gms). Giấy in thông thường có định lượng từ 38gms – 500gms, riêng giấy cacton thì có thể đạt tới định lượng 2000gms. Định lượng giấy thường tỉ lệ thuận với độ dày và độ cứng của giấy.
3. Độ tro (ash content): Trọng lượng vật liệu còn lại sau khi nung trong điều kiện tiêu chuẩn của phương pháp thử. Hay nói cách khác là lượng tro thu được sau khi đốt giấy. Lượng tro đó chính là lượng khoáng chất vô cơ (phụ gia) có trong thành phần của giấy. Đơn vị tính là độ tro %, giấy thông thường có độ tro trung bình từ 18-23%.
4. Độ trắng ISO (ISO brightness): Hệ số phản xạ ánh sáng của tấm bột giấy, tờ giấy theo phản xạ của vật khếch tán lý tưởng tại chiều dài bước sóng 457nm được xác định trên thiết bị đo tiêu chuẩn được quy định trong phương pháp thử. Độ trắng được đặc trưng bằng tỷ lệ phần trăm so với độ trắng chuẩn của Brarioxít (công thức hóa học là BaO). Các loại giấy cho chất lượng hình ảnh in tốt phải có độ trắng từ 70% trở lên..
5. Độ thấu khí (air permeability): Đặc tính của tờ giấy biểu thị khả năng cho phép không khí đi qua cấu trúc xơ sợi của nó, được xác định bằng phương pháp thử tiêu chuẩn. Độ thấu khí càng cao thì khả năng biến dạng của tờ giấy khi chịu biến dạng nén càng lớn.
6. Tính ổn định kích thước (dimensional stability): Khả năng giữ được hình dạng và kích thước của giấy khi độ ẩm thay đổi, hoặc dưới các tác động khác như: sự thay đổi của môi trường xung quanh, các ứng suất vật lý, cơ học trong quá trình in và các thao tác khi gia công hoặc khi sử dụng. Tính ổn định kích thước của giấy càng cao thì khả năng dãn giấy càng thấp giúp việc chồng màu in được chính xác hơn.
7. Độ nhẵn (smoothness): Tính chất đặc trưng để đánh giá mức độ phẳng của bề mặt giấy. Tính chất này được xác định trong các phương pháp thử tiêu chuẩn. Giấy in có độ nhẵn càng cao thì cho chất lượng sau khi in càng tốt.
8. Độ ẩm (moisture content): Là lượng nước có trong vật liệu. Thực tế đó là tỷ số của trọng lượng mất đi của mẫu thử, khi sấy trong điều kiện tiêu chuẩn của phương pháp thử và trọng lượng của mẫu thử tại thời điểm lấy mẫu, đơn vị biểu thị là %. Đặc là đặc điểm cần lưu ý khi in trên các máy in có sử dụng hệ thống xấy nhiệt để in các lạo mực như UV, vecni…
9. Độ chịu bục (bursting strenght): Áp lực tác dụng vuông góc lên bề mặt lớn nhất mà mẫu thử chịu được trước khi bục trong điều kiện xác định của phương pháp thử tiêu chuẩn. Đối với các lọai giấy dày dùng để làm hộp thì đòi hỏi phải có chỉ số chịu bục lớn để đảm bảo chất lượng trong các công đoạn cấn, bế…sau khi in.
10. Độ chịu kéo (tensile strenght): Lực kéo lớn nhất mà mẫu thử chịu được trước khi đứt trong điều kiện xác định của phương pháp thử tiêu chuẩn.
11. Độ dài đứt (breaking lenght): Chiều dài tính được của băng giấy với chiều rộng đồng nhất có trọng lượng đủ nặng để làm đứt chính nó khi treo một đầu lên.
12. Độ dãn dài (stretch at break): Độ dãn dài đo được tại thời điểm đứt của băng giấy các cáctông khi nó được kéo dãn dưới điều kiện xác định của phương pháp thử tiêu chuẩn; đơn vị biểu thị thường là % so với chiều dài ban đầu của mẫu thử.
