Trong lĩnh vực kỹ thuật đặc biệt này, chỉ tồn tại rất ít các tài liệu chuyên ngành nghiêm chỉnh, đáng để tham khảo, có thể bời vì nó sẽ bị đa phần các người trong giới in nhầm lẫn. Ngay cả các nguồn tài liệu chính thống của giảng viên các trường đại học cũng một phần nào đó bị tác động từ các nhà chế tạo thiết bị in và do đó cũng không chính xác lắm.
Điều này dẫn đến một vài lời giải thích, phỏng đoán, giả thuyết không xác thực hoặc lẫn lộn vô tình được chấp nhận. Từ lí do đặc biệt này, sẽ rất hữu ích cho những người “ngoại đạo” cũng như trong giới “in” một sự định hướng rõ rệt về điểm khác biệt giữa Offset “khô” và những phương pháp na ná, tương tự như nó.
1/ Các cách gọi khác của “Phương pháp Offset khô” (Trockenoffset)
Thuật ngữ này dùng để chỉ sự truyền mực gián tiếp cho phương pháp in cao (Flexo, Letterpress) và vì thế rất vô lí khi ta xếp phương pháp này vào dạng in Offset “khô”.
Trong tiếng Anh người ta phân biệt giữa waterless Offset và Letterset (Letter Offset). Ngay cả tiếng Việt của ta cũng thế, khi dịch ra thì nghe là in offset “khô” nên hẳn nhiên sẽ có một sự nhầm lẫn trong đó giữa Offset “khô” thật sự và phương pháp in khác. Ở Đức, người ta phân biệt ra giữa Wasserloser Offset (Offset “khô” đúng nghĩa) và Trockenoffset (Flexo, Letterpress gián tiếp), nhưng chữ Trocken cũng có nghĩa là khô trong tiếng Việt.
Sự nhầm lẫn còn diễn ra với cả công thức mực in cho 2 loại in trên vì cả 2 cùng là mực in có độ nhớt cao.
Một số khái niệm sai lệch, nhầm lẫn trong in offset khô
2/ Cách gọi khác : “Phương pháp Offset không dùng DDLA“ (Offset ohne Feuchtmittel)
Về mặt lí thuyết, ta có thể sử dụng 1 Dung Dịch (DD) chất lỏng xin tạm gọi là DD phân tách (Trennmittel) trong mực in Offset “khô”, nghĩa là trở lại với dạng “nhũ tương in”. DD phân tách tại vòng lăn thứ nhất sẽ được truyền lên bề mặt Silikon và sẽ ngăn chặn mực in không bám lên đó. Đây là một thí nghiệm mô phỏng của hãng Sun Chemical Hartmann, và đã được trình bày, xuất bản (“weak fluid boundary layer”, WFBL). Với sự trợ giúp của dầu Silikon, giả thuyết này có vẻ hợp lý, và do đó dầu Silikon này lại là…một Dung Dịch Làm Ẩm (DDLA).
3/ Cách gọi khác của “Phương pháp Offset không có hệ thống DDLA” (feuchtwerkloser Offsetdruck)
Các nhà chế tạo mực in đã có nhiều tiến hành thử nghiệm, chế tạo loại mực in 2 trong 1, tức là chứa sẵn DDLA bên trong nó, hay nói đúng hơn là “nhũ tương in”. Từ đó ta chỉ còn 1 loại DD “nhũ tương in” duy nhất mà không cần đến hệ thống DDLA. Tuy nhiên những thử nghiệm này không thể tồn tại được khi đem ra thương mại hóa.
4/ Dầu khoáng được sử dụng như là DD phân tách
Các thí nghiệm giả thuyết về DD phân tách chỉ có thể được ứng dụng chế tạo “nhũ tương in” như việc sử dụng dầu Silikon cho mực in. Dầu khoáng (Mineralöl) trong mực Offset “khô” có sức căng bề mặt khoảng 27 [mN/m] và dầu lanh (Leinöl) với sức căng bề mặt 30 [mN/m] sẽ không bao giờ liên kết được bề mặt Silikon với sức căng bề mặt chỉ 20 [mN/m].
Ngoài ra, dầu khoáng cũng chỉ thích hợp cho phần tử in, có khả năng bám lên nó và không có khả năng tạo liên kết với vùng không in, vì dầu khoáng là 1 thành phần chính của mực in, ở đây có thể xem là phần xương sống của mực in.
5/ PP Offset “khô” bằng phương pháp in lõm không dao gạt”
PP in Offset “khô” cho ra hình ảnh in sắc nét và ít hiện tượng gia tăng tầng thứ vì điểm in nắm thấp hơn so với phần tử không in, nghĩa là có đặc tính của PP in lõm.
Ngược lại, trong in Offset “ướt”, điểm tram về mặt thực tiễn vẫn nằm cao hơn phần tử không in và do đó cũng có sự tác động cơ học đến hạt tram như ở PP in cao (Flexo,…), nghĩa là hạt tram sẽ bị ép phình to ra các biên (Quetschränder). Đây lại là điểm sai rõ rệt, bởi vì thực tế có những bản in Offset “ướt”mà trên đó phần tử in vẫn….nằm thấp hơn phần tử không in, tiêu biểu là bản in cầu tạo từ nhiều kim loại (Mehrmetallplatten : bản 2 lớp Kim loại Bimetall,…). Vì thế người ta không thể tái tạo được tram 300 đường/cm. Điều này được giải thích ở cách chế tạo phần tử in. Đây là những phương pháp không thể nhầm lẫn trong in phẳng.
6/ Offset khô thân thiện với môi trường
Một thực tế phải công nhận là không có quá trình kỹ thuật nào lại có thể thân thiện với môi trường được. Cụ thể hoá hơn chúng ta phải phân biệt rõ giữa những tác động có tính cần thiết và có ý nghĩa, cũng như lớn và nhỏ. Tác hại của Isopropanol là điểm chính trong sự cân bằng, nhưng cũng có PP in Offset “ướt” không dùng côn Isopropanol. Tác hại của nước thải cũng là một trường hợp điển hình cho lí lẽ kinh tế, bởi vì những ngừơi thợ in chuyên nghiệp luôn biết cách xử lí nước thải một cách chính xác mà không đổ trực tiếp ra hệ thống kênh nước, sông ao hồ hay hệ thống thoát nuớc. Đáng tiếc là điều này vẫn chưa được chú trọng lắm, nhất là với các nhà in ở Việt nam.
Nguồn: internet
ShareAPR
2012