Tram
Tram là thành tựu quan trọng nhất trong việc phục chế các hình ảnh, bài mẫu màu, mà trong đó các hình ảnh và bài mẫu có độ đậm nhạt về màu sắc khác nhau. Tram hiểu theo ý nghĩa thực tế đó là những điểm cực nhỏ mang các thông số màu của bài mẫu và được tái tạo lại trên tờ in, việc quản lý các thông số về màu sắc cũng như các độ đậm nhạt của bài mẫu. Cùng với việc phát minh ra phương pháp in bốn màu chuẩn càng làm cho việc tái tạo lại các bài mẫu và hình ảnh một cách chính xác hơn. Các bản in thể hiện được sự mềm mại của tầng thứ, sự dịu dàng của các sắc thái màu, và sự tinh tế của các chi tiết.
Trước đâ khi các hệ thống điện tử và tia laser ra đời, người ta sử dụng Tram Distant (còn gọi là tram kính, Tram khoảng cách) Tram Contact (Tram tiếp xúc) để phục chế các hình ảnh, sau đó nhờ thành tựu của các ngành công nghiệp điện tử nhất là ngành công nghiệp thông tin được áp dụng vào ngành in ấn mà trong đó Tram điện tử là một thành tựu.
Tram điện tử:
Tram điện tử là thành tựu của ngành công nghiệp in hiện đại, nó có nhiều ưu điểm vượt trội so với các loại tram cổ điển. Tuy nhiên tram điện tử cũng chỉ là bước phát triển tiếp theo của quá trình tram hóa hình ảnh, cho nên cơ sở lý thuyết vẩn dựa vào tram đã có trước đó.
Ở đây chỉ nêu lên ba thành phần chủ yếu trong cơ sở lý thuyết về tram có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo và xử lý với tram điện tử.
– Góc lệch tram: Góc lệch tram chỉ định nghĩa cho các loại tram có phần tử phân bố đều đặn góc lệch của tram được định nghĩa bằng độ lệch của cấu trúc so với góc vuông. Đơn vị để đo độ lệch là “độ” đó là góc lệch tuyệt đối của tram. Khi in chồng các tram sẽ có góc lệch tương đối với nhau. (góc lệch theo chiều kim đồng hồ). Trong quá trình in chồng màu (in offset) góc lệch tram (hay còn gọi là góc xoay tram) là một yếu tố rất quan trọng trong việc tái tạo màu sắc trên tờ in thường trong khi xuất phim người ta sẽ quy định góc lệch tram cho từng màu in.
– Hiện tượng more: Khi chúng ta in chồng màu có thể có những đường sọc hay từng nhóm điểm xuất hiện. Hiện tượng này gọi là hiện tượng more. Nguyên nhân của hiện tượng more là do vị trí tương đối của các hạt tram khác nhau dẫn đến sự tổng hợp màu khác nhau.
– Mật độ tram: Mật độ tram (Screen frequency) được đo bằng số đường trên đơn vị chiều dài (Lpi). Những đường này tạo thành lưới tram, trên lưới tram này gồm những hạt tram cả diện tích thay đổi được tạo thành từ điểm ghi của mấy ghi phim. Mật độ tram càng lớn thì hình ảnh phục chế được càng chi tiết. Tuy nhiên còn tùy thuộc vào phương pháp in và loại ấn phẩm. Để tái tạo được một ảnh chất lượng có mật độ tram thích hợp còn tùy thuộc vào độ phân giải của ảnh và độ phân giải của máy ghi phim.
Nguyên tắc tái tạo màu trên bài in thông qua tram:
Việc tái tạo lại các loại màu sắc trên một bài in trong các phương pháp in hiện nay đều thông qua đối tượng chính là tram. Nguyên lý thực hiện việc tái tạo màu và thông qua diện tích các điểm tram và góc xoay giữ các điểm tram này.
Ở đây chúng ta không nên hiểu lầm một khái niệm là khi in chồng màu thì các hạ tram sẽ nằm chồng khie1t lên nhau, vì nếu theo đúng nguyên tác như vậy thì sau khi in xong màu đen chúng ta sẽ chỉ nhận được một bài in là toàn bộ màu đen. Khi in chồng màu các hạt tram sẽ dung nguyên tắc chồng màu, nằm chồng lên nhau nhưng chúng sẽ xoay theo một góc quy định nào đó tính theo góc vuông.
Ví dụ: Màu Cyan góc xoay tram là 15 độ so với góc vuông, hạt tram màu Magenta: 75 độ, hạ tram màu Yellow là 0-90 độ, hạt tram màu Black là 45 độ.
Điều này cho phép khi chúng ta nhìn lên tổng thể bài in các màu sắc sẽ hòa trộn lại với nhau và tạo cho chúng ta cảm giác về sự thể hiện màu sắc. Đây là nguyên tắc tái tạo màu trên một bài in.
Nhưng chúng ta cũng không thể định mật độ tram một cách tùy ý mà tùy thuộc vào vật liệu in, phương pháp in cũng như tùy thuộc mục đích in của sản phẩm đó mà chúng ta định mật độ lưới tram một cách thích hợp.
Ví dụ:
+ Mật độ tram cho các sản phẩm in trên các loại báo thông thường (loại báo in trên giấy nhám, nhiều bụi) là từ 65 đến 90 LPI.
+ Mật độ tram cho sản phẩm in trên các loại giấy nhám không tráng phấn thường là 80 đến 120 LPI.
+ Mật độ lưới tram cho sản phẩm in trên các loại giấy láng có tráng phấn thường là 150 đến 175 LPI.
Xuất phim:
Xuất phim là công đoạn cuối cùng của quá trình chế bản trước khi in. Tùy thuộc vào số màu in của bài mẫu mà ta xuất ra bao nhiêu tờ phim, thông thường khi in bốn màu cơ bản khi xuất phim ta sẽ nhận được bốn tờ phim, trong trường hợp phải in them màu thứ năm thì ta phải xuất thêm một phim nữa, khi in màu pha thì ta có thể giảm bớt hoặc xuất thêm phim nữa.
File khi ta đem đi xuất phim thường là các file có đuôi dạng: .PSD, .EPS hay .TIFF đây là các dạng file thường cho ra ảnh tốt nhất. Trong các chương trình đồ họa trước khi xuất phim ta cần phải kiểm tra các nội dung cần in vì khi xuất ra thành phim ta không thể sửa chữa được. Kiểm tra hệ thống xuất phim tự động. Cần ghi cụ thể vào phiếu sản xuất của cơ sở xuất phim: Kích thước xuất phim, mật độ hạt tram là bao nhiêu, xuất bao nhiêu màu, ghi cụ thể file xuất phim.
ShareMAR
2012