Khi sản xuất các túi giấy, tùy vào mục đích sử dụng mà ta chọn loại giấy có độ chịu kéo, độ dài đứt và độ dãn dài phù hợp
13. Độ hút nước (absorbency): Khả năng hấp thụ và giữ lại khi tiếp xúc với nước của giấy; hoặc tốc độ hút nước, được xác định bằng các phương pháp thử tiêu chuẩn.
14. Độ đục (opacity): Tỷ số được biểu thị bằng % của lượng ánh sáng phản xạ từ một tờ giấy đặt trên vật chuẩn màu đen và lượng ánh sáng phản xạ của chính tờ giấy đó đặt trên vật chuẩn màu trắng trong điều kiện của phương pháp thử tiêu chuẩn.
Cấu trúc bế mặt giấy in thông thường
Cấu trúc bế mặt giấy in nano siêu bền
Kích thước giấy thông dụng sử dụng trong ngành in (khổ giấy in)
Có rất nhiều tiêu chuẩn về tỷ lệ giấy được sử dụng ở các quốc gia khác nhau và ở những giai đoạn khác nhau trong lịch sử. Tuy nhiên, ngày nay trên thế giới hai tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến và gần như được mặt đinh là chuẩn chung cho tất cả các quốc gia là hệ thống tiêu chuẩn của Tổ chức tiêu chuẩn thế giới ISO (qui chuẩn các loại giấy A4, A3, B3, C3….) và hệ thống tiêu chuẩn được sử dụng ở khu vực Bắc Mỹ (qui chuẩn cho khổ lettter, legel, ledger, …) Hai hệ thống tỷ lệ này đã ảnh hưởng tích cực đến việc sản xuất và sử dụng văn phòng phẩm đặt biệt là máy in, photo và các thiết bị in ấn.
Tiêu chuẩn quốc tế (ISO)
Khổ giấy theo tiêu chuẩn quốc tế EN ISO 216 xuất phát từ chuẩn DIN 476 do Viện tiêu chuẩn Đức (Deutschen Institut für Normung – DIN) đưa ra năm 1922. Đặc điểm kích thước giấy ở tiêu chuẩn này như sau:
– Kích thước luôn viết chiều ngắn hơn trước
– Tất cả các khổ trong các dãy A, B và C đều là các hình chữ nhật với tỷ lệ 2 cạnh là căn bậc 2 của 2, xấp xỉ 1.414
– Diện tích của khổ A0 quy định là 1m². Các cạnh của khổ A0 do đó được xác định là 841x1189mm
– Các khổ trong cùng dãy được theo thứ tự xác định lùi, khổ sau có diện tích bằng 50% diện tích khổ trước (được chia bằng cách cắt khổ trước theo đường cắt song song với cạnh ngắn)
+ Các khổ của dãy B được suy ra bằng cách lấy trung bình nhân các khổ kế tiếp nhau của dãy A
+ Các khổ của dãy C được suy ra bằng cách lấy trung bình nhân các khổ của dãy A và B tương ứng
+ Các khổ của dãy A, B và C được tính toán thành bảng số liệu sau đây:
(Đơn vị tính bằng mm)Tiêu chuẩn Bắc Mỹ
– Kích thước tiêu chuẩn hiện hành giấy Mỹ dựa trên cơ sở các khổ gốc sau: “Letter”, “Legal”, và “Ledger”/”Tabloid” là các khổ mở rộng cho công việc hàng ngày. Khổ Letter dựa trên đơn vị đo inch (8.5″ x 11″ = 215.9mm x 279.4mm)
(Đơn vị tính bằng inch)Các loại giấy thông dụng sử dụng trong ngành in
Trên thị trường hiện tại có rất nhiều loại giấy được sử dụng trong in ấn, theo thống kê không chính thức thì đã có hơn 100 loại được phân biệt dựa vào mục đích sử dụng hay thành phần chất phụ gia có trong giấy. Trong ngành in Offset, giấy được chia ra làm 2 loại chính, đó là giấy có tráng phủ (coated papers) và giấy không tráng phủ (uncoated papers).
Giấy tráng phủ (coated papers) là những loại giấy có bề mặt láng bóng và có độ phản xạ ánh sáng cao (nhờ lớp tráng phủ làm tăng độ chắn sáng) giúp cho việc tái tạo tạo màu sắc được trung thực nên hình in rất đẹp. Lớp tráng phủ được sử dụng nhiều nhất là cao lanh, bột đá và cũng có loại giấy được tráng phủ bằng lớp kim loại (giấy metalines). Có loại tráng phủ 1 mặt và 2 mặt. Các loại giấy trong nhóm này được sử dụng phổ biến là:
+ Giấy Couche, couche matt (loại này có độ mịn cao hơn Couche thường nên nhìn vào bề mặt giấy có cảm giác mờ): Đây là 2 loại giấy thông dụng được sử dụng trong in các sách, báo, tạp chí cao cấp, cataloge, brouchure và các ấn phẩm quảng cáo khác.
+ Briston, Ivory (có độ cứng cao hơn giấy couche cùng định lượng): thường được sử dụng để in hộp cao cấp như hộp mỹ phẩm, hộp thuốc tây, túi xách giấy, lịch treo tường…
+ Duplex (thường có định lượng từ 250gms trở lên): Đây là loại giấy dầy được sử dụng nhiều trong in bao bì hộp có kích thước lớn.
+ Giấy Decal: có 1 mặt đước tráng phủ keo và bối thêm 1 lớp đế.
Trong các lọai giấy được tráng phủ này còn có giấy Cristal được tráng keo giêlatin nên bóng láng như gương.
Độ bóng của giấy tráng phấn dễ dàng được nhận biết khi cuốn cong tờ giấyGiấy không tráng phủ (uncoated papers) là những loại giấy có bế mặt nhám, không láng bóng. Tuy nhiên tùy vào độ trắng khác nhau mà giấy không tráng phủ cũng cho chất lượng màu sắc hình ảnh cũng khác nhau. Thông thường khi in trên lạoi giấy này thì độ sắc nét của hình ảnh chỉ đạt mức trung bình khá. Một đặc điểm khác biệt cơ bản của loại giấy này so với giấy tráng phủ là có thể viết lên trên mặt giấy bằng những loại viết thông thường. Các loại giấy trong nhóm này được sử dụng phổ biến là:
+ Giấy Fo trắng: giấy được nhập khẩu hoặc sản xuất tại Việt Nam của các công ty như Bãi Bằng, Tân Mai… Loại giấy này có độ trắng cao (từ 68% trở lên). Đây là lọai giấy được sử dụng nhiều trong in bao thư, giấy tiêu đề, photocopy trong văn phòng, in sách 1 đến 2 màu…
+ Giấy Fo vàng: Giấy có độ trắng thấp (dưới 60%) và thường ngã sang màu vàng. Giấy. Loại giấy này thường được sử dụng trong in sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Ưu thế của loại giấy này là giá thành rẻ do sản xuất trong nước của các công ty sản xuất giấy như Bãi Bằng, Tân Mai, Đồng Nai…
+ Giấy Kraft: là giấy làm từ bột giấy hóa học của gỗ mềm xử lý bởi các quá trình kraft. Giấy Kraft có tính chất đanh và dẻo dai và tương đối thô. Các grammage là bình thường 50-135 g / cm2. Giấy Kraft thường là màu nâu nhưng có thể được tẩy trắng để sản xuất giấy trắng. Giấy kraft thường được làm túi hàng tạp phẩm , bao tải multiwall, phong bì thư và đóng gói khác
Giấy Kraft được làm thành bao hồ sơ+ Giấy cacbonless: đây là loại giấy dùng để in hóa đơn, phiếu nhều liên. Trên bề mặt giấy có phủ một lớp thuốc, dưới áp lực lớp thuốc này sẽ vỡ ra và tạo thành phần tử in trên giấy.
+ Giấy mỹ thuật: loại giấy khi nhìn vào thấy lớp gân theo thớ giấy, loại giấy này thường có nhiều màu và nhiều loại gân đựơc sử dụng trong in thiệp mời, lịch, cardvisit cao cấp…Đặc biệt giấy này khi đem in phun màu (inject) cho chất lượng màu sắc rất tốt.
Mẫu giấy mỹ thuật (art paper)
kythuatin.com
ShareDEC
2011